Bài Lực đàn hồi của lò xo. Rất hay

Chia sẻ bởi Trần Văn Thuận | Ngày 25/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Bài Lực đàn hồi của lò xo. Rất hay thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:.....................
Ngày dạy:......................


Tiết 20:Bài 12. LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm về điểm đặt và hướng lực đàn hồi của lò xo.
- Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo.
- Nêu được các đặc điểm về hướng của lực căng dây và lực pháp tuyến.
2.Kỹ năng
- Biễu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn hoặc bị nén.
- Sử dụng được lực kế để đo lực, biết giới hạn đo của dụng cụ trước khi sử dụng.
- Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập trong bài.
3.Thái độ
Có thái độ yêu thích bộ môn, và có liên hệ trong thực tiễn với bài học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Một vài lò xo, các quả cân có trọng lượng như nhau, thước đo, lực kế.
2. Học sinh:
Ôn lại kiến thức về lực đàn hồi của lò xo ở THCS.
III. Phương pháp:
Đàm thoại kết hợp vấn đáp gợi mở
IV. Tổ chức giờ học :
Lớp
 10A1
 10A3
 10A5

 Sĩ Số




1. Khởi động
- Mục tiêu: Ôn tập kiến thức cũ
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng dạy học: sách giáo khoa
- Cách tiến hành: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn, viết biểu thức ?
2. Tổ chức hoạt động dạy học:
2.1 Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Xác định hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng dạy học: sách giáo khoa
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản

GV: Lấy một lò xo cho hs quan sát? y/c vẽ hình lò xo lên bảng từ đó xác định trục của lò xo.
HS; Thực hiện y/c
GV: Tiến hành dùng hai tay kéo 2 đầu lò xo giãn ra một đoạn nhỏ ( hoặc nén )
CH: Hai tay có chịu tác dụng lực do lò xo tác dụng không? Nếu có lực đó có phương chiều như thế nào? Biểu diễn trên hình vẽ
HS: Theo định luật III hai tay chịu tác dụng lực do lò xo tác dụng lên, vẽ hình
CH: Khi buông tay hiện tượng gì sẽ sảy ra?
HS: Lò xo trở về rạng thái ban đầu
GV: NX Chính xác
TB: Lực giúp lò xo trở về trạng thái ban đầu là lực đàn hồi của lò xo
Y/C: Cho biết hướng và điểm đặt lực đàn hồi của lò xo
HS: Tiếp thu ghi nhớ và trả lời yc gv
 I. Hướng và điểm đặt của lực dẫn hồi của lò xo:
- Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc với lò xo làm nó biến dạng.
- Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại sự biến dạng, nếu lò xo bị giãn thì nó có xu hướng co lại hoặc nếu bị nén thì nó có xu hướng giãn ra đến trạng thái ban đầu.Lực đàn hồi ngược hướng với ngoại lực.

2.2 Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo.
- Thời gian: 25 phút
- Đồ dùng dạy học: sách giáo khoa
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản

CH: Muốn lò xo giãn nhiều ta làm thế nào? Lực đàn hồi thay đổi thế nào?
HS: Kéo mạnh lò xo khi đó lực đàn hồi tăng lên (
GV: NX Chính xác hóa
CH: Vậy độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc yếu tố nào? Làm thế nào xác định được mối liên hệ đó đề xuất phương án kiểm tra
HS: Làm thí nghiệm
GV: NX Chính xác hóa. YC hoạt động nhóm (10 phút ) đọc mục II.1 sgk-tr71. xử lí số liệu bảng 12.1-tr 71 cho biết mối liên hệ giữa Fđh và độ biến dạng
HS: Thực hiện theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày thu được kết quả chung là Fđh và độ biến dạng của lò xo tỉ lệ thuận với nhau
GV: NX Chính xác hóa chỉ ra giới hạn đàn hồi lò xo và định luật húc
HS: Tiếp thu ghi nhớ

 II. Độ lớn của lực đàn hồi lò xo. Định luật húc:
1.Thí nghiệm:
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)