Bài KSCL Tiếng Việt đầu năm 6

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thu Hằng | Ngày 18/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài KSCL Tiếng Việt đầu năm 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
BÀI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Tiếng Việt - Lớp: 6
Phần: Đọc hiểu
(Thời gian: 30 phút- Không kể thời gian giao đề)


Họ và tên HS:.........................................................................Lớp:............................
Trường:.....................................................................................
Giám thị:...................................................................................
Giám khảo:............................................................................... .

A. Đọc thầm bài văn sau:
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương xông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà...hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
( Theo Băng Sơn )

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu?
A. Do mùi thơm của nước hoa.
B. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
C. Do mùi thơm của nồi cơm gạo mới.

Câu 2: Trong câu: “Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất”, từ “đó” chỉ cái gì?
A. Đất quê
B. Làng
C. Làn hương quen thuộc của đất quê.
Câu 3: Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới?
A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
B. Hương hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
C. Hương hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.
Câu 4: Tại sao tác giả lại cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm “mộc mạc chân chất”?
A. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
B. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
C. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
Câu 5: Từ “làn hương” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 6: Câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể Ai là gì? B. Câu kể Ai làm gì? C. Câu kể Ai thế nào?
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” là gì?
A. Tháng ba
 B. tháng tư
 C. hoa cau

Câu 8: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi nhẹ bay đến, rồi thoáng cái lại bay đi.
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu.
Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm toàn những từ láy?
A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
B. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
C. rơm rạ, rậm rạp, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Câu 10: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)