Bài kiểm tra - tác phẩm kinh điểm CNXHKH
Chia sẻ bởi Lê Thị Chung |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: bài kiểm tra - tác phẩm kinh điểm CNXHKH thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
BÀI KIỂM TRA
MÔN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CNXHKH
Họ và tên:
Lớp: cao học CNXH (2010-2012)
MSSHV:
Đề: Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Bài làm
Cách đây một trăm sáu mươi ba năm, vào tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản - do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo - ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại của phong trào công nhân quốc tế, đánh dấu bước ngoặt chuyển biến căn bản của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học. Từ đó, phong trào vô sản có lý luận tiền phong và cương lĩnh cách mạng soi đường, vượt qua giai đoạn tự phát, bước vào giai đoạn tự giác. Trải qua bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, mặc dù các thế lực thù địch, phản động, cơ hội và xét lại trên thế giới luôn cấu kết với nhau tìm mọi cách chống phá, phủ nhận, nhưng tính đúng đắn và khoa học của các nguyên lý cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn chứa đựng những giá trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Trước hết, về mặt lý luận Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã thuyết giảng sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, của giai cấp công nhân - là lực lượng xã hội có sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Xã hội tư bản mà điển hình nhất là các nước tư bản ở Châu Âu và nước Anh giữa thế kỷ XIX là một thực thể kinh tế - xã hội và một thể chế chính trị - xã hội phức tạp, vừa đang định hình quyền lực thống trị trong tay giai cấp tư sản vừa đang tích tụ những mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp đối kháng: Tư sản và vô sản. Đây là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong lòng xã hội TBCN. Trong sự phong phú của các mô hình xã hội, các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của thời đại mình đang sống, C.Mác và Ph.Ăngghen nhận rõ sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa như một tất yếu từ trong lòng xã hội phong kiến đã tan rã. Bằng sự phân tích khách quan, khoa học, Mác và Ăngghen đã khẳng định tính cách mạng, tiến bộ, hợp quy luật của sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, mà khởi đầu từ sự phát triển của đại công nghiệp. Nhờ sử dụng máy móc hiện đại, cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh tự do, mở rộng thị trường... xã hội tư bản đã tạo ra một khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt khổng lồ. Guồng máy sản xuất và trao đổi vì mục tiêu lợi nhuận không ngừng tăng lên, vận hành gần như hết công suất. Nhưng, chính cuộc chạy đua săn tìm lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh tự do ấy đã dẫn đến tình trạng quá thừa sản xuất, trao đổi và hàng hóa. Hậu quả là, nền sản xuất xã hội lâm vào khủng hoảng mà sự nghiêm trọng của nó tới mức đe doạ sự sống còn của chế độ sở hữu tư nhân - nền tảng xây dựng nên chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cội nguồn sâu xa của vấn đề trên như Tuyên ngôn đã chỉ rõ - nằm chính ngay trong mâu thuẫn giữa nền tảng tạo nên chủ nghĩa tư bản - chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - với sản phẩm mà nó tạo ra - lực lượng sản xuất công nghiệp hóa. Sự chật hẹp của quan hệ sản xuất tư bản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa rộng lớn là nguyên nhân cơ bản dẫn chế độ kinh tế tư bản đến chỗ sẽ phải sụp đổ. Giai cấp tư sản tất yếu phải bảo vệ lợi ích và quyền lực của mình, tìm ra những thủ đoạn và cách thức để duy trì chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa rộng lớn tất yếu mâu thuẫn, không dung hợp với sự chật hẹp của chế độ tư hữu. Vì thế, lối thoát của lịch sử chỉ có thể là thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Quy luật khách quan của lịch sử là quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất. Chỉ có chế độ công hữu về TLSX mới là hình thức xã hội hóa của QHSX mới đủ sức dung nạp LLSX đang ngày càng lớn lên. Chính điều đó cho thấy PTSX tư bản chủ nghĩa tất yếu phải bị thay thế bởi PTSX CSCN và CNTB tất yếu phải bị CNXH, CNCS phủ định
MÔN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CNXHKH
Họ và tên:
Lớp: cao học CNXH (2010-2012)
MSSHV:
Đề: Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Bài làm
Cách đây một trăm sáu mươi ba năm, vào tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản - do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo - ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại của phong trào công nhân quốc tế, đánh dấu bước ngoặt chuyển biến căn bản của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học. Từ đó, phong trào vô sản có lý luận tiền phong và cương lĩnh cách mạng soi đường, vượt qua giai đoạn tự phát, bước vào giai đoạn tự giác. Trải qua bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, mặc dù các thế lực thù địch, phản động, cơ hội và xét lại trên thế giới luôn cấu kết với nhau tìm mọi cách chống phá, phủ nhận, nhưng tính đúng đắn và khoa học của các nguyên lý cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn chứa đựng những giá trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Trước hết, về mặt lý luận Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã thuyết giảng sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, của giai cấp công nhân - là lực lượng xã hội có sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Xã hội tư bản mà điển hình nhất là các nước tư bản ở Châu Âu và nước Anh giữa thế kỷ XIX là một thực thể kinh tế - xã hội và một thể chế chính trị - xã hội phức tạp, vừa đang định hình quyền lực thống trị trong tay giai cấp tư sản vừa đang tích tụ những mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp đối kháng: Tư sản và vô sản. Đây là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong lòng xã hội TBCN. Trong sự phong phú của các mô hình xã hội, các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của thời đại mình đang sống, C.Mác và Ph.Ăngghen nhận rõ sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa như một tất yếu từ trong lòng xã hội phong kiến đã tan rã. Bằng sự phân tích khách quan, khoa học, Mác và Ăngghen đã khẳng định tính cách mạng, tiến bộ, hợp quy luật của sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, mà khởi đầu từ sự phát triển của đại công nghiệp. Nhờ sử dụng máy móc hiện đại, cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh tự do, mở rộng thị trường... xã hội tư bản đã tạo ra một khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt khổng lồ. Guồng máy sản xuất và trao đổi vì mục tiêu lợi nhuận không ngừng tăng lên, vận hành gần như hết công suất. Nhưng, chính cuộc chạy đua săn tìm lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh tự do ấy đã dẫn đến tình trạng quá thừa sản xuất, trao đổi và hàng hóa. Hậu quả là, nền sản xuất xã hội lâm vào khủng hoảng mà sự nghiêm trọng của nó tới mức đe doạ sự sống còn của chế độ sở hữu tư nhân - nền tảng xây dựng nên chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cội nguồn sâu xa của vấn đề trên như Tuyên ngôn đã chỉ rõ - nằm chính ngay trong mâu thuẫn giữa nền tảng tạo nên chủ nghĩa tư bản - chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - với sản phẩm mà nó tạo ra - lực lượng sản xuất công nghiệp hóa. Sự chật hẹp của quan hệ sản xuất tư bản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa rộng lớn là nguyên nhân cơ bản dẫn chế độ kinh tế tư bản đến chỗ sẽ phải sụp đổ. Giai cấp tư sản tất yếu phải bảo vệ lợi ích và quyền lực của mình, tìm ra những thủ đoạn và cách thức để duy trì chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa rộng lớn tất yếu mâu thuẫn, không dung hợp với sự chật hẹp của chế độ tư hữu. Vì thế, lối thoát của lịch sử chỉ có thể là thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Quy luật khách quan của lịch sử là quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất. Chỉ có chế độ công hữu về TLSX mới là hình thức xã hội hóa của QHSX mới đủ sức dung nạp LLSX đang ngày càng lớn lên. Chính điều đó cho thấy PTSX tư bản chủ nghĩa tất yếu phải bị thay thế bởi PTSX CSCN và CNTB tất yếu phải bị CNXH, CNCS phủ định
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)