Bai kiem tra RLPT Doi

Chia sẻ bởi Văn Minh Đức | Ngày 10/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bai kiem tra RLPT Doi thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG T.H NGUYỄN HUỆ
*********************************
BÀI KIỂM TRA: CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN PHỤ TRÁCH ĐỘI.
HỌ VÀ TÊN: VĂN MINH ĐỨC.
ĐƠN VỊ: LIÊN ĐỘI TRƯỜNG T.H NGUYỄN HUỆ.
Câu hỏi.
Anh (chị ) hãy cho biết đặc điểm tâm sinh lý, phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh của giáo viên TPT.
Xây dựng kế hoạch tổ chức 1 hoạt động tại liên đội.
Bài làm.
Câu1. Giáo viên TPT đội cần nắm vững đặc điểm về tâm lý lứa tuổi của TNNĐ để vận dụng vào việc tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ em.
- Cần nắm vững về tâm lý hoạt động của TNNĐ là hoạt động theo nhóm để vận dụng vào việc tổ chức các hoạt động, học tập rèn luyện cho đội viên – nhi đồng.
- Giáo viên TPT cần nắm vững về tâm lý của giới và tuổi vị thành niên để vận dụng vào việc tổ chức các hoạt động và định hướng trong công tác giáo dục.
Từ những hiểu biết về tâm lý như đã nêu, GV TPT mới có thể xử lý một cách linh hoạt các tình huống sư phạm trong các hoạt động của thiếu nhi; trong các mối quan hệ giữa đội viên với đội viên, đội viên với thiếu niên - nhi đồng;trong các mối quan hệ giữa thầy cô giáo, anh chị phụ trách với đội viên; trong các mối quan hệ của lứa tuổi vị thành niên; trong các mối quan hệ giữa cha mẹ anh chị với thiếu nhi và trong các mối quan hệ giữa xã hội đối với đội viên thiếu niên nhi đồng.
* Phương pháp công tác đội TNTP Hồ Chí Minh của GV TPT bao gồm.
a/ Phương pháp tiếp cận, tìm hiểu gần gũi thiếu nhi: GV TPT phải là người yêu trẻ, thích làm việc với trẻ, nghĩa là cùng hòa nhập, vui chơi , cùng sinh hoạt với các em. Biết tôn trong và tin tưởng các em, biết đề cao vai trò và động viên các em khi làm việc tốt. Người GV TPT đội phải yêu thương, quan tâm chăm sóc thực sự đến các em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em thiệt thòi không nơi nương tựa.
Từ những tình cảm đó sẽ tạo cho các em một niềm tin để lớn lên, để học làm người. Những mẫu hình các anh – chị phụ trách được các em yêu mến, quí trọng và làm theo sẽ có tác dụng giáo dục sâu sắc, giúp các em học một lối sống có mục đích, có lí tưởng, có trách nhiệm và hợp tác để làm những việc có ích cho tập thể, cho xã hội.
b/ Phương pháp kế hoạch hóa: GV TPT phải nắm được chương trình năm học của HĐĐ các cấp, chương trình dạy – học của trường để xây dựng kế hoạch tổng thể của liên đội trong suốt năm học. Một bản kế hoạch được xem là đầy đủ cụ thể nó được bao hàm những yêu cầu như:
+ Nội dung công việc phải làm.
+ Người phụ trách chính.
+ Lực lượng phụ trách chính.
+ Lực lượng tham gia trực tiếp ( Lực lượng tổ chức, điều hành ).
+ Lực lượng phối hợp, cộng tác viên.
+ Cơ sở vật chất và kinh phí tối thiểu.
+ Người kiểm tra đôn đốc giám sát.
+ Địa điểm, thời gian.
+ Dự kiến tình huống bất trắc có thể xẩy ra.
Kế hoạch này phải được trình bày trước tập thể, BGH nhà trường để xin thêm ý kiến chỉ đạo và đưa vào chương trình hoạt động của trường ngay từ đầu năm học. Sau đó TPT đưa ra chi đoàn bàn bạc thảo luận và phân công thực hiện sao cho có hiệu quả nhất.
c/ Phương pháp bồi dưỡng, phát huy vai trò tự quản của đội: Bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, cần thiết của người phụ trách. Công tác bồi dưỡng cần đảm bảo các nội dung sau:
+ Bồi dưỡng phương pháp công tác của Ban Chỉ huy.
+ Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của Ban Chỉ huy.
+ Bồi dưỡng tác phong của Ban Chỉ huy.
+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội.
- Công tác bồi dưỡng có các hình thức sau.
+ Bồi dưỡng định kỳ.
+ Bồi dưỡng thường xuyên.
+ Bồi dưỡng theo chuyên đề.
+ Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn.
+ Bồi dưỡng thông qua các cuộc họp BCH.
+ Bồi dưỡng thông qua mở lớp tập trung.
+ Bồi dưỡng thông qua công tác thực tế.
Sau khi bồi dưỡng các em đã có đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và phương pháp tổ chức các hoạt động của đội thì các em sẽ tự phát huy tính sáng và vai trò tự quản của mình trong công tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văn Minh Đức
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)