Bài kiểm tra Nguyên lý 1 Chủ Nghĩa Mác- Lênin
Chia sẻ bởi Văn Thị Diệu Hiền |
Ngày 18/10/2018 |
71
Chia sẻ tài liệu: Bài kiểm tra Nguyên lý 1 Chủ Nghĩa Mác- Lênin thuộc Tiếng Anh 7
Nội dung tài liệu:
CÂU 1:Chủ nghĩa Mác- Lênin được cấu thành bởi những bộ phận cơ bản nào?
Gồm 3 bộ phận cơ bản sau:
+ Triết học Mác- Lênin
+ Kinh tế chính trị học Mác- Lênin
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
CÂU 2: Hãy kể tên những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật.
Gồm 3 hình thức cơ bản sau:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phát thời cổ đại
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng
CÂU 3: Những phát hiện khoa học nào (giai đoạn những năm cuối thế kỉ XIX đầu XX) đã góp phần chỉ ra sai lầm trong quan niệm về vật chất của triết học duy vật trước Mác?
Năm 1895: Rơnghen phát hiện ra tia X
Năm 1896: A.H.Beccoren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ
Năm 1897: J.J.Tomxon phát hiện ra điện tử
Năm 1901: Kaufman phát hiện ra mối quan hệ giữa vận tốc và khối lượng của điện tử
Năm 1905: A.Anhxtanh công bố thuyết tương đối
CÂU 4: Vật chất có thể tồn tại tách rời với vận động hay không? Tại sao?
Không. Vì vận động chính là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc
tính cố hữu của vật chất.
CÂU 5: Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa hình thức vận động của vật chất ( theo cách phân chia của Ph. Ăngghen)
XÃ HỘI
SINH
HÓA
LÝ
CƠ
CÂU 6: Phản ánh là gì?
Là năng lực giữ lại, tái hiện lại ở cấu trúc vật chất này những đặc điểm của cấu trúc vật chất khác và ngược lại, khi giữa chúng có sự tác động lẫn nhau.
CÂU 7: Khi nói “cái đẹp không ở nơi má hồng người thiếu nữ mà trong đôi mắt kẻ si tình”, I.Canto đã đề cập tới tính chất nào của ý thức?
Tính chủ quan của ý thức.
CÂU 8: Phát triển là gì? Chỉ ra các tính chất của sự phát triển?
Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của các sự vật hiện tượng.
Sự phát triển có các tính chất sau:
+ Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
CÂU 9: Tại sao nói sự phát triển mang tính đa dạng, phong phú?
Vì diễn ra dưới nhiều hình thức, điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực,… khác nhau thì sẽ có phương thức cách thức phát triển khác nhau.
CÂU 10: Chúng ta nên căn cứ vào đâu để phân biệt cái riêng này và cái riêng khác?
Cái đơn nhất.
CÂU 11: Nếu tuyệt đối hóa cái chung sẽ dẫn đến điều gì?
Sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, rập khuôn, máy móc.
CÂU 12: Để đối phó với những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra, chúng ta cần phải làm gì?
Trong nhận thức và thực tiễn chúng ta cần phải có các phương án dự phòng.
CÂU 13: Cách thức nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật cơ bản nào của phép biện chứng duy vật?
Quy luật lượng- chất.
CÂU 14: Thời điểm xảy ra bước nhảy được gọi là gì?
Điểm nút.
CÂU 15: Mặt đối lập là gì?
Là những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng, biến đổi ngược nhau cùng tồn tại trong mỗi sự vật.
CÂU 16:Khuynh hướng nói chung của sự phát triển được chỉ ra trong quy luật cơ bản nào của phép biện chứng duy vật?
Quy luật phủ định của phủ định.
CÂU 17: Một chu kỳ phủ định của phủ định phải có tối thiểu mấy lần phủ định?
Tối thiểu 2 lần.
CÂU 18: Đàn ong đang xây tổ- đó có phải là hoạt động thực tiễn hay không? Tại sao?
Không. Vì đây là hoạt động bản năng, không phải là hoạt động có ý thức của con người, không mang tính lịch sử- xã hội.
CÂU 19: Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?
Là cơ sở, là nguồn gốc của nhận thức
Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra, để xác minh tính đúng đắn của nhận thức
CÂU 20: Lấy một ví dụ để chứng minh chân lý có tính cụ thể?
Ở điều kiện tiêu chuẩn (0o C, 1 atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng
22,4 l/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Văn Thị Diệu Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)