Bai kiem tra kien thuc hk1
Chia sẻ bởi Trịnh Văn Đức |
Ngày 23/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: bai kiem tra kien thuc hk1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
de kiem tra
Mục 1: sinh hoc 12
Đề kiểm tra kiến thức Sinh học học kì I năm học 2012- 2013(đề 3). Câu 1: Trình bày những đặc điểm của mã di truyền. Câu 2:a. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã là gì? Các quá trình này diễn ra ở đâu trong tế bào nhân sơ(vi khuẩn) và tế bào nhân thực(tế bào động vật)? Kết quả ra sao? b. Nêu tên ba giai đoạn của quá trình nhân đôi ADN. Tại sao có hiện tượng một mạch mới được tổng hợp liên tục, mạch mới còn lại được tổng hợp gián đoạn(đoạn Ôkazaki)? c. Một ADN ban đầu nhân đôi 3 lần thì thu được bao nhiêu ADN con? Nếu ADN có tổng số nucleotit là 3000 thì quá trình nhân đôi ấy cần nguyên liệu của môi trường là bao nhiêu nucleotit tự do? Câu 3: Điều hòa hoạt động của gen là gì? Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của gen theo mô hình Ôperon Lac của Jacop và Monop. Câu 4: Trình bày 3 giai đoạn của quá trình phiên mã. Phiên mã ở tế bào nhân sơ khác phiên mã ở tế bào nhân thực ở chỗ nào? Câu 5: Ở động vật có vú, các gen tổng hợp protein sữa chỉ hoạt động ở cá thể cái, vào giai đoạn sắp sinh và cho con bú. Ở VK E.Coli các gen tổng hợp những enzim chuyển hóa đường lactozo chỉ hoạt động khi môi trường có lactozo. Đây là những ví dụ về: A.Nhân đôi B. Phiên mã C. Dịch mã D. Đột biến gen E.Đột biến NST F. Điều hòa hoạt động gen. Câu 6: Tìm hiểu có chế hoạt động của Ôperon lac ở E.Coli 1.Trạng thái ức chế: Thành phần Đặc điểm hoạt động Gen điều hòa(R) Chất ức chế Các gen cấu trúc Z, Y, A Tổng hợp ............................................ ............................. với vùng chỉ huy (O). Không ................................................. 2. Trạng thái hoạt động Thành phần Đặc điểm hoạt động Gen điều hòa (R) .......................... chất ức chế Chất ức chế Gắn với ..........................., bị bất hoạt Các gen cấu trúc Z, Y, A ........tổng hợp protein(các enzim sử dụng lactozo) Từ để chọn: không hoạt động; kết hợp;chất ức chế; lipit; phiên mã; tương tác; tổng hợp; lactozo; protein; hoạt động; không tổng hợp. Câu 7: Các đột gen gây hậu quả: ung thư da ở người, dị dạng ở lợn, thân cây lùn ở lúa, bệnh máu không đông, bệnh bạch tạng, bệnh phenin kêto niệu. Cho nhận xét về hậu quả của đột biến gen. Tại sao đột biến gen là có hại nhưng vẫn được xem là nguồn biến dị di truyền quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật? Câu 8: Đột biến thay thế và đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit thì dạng nào gây hậu quả lớn hơn, vì sao? Câu 9: a.Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN là do đâu? Gây ra dạng đột biến gen nào? b. Tác nhân hóa học 5BU gây ra dạng đột biến gen nào? Câu 10: a. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân, đột biến sẽ đi vào giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Nếu là đột biến gen trội, nó sẽ được biểu hiện ngay ra kiểu hình. Nếu là đột biến gen lặn, trong tổ hợp đồng hợp tử được biểu hiện, còn trong tổ hợp dị hợp tử không được biểu hiện ngay mà ẩn giấu trong quần thể. Qua những thông tin đó, hãy cho biết: Đột biến gen trội hay đột biến gen lặn có cơ hội tồn tại lâu hơn trong quần thể? Tại sao? b. Nếu đột biến phát sinh ở tế bào xoma(tế bào sinh dưỡng) thì có di truyền cho thế hệ sau được hay không? Câu 11: Trong nhân mỗi tế bào đơn bội người chứa 1m ADN. Bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân? Câu 12: Hãy nêu chức năng của NST. Tại sao NST lại có những chức năng đó? Câu 13: Bộ NST đặc trưng của mỗi loài ổn định nhờ những cơ chế nào? Câu 14: Thành phần cấu tạo nên NST ở tế bào nhân thực. Nêu các mức cấu trúc của NST. Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu đó là gì? Câu 15: Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST. Hậu quả từng dạng. Muốn chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác, người ta có thể ứng dụng dạng đột biến cấu trúc NST nào?(mất đoạn, chuyển đoạn nhỏ, lặp đoạn, đảo đoạn) Câu 16: Phân biệt đa bội chẵn và đa bội lẻ. Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Vì sao con lai khác loài thường bất thụ nhưng khi có đột biến làm tăng gấp đôi bộ NST của nó thì trở nên hữu thụ được? Câu 17: Trình bày nội dung và cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li dộc lập. Câu 18: Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Tương tác gen được chia thành hai kiểu: tương tác gen alen(ví dụ gen A và a) và tương tác gen không alen(ví dụ gen A và gen B). Tương tác gen alen : quan hệ trội lặn(quy luật phân li). Tương tác gen không alen gồm: mỗi gen quy định một tính trạng ở quy luật phân li độc lập và tương tác bổ sung, tương tác cộng gộp.(các gen không alen tương tác quy định một tính trạng). Vậy quy luật liên kết gen và hoán vị gen thuộc kiểu tương tác nào? Câu 19: Nêu ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen. Câu 20: Tế bào người có mấy loại NST? Điểm khác biệt giữa NST giới tính và NST thường. Phân biệt NST X và NST Y. Di truyền liên kết với giới tính là gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính. Câu 21: Tại sao gen nằm ngoài nhân(ti thể và lục lạp) luôn biểu hiện những đặc điểm của dòng mẹ? Phân biệt được di truyền nhiễm sắc thể và di truyền ngoài NST(ngoài nhân). Câu 22: Kể tên các phương pháp lai phát hiện ra các quy luật di truyền. Câu 23: Locut là gì? Locut phân biệt với alen ở chỗ nào? Câu 24: Phương pháp nào tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài thực vật khác nhau mà phương pháp thông thường không thể tạo ra được? Câu 25: Nêu quy trình nhân bản cừu Đoly. Ý nghĩa của nhân bản vô tính ở động vật. Câu 26: Trong quy trình chuyển gen, người ta phải dùng thể truyền là vì sao? Câu 27: Dưới đây thuộc kiểu cách li nào? a.Một loài cá sống ở trong bùn và một loài cá sống ở tầng mặt, cách li sinh cảnh nên không thể giao phối với nhau. b. Cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. c. Tinh trùng ngỗng không sống được trong âm đạo vịt. d. Lai cừu với dê tạo được hợp tử nhưng hợp tử bị chết. e. Con lai sinh trưởng khỏe mạnh nhưng quá trình phát sinh tạo giao tử bị rối loạn nên bất thụ. Câu 28: CLTN là gì? Vì sao CLTN có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể? Tại sao tốc độ chọn lọc chống lại alen trội lại diễn ra nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn? Câu 29: Vì sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực? Câu 30: Trong 5 nhân tố tiến hóa: - Nhân tố nào làm thay đổi tần số alen dẫn đến thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? - Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen? - nhân tố nào là nhân tố tiến hóa có hướng? Câu 31: Cho biết gen A: màu vàng, a: màu xanh. Gen nằm trên NST thường. Trội lặn hoàn toàn a. Ptc: Hạt vàng x hạt xanh, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình F2 như thế nào? b. Cho cây F1 lai với cây hạt vàng thì kết quả ra sao? c. Cho các cây hạt vàng lai phân tích với cây hạt xanh thì Fa như thế nào về kiểu hình? Câu 32: Cho biết: mỗi gen quy định một tính trạng Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau. Các gen di truyền tuân theo quy luật nào? Câu 33: Cho biết: mỗi gen quy định một tính trạng Hai cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. Các gen di truyền tuân theo quy luật nào? Câu 34: Trong một bài toán lai làm cách nào để phát hiện hiện tương phân li độc lập? Câu 35: So sánh quần thể tự phối(tự thụ phấn) và quần thể ngẫu phối: Các chỉ tiêu so sánh Tự phối Ngẫu phối - làm giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp qua các thế hệ - tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể - tần số các alen không đổi qua các thế hệ - có cấu trúc: p2AA: 2pqAa: q2aa - thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ - tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú - Hết – Hãy trả lời vào vở. Sau đó học thuộc.
Mục 1: sinh hoc 12
Đề kiểm tra kiến thức Sinh học học kì I năm học 2012- 2013(đề 3). Câu 1: Trình bày những đặc điểm của mã di truyền. Câu 2:a. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã là gì? Các quá trình này diễn ra ở đâu trong tế bào nhân sơ(vi khuẩn) và tế bào nhân thực(tế bào động vật)? Kết quả ra sao? b. Nêu tên ba giai đoạn của quá trình nhân đôi ADN. Tại sao có hiện tượng một mạch mới được tổng hợp liên tục, mạch mới còn lại được tổng hợp gián đoạn(đoạn Ôkazaki)? c. Một ADN ban đầu nhân đôi 3 lần thì thu được bao nhiêu ADN con? Nếu ADN có tổng số nucleotit là 3000 thì quá trình nhân đôi ấy cần nguyên liệu của môi trường là bao nhiêu nucleotit tự do? Câu 3: Điều hòa hoạt động của gen là gì? Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của gen theo mô hình Ôperon Lac của Jacop và Monop. Câu 4: Trình bày 3 giai đoạn của quá trình phiên mã. Phiên mã ở tế bào nhân sơ khác phiên mã ở tế bào nhân thực ở chỗ nào? Câu 5: Ở động vật có vú, các gen tổng hợp protein sữa chỉ hoạt động ở cá thể cái, vào giai đoạn sắp sinh và cho con bú. Ở VK E.Coli các gen tổng hợp những enzim chuyển hóa đường lactozo chỉ hoạt động khi môi trường có lactozo. Đây là những ví dụ về: A.Nhân đôi B. Phiên mã C. Dịch mã D. Đột biến gen E.Đột biến NST F. Điều hòa hoạt động gen. Câu 6: Tìm hiểu có chế hoạt động của Ôperon lac ở E.Coli 1.Trạng thái ức chế: Thành phần Đặc điểm hoạt động Gen điều hòa(R) Chất ức chế Các gen cấu trúc Z, Y, A Tổng hợp ............................................ ............................. với vùng chỉ huy (O). Không ................................................. 2. Trạng thái hoạt động Thành phần Đặc điểm hoạt động Gen điều hòa (R) .......................... chất ức chế Chất ức chế Gắn với ..........................., bị bất hoạt Các gen cấu trúc Z, Y, A ........tổng hợp protein(các enzim sử dụng lactozo) Từ để chọn: không hoạt động; kết hợp;chất ức chế; lipit; phiên mã; tương tác; tổng hợp; lactozo; protein; hoạt động; không tổng hợp. Câu 7: Các đột gen gây hậu quả: ung thư da ở người, dị dạng ở lợn, thân cây lùn ở lúa, bệnh máu không đông, bệnh bạch tạng, bệnh phenin kêto niệu. Cho nhận xét về hậu quả của đột biến gen. Tại sao đột biến gen là có hại nhưng vẫn được xem là nguồn biến dị di truyền quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật? Câu 8: Đột biến thay thế và đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit thì dạng nào gây hậu quả lớn hơn, vì sao? Câu 9: a.Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN là do đâu? Gây ra dạng đột biến gen nào? b. Tác nhân hóa học 5BU gây ra dạng đột biến gen nào? Câu 10: a. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân, đột biến sẽ đi vào giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Nếu là đột biến gen trội, nó sẽ được biểu hiện ngay ra kiểu hình. Nếu là đột biến gen lặn, trong tổ hợp đồng hợp tử được biểu hiện, còn trong tổ hợp dị hợp tử không được biểu hiện ngay mà ẩn giấu trong quần thể. Qua những thông tin đó, hãy cho biết: Đột biến gen trội hay đột biến gen lặn có cơ hội tồn tại lâu hơn trong quần thể? Tại sao? b. Nếu đột biến phát sinh ở tế bào xoma(tế bào sinh dưỡng) thì có di truyền cho thế hệ sau được hay không? Câu 11: Trong nhân mỗi tế bào đơn bội người chứa 1m ADN. Bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân? Câu 12: Hãy nêu chức năng của NST. Tại sao NST lại có những chức năng đó? Câu 13: Bộ NST đặc trưng của mỗi loài ổn định nhờ những cơ chế nào? Câu 14: Thành phần cấu tạo nên NST ở tế bào nhân thực. Nêu các mức cấu trúc của NST. Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu đó là gì? Câu 15: Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST. Hậu quả từng dạng. Muốn chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác, người ta có thể ứng dụng dạng đột biến cấu trúc NST nào?(mất đoạn, chuyển đoạn nhỏ, lặp đoạn, đảo đoạn) Câu 16: Phân biệt đa bội chẵn và đa bội lẻ. Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Vì sao con lai khác loài thường bất thụ nhưng khi có đột biến làm tăng gấp đôi bộ NST của nó thì trở nên hữu thụ được? Câu 17: Trình bày nội dung và cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li dộc lập. Câu 18: Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Tương tác gen được chia thành hai kiểu: tương tác gen alen(ví dụ gen A và a) và tương tác gen không alen(ví dụ gen A và gen B). Tương tác gen alen : quan hệ trội lặn(quy luật phân li). Tương tác gen không alen gồm: mỗi gen quy định một tính trạng ở quy luật phân li độc lập và tương tác bổ sung, tương tác cộng gộp.(các gen không alen tương tác quy định một tính trạng). Vậy quy luật liên kết gen và hoán vị gen thuộc kiểu tương tác nào? Câu 19: Nêu ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen. Câu 20: Tế bào người có mấy loại NST? Điểm khác biệt giữa NST giới tính và NST thường. Phân biệt NST X và NST Y. Di truyền liên kết với giới tính là gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính. Câu 21: Tại sao gen nằm ngoài nhân(ti thể và lục lạp) luôn biểu hiện những đặc điểm của dòng mẹ? Phân biệt được di truyền nhiễm sắc thể và di truyền ngoài NST(ngoài nhân). Câu 22: Kể tên các phương pháp lai phát hiện ra các quy luật di truyền. Câu 23: Locut là gì? Locut phân biệt với alen ở chỗ nào? Câu 24: Phương pháp nào tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài thực vật khác nhau mà phương pháp thông thường không thể tạo ra được? Câu 25: Nêu quy trình nhân bản cừu Đoly. Ý nghĩa của nhân bản vô tính ở động vật. Câu 26: Trong quy trình chuyển gen, người ta phải dùng thể truyền là vì sao? Câu 27: Dưới đây thuộc kiểu cách li nào? a.Một loài cá sống ở trong bùn và một loài cá sống ở tầng mặt, cách li sinh cảnh nên không thể giao phối với nhau. b. Cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. c. Tinh trùng ngỗng không sống được trong âm đạo vịt. d. Lai cừu với dê tạo được hợp tử nhưng hợp tử bị chết. e. Con lai sinh trưởng khỏe mạnh nhưng quá trình phát sinh tạo giao tử bị rối loạn nên bất thụ. Câu 28: CLTN là gì? Vì sao CLTN có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể? Tại sao tốc độ chọn lọc chống lại alen trội lại diễn ra nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn? Câu 29: Vì sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực? Câu 30: Trong 5 nhân tố tiến hóa: - Nhân tố nào làm thay đổi tần số alen dẫn đến thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? - Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen? - nhân tố nào là nhân tố tiến hóa có hướng? Câu 31: Cho biết gen A: màu vàng, a: màu xanh. Gen nằm trên NST thường. Trội lặn hoàn toàn a. Ptc: Hạt vàng x hạt xanh, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình F2 như thế nào? b. Cho cây F1 lai với cây hạt vàng thì kết quả ra sao? c. Cho các cây hạt vàng lai phân tích với cây hạt xanh thì Fa như thế nào về kiểu hình? Câu 32: Cho biết: mỗi gen quy định một tính trạng Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau. Các gen di truyền tuân theo quy luật nào? Câu 33: Cho biết: mỗi gen quy định một tính trạng Hai cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. Các gen di truyền tuân theo quy luật nào? Câu 34: Trong một bài toán lai làm cách nào để phát hiện hiện tương phân li độc lập? Câu 35: So sánh quần thể tự phối(tự thụ phấn) và quần thể ngẫu phối: Các chỉ tiêu so sánh Tự phối Ngẫu phối - làm giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp qua các thế hệ - tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể - tần số các alen không đổi qua các thế hệ - có cấu trúc: p2AA: 2pqAa: q2aa - thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ - tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú - Hết – Hãy trả lời vào vở. Sau đó học thuộc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Văn Đức
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)