BAI KIEM TRA 45'VĂN 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Nam | Ngày 18/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: BAI KIEM TRA 45'VĂN 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6
Thời gian: 45’
I. Phần trắc nghiệm khách quan : (4đ)
Câu 1: Cho các từ, cụm từ sau : cú mèo, một gã nghiện thuốc phiện, mọi khi, cái dùi sắt: Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện những so sánh sau:
Cái chàng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như …………………………………………………………
Chú mày hôi như ……………………………………
Tôi ra đứng cửa hang như ………………………
Mỏ cốc như …………………………………………………
Câu 2: Từ “được” trong câu nào là phó từ?
Em được điểm mười môn vật lý.
Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ …
Em được cô giáo khen
Em được mẹ cho đi Đà Lạt vào dịp hè năm ngoái.
Câu 3: Em hãy nêu cấu tạo so sánh đúng nhất của phép so sánh trong câu sau : “Trên trời mây trắng như bông”
Vế a, vế b
Vế a, vế b, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
Từ so sánh
Ý (B, C)
Câu 4: Câu nào có sử dụng phép nhân hóa?
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Câu 5: Xác định phép tu từ trong mỗi câu sau:
Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước: …………………………………
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ………………………………
Dưới sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước …………………………………
Đầu xanh có tội tình chi …………………………
Câu 6: Câu thơ nào được sử dụng phép ẩn dụ qua hình ảnh “mặt trời”
Mặt trời mọc ở đằng đông
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Câu 7: Điền tên các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ vào chỗ trống:
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng: …………………………………
Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng: ………………………………………
Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn gọi hoặc tả con người: ……………………………
Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi : …………………………
Câu 8: Câu thơ “ Sài Gòn thức đêm đêm theo Hà Nội” sử dụng phép hoán dụ kiểu nào?
Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 9: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm.
Trời không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm.
Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa.
Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng … Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi …
Câu 10: Nếu viết “đang làm bài tập ở nhà” thì câu mắc lỗi nào?
Thiếu chủ ngữ
Thiếu vị ngữ
Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Thiếu phụ ngữ
Câu 11: Loại phó từ nào thường đứng trước động từ, tính từ?
Quan hệ thời gian, khả năng, sự cầu khiến…
Quan hệ thời gian, kết quả và hướng, sự cầu khiến…
Quan hệ thời gian, sự phủ định, kết quả và hướng…
Quan hệ thời gian, sự phủ định, sự cầu khiến…
Câu 12: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” Vị ngữ trong câu trên có cấu tạo gì?
a. Cụm tính từ
b. Tính từ

c. Động từ
d. Cụm động từ



Tự luận : (6đ)
Câu 1: Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ? (2đ)
Câu 2: Trong các câu thơ sau, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng những phép so sánh và nhân hóa ở những từ ngữ nào? Chỉ rõ mô hình của các phép so sánh. (2đ)
“Hoa dừa nở lẫn cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai đem nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Câu 3: Viết một đoạn văn có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa ( khoảng 5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)