BAI KE CHUYEN VE BAC
Chia sẻ bởi Hoàng Nga |
Ngày 12/10/2018 |
312
Chia sẻ tài liệu: BAI KE CHUYEN VE BAC thuộc Đọc diễn cảm
Nội dung tài liệu:
Lớp : 10B
Người kể: Lưu Thị Thuý Hồng
BÀI DỰ THI
“ KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
Kính thưa Ban tổ chức, Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý thầy cô cùng tòan thể các bạn học sinh Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đức Trọng. Hôm nay, nhân ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Viện Nam, chúng ta lại có dịp thể hiện tấm biết ơn sâu sắc đối với tất cả thầy cô, người đã cống hiến cả cuộc đời mình để truyền đạt kiến thức và dạy đỗ cho bao thế hệ học sinh và chúng ta. Dạy cho chúng ta hoàn thiện đạo đức, nhân cáchcủa một con người, đó là điều không thể nào thiếu đối với nhân loại nói chung và đặc biệt là người Việt Nam ta nói riêng. Công lao to lớn ấy làm sao chúng em có thể nào không tán thán và ca ngợi! Làm sao có thể lãng quên mà không khắc ghi trong lòng! Từ ngàn xưa ấy, Việt Nam ta đã có truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn, ăm quả nhớ kẻ trồng cây” chúng ta chính là những thế hệ của tương lai, được thừa hưởng truyền thống quí báu ấy thì phải biết phát huy hết mình để nó mãi vang dội trong lòng của mỗi con người Việt Nam.
Nhắc đến đạo đức ta không thể không nhắc đến công ơn to lớn của một vị lãnh tụ vĩ đại, thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị đồng thời cũng chính là một danh nhân văn hoá thế giới. Tư tưởng và đạo đức sáng ngời của người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam ta. Là 1 công dân Việt Nam chắc rằng ai ai cũng biết đến. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh !
Vâng! Sau đây là câu chuyện mà em muốn gửi đến các thầy cô cùng các bạn nhân dịp lễ hôm nay, đây chính là 1 trong hàng trăm câu chuyện kể về tình yêu thương của Bác đối với các em nhỏ và thông qua câu chuyện còn cho ta thấy được Bác là 1 người con hiếu thảo, yêu thương và quí trọng mẹ vô cùng. Tấm gương sáng ấy chúng ta cần phải ca ngợi và học tập để thế hệ mai sau phải nhớ đến công lao to lớn ấy!. Mở đầu câu chuyện đó là: “Một lần thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai (Hà Tây) Bác Hồ đã nhắc đến mẹ Bác. Hôm ấy khi xe ô tô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, em mặc áo hoa sen, em mặc áo trắng, tay cắp sách vừa từ ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe:
- Này ! các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu.
Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống.
- Lúc này, Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác lại không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữa ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà.
Mọi người cùng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ Hòang Thị Loan.”
(Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ) Trích trong “Bác Hồ với thiếu nhi và phụ nữ”.
Qua câu truyện trên chúng ta càng thấy được tấm lòng cao cả của Bác, rằng Bác muốn cho tất cả các em học sinh đều được đi học kể cả các em bé gái, dù là thân nữ nhưng các em cũng có quyền được đi học như bao người khác. Và cái quyền ấy mẹ Bác đã không thể có, chính điều ấy đã làm cho Bác cảm thấy trăn trở trong lòng và Bác không hề mong muốn nó sẽ lặp lại cho thế hệ mai sau. Qua lời nói của Bác trong câu chuyện trên chúng ta lại càng cảm thấy quý trọng và thêm lòng kính mến đối với Bác. Một con người có tình thương bao la, rộng lớn. Từ hòan cảnh của người mẹ, Bác đã suy nghĩ đến tương lai của các cháu, quyết tâm xây dựng cho các cháu một tương lai tươi sáng hơn và từ cái tương lai ấy Bác lại suy nghĩ và nhớ về mẹ. Nghĩ thương mẹ mặc dù là con gái thầy nho nhưng lại không có quyền đến trường, đến lớp, từ nhỏ đã phải lo việcnhà. Suốt cuộc đời phải chôn chân xung quanh lũy tre làng, không có điều kiện và cơ hội được học hỏi. Còn chúng ta ngày nay thì khác hẳn. Nhờ công ơn của Bác, chúng ta có được sự tự do, quyền trẻ em, quyền bình đẳng nam nữ và có được sự hạnh phúc, ấm no, được đi học.
Người kể: Lưu Thị Thuý Hồng
BÀI DỰ THI
“ KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
Kính thưa Ban tổ chức, Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý thầy cô cùng tòan thể các bạn học sinh Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đức Trọng. Hôm nay, nhân ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Viện Nam, chúng ta lại có dịp thể hiện tấm biết ơn sâu sắc đối với tất cả thầy cô, người đã cống hiến cả cuộc đời mình để truyền đạt kiến thức và dạy đỗ cho bao thế hệ học sinh và chúng ta. Dạy cho chúng ta hoàn thiện đạo đức, nhân cáchcủa một con người, đó là điều không thể nào thiếu đối với nhân loại nói chung và đặc biệt là người Việt Nam ta nói riêng. Công lao to lớn ấy làm sao chúng em có thể nào không tán thán và ca ngợi! Làm sao có thể lãng quên mà không khắc ghi trong lòng! Từ ngàn xưa ấy, Việt Nam ta đã có truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn, ăm quả nhớ kẻ trồng cây” chúng ta chính là những thế hệ của tương lai, được thừa hưởng truyền thống quí báu ấy thì phải biết phát huy hết mình để nó mãi vang dội trong lòng của mỗi con người Việt Nam.
Nhắc đến đạo đức ta không thể không nhắc đến công ơn to lớn của một vị lãnh tụ vĩ đại, thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị đồng thời cũng chính là một danh nhân văn hoá thế giới. Tư tưởng và đạo đức sáng ngời của người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam ta. Là 1 công dân Việt Nam chắc rằng ai ai cũng biết đến. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh !
Vâng! Sau đây là câu chuyện mà em muốn gửi đến các thầy cô cùng các bạn nhân dịp lễ hôm nay, đây chính là 1 trong hàng trăm câu chuyện kể về tình yêu thương của Bác đối với các em nhỏ và thông qua câu chuyện còn cho ta thấy được Bác là 1 người con hiếu thảo, yêu thương và quí trọng mẹ vô cùng. Tấm gương sáng ấy chúng ta cần phải ca ngợi và học tập để thế hệ mai sau phải nhớ đến công lao to lớn ấy!. Mở đầu câu chuyện đó là: “Một lần thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai (Hà Tây) Bác Hồ đã nhắc đến mẹ Bác. Hôm ấy khi xe ô tô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, em mặc áo hoa sen, em mặc áo trắng, tay cắp sách vừa từ ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe:
- Này ! các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu.
Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống.
- Lúc này, Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác lại không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữa ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà.
Mọi người cùng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ Hòang Thị Loan.”
(Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ) Trích trong “Bác Hồ với thiếu nhi và phụ nữ”.
Qua câu truyện trên chúng ta càng thấy được tấm lòng cao cả của Bác, rằng Bác muốn cho tất cả các em học sinh đều được đi học kể cả các em bé gái, dù là thân nữ nhưng các em cũng có quyền được đi học như bao người khác. Và cái quyền ấy mẹ Bác đã không thể có, chính điều ấy đã làm cho Bác cảm thấy trăn trở trong lòng và Bác không hề mong muốn nó sẽ lặp lại cho thế hệ mai sau. Qua lời nói của Bác trong câu chuyện trên chúng ta lại càng cảm thấy quý trọng và thêm lòng kính mến đối với Bác. Một con người có tình thương bao la, rộng lớn. Từ hòan cảnh của người mẹ, Bác đã suy nghĩ đến tương lai của các cháu, quyết tâm xây dựng cho các cháu một tương lai tươi sáng hơn và từ cái tương lai ấy Bác lại suy nghĩ và nhớ về mẹ. Nghĩ thương mẹ mặc dù là con gái thầy nho nhưng lại không có quyền đến trường, đến lớp, từ nhỏ đã phải lo việcnhà. Suốt cuộc đời phải chôn chân xung quanh lũy tre làng, không có điều kiện và cơ hội được học hỏi. Còn chúng ta ngày nay thì khác hẳn. Nhờ công ơn của Bác, chúng ta có được sự tự do, quyền trẻ em, quyền bình đẳng nam nữ và có được sự hạnh phúc, ấm no, được đi học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Nga
Dung lượng: 26,50KB|
Lượt tài: 14
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)