Bai hoc tu Tiet Kiem
Chia sẻ bởi Huỳnh Công Dũ |
Ngày 07/05/2019 |
165
Chia sẻ tài liệu: Bai hoc tu Tiet Kiem thuộc Excel
Nội dung tài liệu:
BÀI HỌC TỪ TIẾT KIỆM
Các Bạn đồng nghiệp thên mến!
Bạn có tin là chúng ta, chỉ với đồng lương giáo viên, có thể có tiền TỈ?
Thú thật là trước đây tôi nghĩ rằng cả đời mình cũng không làm sao có được tiền tỉ vì số tiền đó quá lớn so với đồng lương nhà giáo. Vậy mà sau khi đọc bài báo mà tôi trích dẫn dưới đây để bạn tham khảo, tôi tin là chúng ta có thể làm được điều đó. Với tính cả tin, ngay từ đầu tôi đã tin ngay lời bài báo chỉ sau vài tính toán sơ bộ. Sau khi đem chuyện này kể lại với bà xã, cô ta không tin và thử tính sơ khởi: Mỗi tháng để dành 300 000 đ, mỗi năm 3 600 000 đ, vậy thì sau 10 năm sẽ để dành được 36 triệu, thôi em cộng lãi vào cho là được 40 triệu đi. Như vậy sau 40 năm, nhân lên 4 lần thì chỉ có 160 triệu chứ làm gì có nhiều dữ vậy (làm sao mà có tiền tỉ được, anh đừng có mơ), họ tính toán sai rồi, anh tính lại đi. Tôi chột dạ vì nghe cũng có lý quá, tức mình tôi bèn lôi Excel ra, lập bảng tính toán cẩn thận để tìm tiền lãi hàng năm rồi nhập vốn cho năm tiếp theo và lập ra bảng tính lãi cụ thể cho từng năm. Bạn có thể xem xét bảng tính Excel tôi gởi kèm để kiểm tra lại.
Có điều là muốn được như vậy đòi hỏi bạn phải là người còn tương đối trẻ và phải chịu khó, kiên trì, nhẫn nại (muốn thành công việc gì cũng phải vậy thôi!). Qua bảng tính tôi rút ra được bài học rằng: thời gian là vàng bạc, và phải có ý chí quyết tâm mới mong đạt được ước nguyện. Nếu bạn có ước mong cháy bỏng về số tiền khá lớn để mà dưỡng già, để có thể yên tâm về tài chính khi xế bóng thì bạn phải chịu khó, chấp nhận hy sinh, có vậy bạn mới thành công được. Bài học thứ hai tôi rất tâm đắc là quyền năng của lãi suất kép (lãi mẹ đẻ lãi con), nó có một sực mạnh không ngờ. Bạn cứ so sánh số tiền để dành bình thường (không sinh lãi) với số tiền lời khi gởi tiết kiệm thì bạn sẽ thấy được ngay điều đó. Thật sự tôi rất bất ngờ và không tin là lãi suất tiết kiệm giúp số tiền tăng lên nhanh và nhiều đến như vậy: Nếu lãi suất 10%/năm thì sau 40 năm số tiền bạn có được khi bạn gởi đều đặn hàng năm là 3.6 triệu sẽ là hơn 1 tỉ năm trăm chín mươi ba triệu đồng (bảng tính của tôi cho kết quả có hơi khác với của anh Khanh nhưng không đáng kể) gấp hơn 10 lần so với để dành thông thường (chỉ được có 144 triệu nếu nuôi heo đất hay bỏ ống, chưa kể nỗi lo sợ bị mất cắp).
Bạn có thể để dành bằng vàng vì nghĩ rằng giá vàng tăng khá nhanh. Tuy nhiên theo tôi nghĩ chưa chắc để dành vàng thì vốn liếng của mình tăng nhanh như vậy vì giá vàng có lúc lên lúc xuống.
Mời bạn xem bài báo được trích dẫn:
“Nên tiết kiệm khôn ngoan ngay từ khi còn trẻ”
TT- - TT - Một cuộc trao đổi thú vị giữa PV Tuổi Trẻ với những chuyên gia tài chính về quản lý tài chính cá nhân và tài chính gia đình (TCCN-GĐ). Đề tài này tiếp tục được mở rộng với câu chuyện chi tiêu của hai bà vợ.
Đây là lời khuyên của chuyên gia tài chính Larry Trương và diễn giả Quách Tuấn Khanh…
* Thưa hai anh, quản lý TCCN-GĐ có ý nghĩa thế nào trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay?
- Dù trong hoàn cảnh nào, kinh tế chung khó khăn hay thuận lợi, mỗi cá nhân cũng nên xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cho riêng mình. Kế hoạch đó tùy thuộc từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng ít nhất trong kế hoạch đó phải có khoản tiết kiệm định kỳ 20% thu nhập hằng tháng. Đây là khoản dành chi trả những bất trắc đồng thời là khoản tích lũy.
* Xin anh Larry Trương cho một ví dụ cụ thể?
- Ví dụ một gia đình có thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Hằng tháng gia đình sẽ trích ra 1 triệu đồng để dành, cương quyết không đụng vào số tiền đó. Tất cả chi tiêu phải cố gắng xoay xở trong 4 triệu đồng còn lại. Dĩ nhiên thực hiện điều này không hề dễ, bởi giảm bớt 20% buộc “tay hòm chìa khóa” gia đình đó phải cân nhắc từng tí một.
Họ phải biến mình thành kế toán trưởng của gia đình, công bố cho các thành viên trong nhà biết tiền được sử dụng như thế nào để cùng thực hiện tiết kiệm, đồng thời cũng không để gia đình thiếu thốn. Đến một lúc nào đó mọi người sẽ đạt được tự
Các Bạn đồng nghiệp thên mến!
Bạn có tin là chúng ta, chỉ với đồng lương giáo viên, có thể có tiền TỈ?
Thú thật là trước đây tôi nghĩ rằng cả đời mình cũng không làm sao có được tiền tỉ vì số tiền đó quá lớn so với đồng lương nhà giáo. Vậy mà sau khi đọc bài báo mà tôi trích dẫn dưới đây để bạn tham khảo, tôi tin là chúng ta có thể làm được điều đó. Với tính cả tin, ngay từ đầu tôi đã tin ngay lời bài báo chỉ sau vài tính toán sơ bộ. Sau khi đem chuyện này kể lại với bà xã, cô ta không tin và thử tính sơ khởi: Mỗi tháng để dành 300 000 đ, mỗi năm 3 600 000 đ, vậy thì sau 10 năm sẽ để dành được 36 triệu, thôi em cộng lãi vào cho là được 40 triệu đi. Như vậy sau 40 năm, nhân lên 4 lần thì chỉ có 160 triệu chứ làm gì có nhiều dữ vậy (làm sao mà có tiền tỉ được, anh đừng có mơ), họ tính toán sai rồi, anh tính lại đi. Tôi chột dạ vì nghe cũng có lý quá, tức mình tôi bèn lôi Excel ra, lập bảng tính toán cẩn thận để tìm tiền lãi hàng năm rồi nhập vốn cho năm tiếp theo và lập ra bảng tính lãi cụ thể cho từng năm. Bạn có thể xem xét bảng tính Excel tôi gởi kèm để kiểm tra lại.
Có điều là muốn được như vậy đòi hỏi bạn phải là người còn tương đối trẻ và phải chịu khó, kiên trì, nhẫn nại (muốn thành công việc gì cũng phải vậy thôi!). Qua bảng tính tôi rút ra được bài học rằng: thời gian là vàng bạc, và phải có ý chí quyết tâm mới mong đạt được ước nguyện. Nếu bạn có ước mong cháy bỏng về số tiền khá lớn để mà dưỡng già, để có thể yên tâm về tài chính khi xế bóng thì bạn phải chịu khó, chấp nhận hy sinh, có vậy bạn mới thành công được. Bài học thứ hai tôi rất tâm đắc là quyền năng của lãi suất kép (lãi mẹ đẻ lãi con), nó có một sực mạnh không ngờ. Bạn cứ so sánh số tiền để dành bình thường (không sinh lãi) với số tiền lời khi gởi tiết kiệm thì bạn sẽ thấy được ngay điều đó. Thật sự tôi rất bất ngờ và không tin là lãi suất tiết kiệm giúp số tiền tăng lên nhanh và nhiều đến như vậy: Nếu lãi suất 10%/năm thì sau 40 năm số tiền bạn có được khi bạn gởi đều đặn hàng năm là 3.6 triệu sẽ là hơn 1 tỉ năm trăm chín mươi ba triệu đồng (bảng tính của tôi cho kết quả có hơi khác với của anh Khanh nhưng không đáng kể) gấp hơn 10 lần so với để dành thông thường (chỉ được có 144 triệu nếu nuôi heo đất hay bỏ ống, chưa kể nỗi lo sợ bị mất cắp).
Bạn có thể để dành bằng vàng vì nghĩ rằng giá vàng tăng khá nhanh. Tuy nhiên theo tôi nghĩ chưa chắc để dành vàng thì vốn liếng của mình tăng nhanh như vậy vì giá vàng có lúc lên lúc xuống.
Mời bạn xem bài báo được trích dẫn:
“Nên tiết kiệm khôn ngoan ngay từ khi còn trẻ”
TT- - TT - Một cuộc trao đổi thú vị giữa PV Tuổi Trẻ với những chuyên gia tài chính về quản lý tài chính cá nhân và tài chính gia đình (TCCN-GĐ). Đề tài này tiếp tục được mở rộng với câu chuyện chi tiêu của hai bà vợ.
Đây là lời khuyên của chuyên gia tài chính Larry Trương và diễn giả Quách Tuấn Khanh…
* Thưa hai anh, quản lý TCCN-GĐ có ý nghĩa thế nào trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay?
- Dù trong hoàn cảnh nào, kinh tế chung khó khăn hay thuận lợi, mỗi cá nhân cũng nên xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cho riêng mình. Kế hoạch đó tùy thuộc từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng ít nhất trong kế hoạch đó phải có khoản tiết kiệm định kỳ 20% thu nhập hằng tháng. Đây là khoản dành chi trả những bất trắc đồng thời là khoản tích lũy.
* Xin anh Larry Trương cho một ví dụ cụ thể?
- Ví dụ một gia đình có thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Hằng tháng gia đình sẽ trích ra 1 triệu đồng để dành, cương quyết không đụng vào số tiền đó. Tất cả chi tiêu phải cố gắng xoay xở trong 4 triệu đồng còn lại. Dĩ nhiên thực hiện điều này không hề dễ, bởi giảm bớt 20% buộc “tay hòm chìa khóa” gia đình đó phải cân nhắc từng tí một.
Họ phải biến mình thành kế toán trưởng của gia đình, công bố cho các thành viên trong nhà biết tiền được sử dụng như thế nào để cùng thực hiện tiết kiệm, đồng thời cũng không để gia đình thiếu thốn. Đến một lúc nào đó mọi người sẽ đạt được tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Công Dũ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)