Bài học cơ bản về máy tính (dễ học)

Chia sẻ bởi Vũ Trung Kiên | Ngày 01/05/2019 | 185

Chia sẻ tài liệu: Bài học cơ bản về máy tính (dễ học) thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

Chương 1. Tổng quan về ht máy tính

1. Một số mốc lịch sử quan trọng về sự phát triển của máy tính
2. Các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính cá nhân
2.1. Một số bộ phận chính bên trong hộp máy
1. Bộ nguồn
2. Bộ nhớ trong
3. Bộ xử lý trung tâm
4. Bảng mạch chính
5. Các bảng mạch mở rộng
6. Các ổ đĩa
2.2. Các thiết bị ngoại vi cơ bản
1. Màn hình
2. Bàn phím
3. Con chuột
4. Máy in
3. Một số điều cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống máy tính
3.1. Môi trường lắp đặt hệ máy tính
3.2. Đường điện cung cấp cho hệ máy tính
Chương II
ROM BIOS và RAM CMOS

Việc làm chủ được ROM BIOS và RAM CMOS giúp cho người sử dụng máy tính phát huy được tới mức cao nhất khả năng của các thiết bị phần cứng máy tính, qua đó nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống máy tính. Trong chương II sẽ trình bày về các chức năng chính của ROM BIOS và RAM CMOS, cách thức truy cập và thay đổi cấu hình của hệ thống máy tính thông qua BIOS SETUP.
1. ROM BIOS
1.1. Các chức năng chính của ROM BIOS
ROM BIOS (Read Only Memory - Basic Input Output System) Bộ nhớ chỉ đọc - hệ thống vào ra cơ bản. Tất cả các bảng mạch chính hiện đại đều có một chip ROM đặc biệt chứa một bộ các chương trình, bộ chương trình này thường bao gồm bốn chức năng sau: POST, BIOS SETUP, BOOTSTRAP và BIOS. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các chức năng này.
1.1.1. POST
POST (Power On Self Test - tự kiểm tra khi bật máy) bắt đầu chạy, sau đây là các bước chính của một POST chuẩn:
1. Xoá bộ nhớ
2. Khởi động BUS: CPU gửi tín hiệu thông qua BUS hệ thống đến các bộ phận của hệ thống máy tính, để báo rằng máy đang vận hành.
3. Kiểm tra màn hình
4. Kiểm tra bộ nhớ
5. Khởi động các thiết bị ngoại vi chuẩn được nối với máy tính:

6. Tạo bảng các vector ngắt:
7. Kiểm tra xem có ROM mở rộng không:
Nếu POST phát hiện có ROM mở rộng, thì POST sẽ chuyển quyền điều khiển cho nó, để nó tự khởi động lấy, sau khi khởi động xong, nó trả lại quyền điều khiển cho POST để tiếp tục.
8. Gọi chương trình tải Bootstrap:
Cuối cùng POST gọi chương trình con bootstrap có trong ROM, chương trình này làm nhiệm vụ đọc sector (1, 0, 0) - sector 1, track 0, side 0. Nếu đọc thành công, POST sẽ chuyển quyền điều khiển cho chương trình chứa trong sector này, chương trình đó sẽ tiếp tục nạp nhân của hệ điều hành vào bộ nhớ trong
1.1.2. BIOS SETUP
Chương trình BIOS SETUP sẽ được kích hoạt nhờ nhấn một phím hay tổ hợp phím đặc biệt trong quá trình POST.
1.1.3. BOOTSTRAP
Bootstrap là thủ tục đọc đĩa để tìm và thực hiện sector khởi động chính - sector (1, 0, 0) trên đĩa hệ thống.
1.1.4. BIOS
BIOS trên bảng mạch chính thường bao gồm các trình điều khiển các thành phần cơ bản của hệ thống như: bàn phím, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, các cổng,...
1.2. Một số lưu ý về ROM BIOS
1. Vì BIOS là phần mã chính được lưu trữ trong loại ROM này nên người ta thường gọi nó là ROM BIOS.
2. Trong các máy cũ, ROM BIOS trên bảng mạch chính có thể có 5, 6 chip nhưng hầu hết các PC ngày nay chỉ có duy nhất một chip.
3. BIOS Plug and Play: đây là một công nghệ được thiết kế nhằm giúp người sử dụng có thể dễ dàng mở rộng chức năng của hệ máy tính. Một hệ máy tính Plug and Play bao gồm 3 thành phần chính sau đây:
- BIOS Plug and Play.
- Extended System Configuration Data (ESCD).
- Hệ điều hành Plug and Play.

1.3. Các nhà sản xuất ROM BIOS
2. RAM CMOS
2.1. Cơ bản về RAM CMOS
Các thông tin về cấu hình hệ thống được ghi ở trong ROM là cố định, không thể thay đổi. Nhưng việc kết nối với các thiết bị phần cứng của mỗi hệ thống máy tính là khác nhau về số lượng và chủng loại, cho nên các nhà sản suất không thể kết nối cứng trong ROM được. Để giải quyết vấn đề này, các máy tính trước đây sử dụng các công tắc điều khiển để chọn các bộ phận có trong hệ máy tính. Ngày nay, người ta có một phương pháp tốt hơn là bổ sung một vi mạch có tên RAM CMOS (Random Access Memory Complementary Metal Oxide Semiconductor) để lưu giữ các thông tin cấu hình của hệ thống máy tính. Các thông tin cấu hình trong RAM CMOS có thể được thay đổi nhờ chương trình BIOS SETUP nằm trong ROM BIOS. Hai chip ROM BIOS và RAM CMOS là hoàn toàn khác nhau, thường có sự hiểu lầm cho rằng hai loại chip này chỉ là một vì chương trình SETUP trong ROM BIOS được sử dụng để cài đặt và lưu trữ các cấu hình của máy trong RAM CMOS.
2.1. C¬ b¶n vÒ RAM CMOS
Trªn b¶ng m¹ch chÝnh cã mét chip RTC/NVRAM (Real Time Clock / None Volatile Random Access Memory - §ång hå thêi gian thùc / bé nhí truy cËp ngÉu nhiªn bÊt biÕn). Chip RAM CMOS thùc chÊt lµ mét chip ®ång hå sè céng thªm mét sè byte nhí. Nh÷ng chip RAM CMOS ®Çu tiªn ®­îc sö dông trªn m¸y PC lµ chip Motorola MC 146818 cã 64 bytes nhí, trong ®ã cã 10 bytes dµnh cho chøc n¨ng ®ång hå. Nã gäi lµ "bÊt biÕn" v× nã ®­îc chÕ t¹o b»ng c«ng nghÖ CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor), v× vËy tiªu thô rÊt Ýt n¨ng l­îng (c­êng ®é dßng ®iÖn chØ kho¶ng 1/1000000 A), vµ n¨ng l­îng lu«n ®­îc cung cÊp bëi mét pin trªn b¶ng m¹ch chÝnh. Ng­êi ta hay quen gäi chip nµy lµ RAM CMOS (RAM chÕ t¹o theo c«ng nghÖ CMOS). Khi ta vµo tr×nh BIOS SETUP, thiÕt lËp c¸c th«ng sè cÊu h×nh vµ sau ®ã ghi vµo trong RAM CMOS. Trong c¸c b¶ng m¹ch chÝnh hiÖn ®¹i ngµy nay, ®Æc biÖt lµ trong c¸c hÖ thèng Plug and Play, dung l­îng cña RAM CMOS cã thÓ lªn tíi 2MB, thËm chÝ cã thÓ h¬n. Mét sè hÖ thèng chÊt l­îng cao hiÖn nay cã lo¹i RAM CMOS chøa lu«n pin trong chip, c¸c chip nµy cã tuæi thä rÊt cao, mét sè hÖ thèng cßn kh«ng sö dông c¶ pin nh­ c¸c hÖ thèng cña Hewlett Packard, mµ cã mét tô ®iÖn tù ®éng n¹p ®iÖn, mçi khi hÖ thèng ®­îc c¾m vµo nguån (kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i bËt m¸y). NÕu hÖ thèng kh«ng ®­îc c¾m vµo nguån, tô ®iÖn sÏ nu«i ®­îc RAM CMOS trong mét tuÇn.
2.2. Một số trục trặc thường gặp về RAM CMOS
Nếu ta nhận được thông báo chạy SETUP mỗi khi bật máy, có thể pin nuôi RAM CMOS đã bị hết hoặc hỏng. Vì vậy, các thông tin cấu hình ghi trong nó đã bị mất. Khi đó, ta phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và khắc phục.
Khi máy ở trong quá trình POST, nếu chương trình POST phát hiện thấy một số thông số phần cứng trong hệ thống không khớp với các thông tin được lưu giữ trong RAM CMOS thì nó sẽ nhắc ta chạy chương trình setup để khai báo lại cho đúng.
Trong bộ nhớ RAM CMOS các thông tin cấu hình của máy lưu giữ trong nó được bảo vệ bởi kỹ thuật checksum, nó tính tổng các byte trong miền được bảo vệ theo một thuật toán đặc biệt và ghi kết quả vào 2 ô nhớ có địa chỉ 2Eh và 2Fh của RAM CMOS. Mỗi khi khởi động máy, chương trình POST đọc tham số lưu trữ trong RAM CMOS để xác định cấu hình của hệ thống, đồng thời nó tính lại checksum và so sánh với từ checksum đã được ghi, nếu khác nhau thì chứng tỏ nội dung vùng nhớ cần được bảo vệ đã bị thay đổi, chương trình POST sẽ thông báo cho người sử dụng chạy chương trình setup để khai báo lại cấu hình cho đúng.
3. Chạy chương trình BIOS SETUP
3.1. Vào chương trình BIOS SETUP
ấn Del: máy ĐNA
ấn F1: máy IBM
ấn F2: máy ACER, DEL
ấn F10: máy COMPAQ-HP
Hầu hết các hệ thống đã được cấu hình bởi các nhà sản xuất và các nhà phân phối sản phẩm. Chúng ta không cần phải vào BIOS SETUP khi không cần thiết hoặc không nhận được một thông báo yêu cầu.
Hệ thống sẽ khởi động lại ngay lập tức khi ta ra khỏi BIOS SETUP

Chương III
Bộ nguồn bên trong máy Tính
Trong hệ thống máy tính, bộ nguồn đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì nó làm nhiệm vụ chuyển đổi và cung cấp năng lượng cho hầu hết các thành phần khác trong hệ thống. Theo kinh nghiệm thì bộ nguồn là một trong những bộ phận hay xảy ra hư hỏng nhất, đặc biệt là những nhà lắp ráp chọn những bộ nguồn rẻ tiền. Từ sự trục trặc của bộ nguồn dẫn đến hư hỏng các thành phần khác mà nó cung cấp điện.
Mặc dù là một thành phần quan trọng của hệ máy tính, nhưng khi mua một hệ máy tính người ta thường chỉ quan tâm các bộ phận như: bộ vi xử lý, bộ nhớ, ổ đĩa cứng, ... Đa số người dùng không quan tâm tới bộ nguồn hoặc cùng lắm là quan tâm tới công suất của chúng mà thôi. ít ai quan tâm rằng bộ nguồn có ổn định không, dòng một chiều thế nào, tín hiệu có nhiễu không,...
Vì những lí do trên mà trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ về bộ nguồn để thấy được rõ hơn vai trò, các tính năng kỹ thuật, và vấn đề các sự cố và cách khắc phục đối với bộ nguồn.
1. Chức năng của bộ nguồn
Cung cấp nguồn 1 chiều: 3,3v, 5v, 12v
2. Nguyên lí hoạt động
2.1. Bộ nguồn nuôi tuyến tính



Hình 3 - 1: Sơ đồ khối của bộ nguồn nuôi tuyến tính
*Ưu điểm và nhược điểm của bộ nguồn nuôi tuyến tính
Bộ nguồn nuôi tuyến tính có cấu tạo đơn giản, dễ sửa chữa. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là phát ra nhiều nhiệt, cồng kềnh, đặc tuyến một chiều chưa tốt,...
Ưu điểm và nhược điểm của bộ nguồn nuôi chuyển mạch
Ưuđiểm:
+ Kích thước nhỏ, nhẹ nhưng hiệu suất cao.
+ Thay vì phải vứt bỏ phần điện áp dư thừa dưới dạng nhiệt, nó chỉ đóng mạch phần công suất cần thiết cho lối ra mà thôi. Điều đó cũng có tác dụng như một ổn áp.
+ Với tần số cao, bộ lọc sẽ giảm thiểu rất nhiều về điện dung và do đó đặc tuyến một chiều sẽ tốt lên rất nhiều.
Nhược điểm:
Nhược điểm của bộ nguồn nuôi này là cấu tạo phức tạp, khó tìm chỗ hỏng hóc và sửa chữa.
2.2. Bộ nguồn chuyển mạch



3. Các loại bộ nguồn nuôi
AT, ATX
Bộ nguồn ATX chỉ có một giắc cắm vào bảng mạch chính có 20 chân được đánh dấu làm cho khó có thể cắm nhầm như các giắc cũ. Hơn nữa nó còn cung cấp nguồn +3,3V, do đó hạn chế được bộ điều áp trên bảng mạch chính để chuyển đổi nguồn +5V thành +3,3V là nguyên nhân sinh ra nhiệt trên bảng mạch chính.
Bộ nguồn ATX còn có thêm tín hiệu Power_On (PS_On) và 5V_Standby (5VSB) còn thường được gọi là Soft Power. Power_On là một tín hiệu cho bảng mạch chính được hệ điều hành Windows 9x/2000 sử dụng để điều khiển nguồn của hệ thống bằng phần mềm. Cũng nhờ tín hiệu này mà các chức năng như Wake On Ring hay Wake On Lan có thể bật hệ thống khi nhận tín hiệu từ Modem hay Card mạng. Tín hiệu 5V_Standby luôn được kích hoạt và cung cấp cho bảng mạch chính một lượng điện hạn chế ngay cả khi hệ thống đã tắt và cho phép bật các tính năng ở trên, các tính năng này được điều khiển thông qua BIOS.

4. Công suất của các bộ nguồn nuôi
Các bộ nguồn nuôi không giống nhau trong các máy vi tính khác nhau. Trị số công suất của nguồn nuôi là tổng số công suất mà nó đưa ra được tính bằng watt.
Việc xác định nguồn nuôi là một yếu tố rất quan trọng khi xây dựng một hệ máy mới hoặc nâng cấp một hệ máy cũ. Chẳng hạn, một ổ đĩa cứng khi khởi động đòi hỏi dòng 5A trên đường dây 12V. Nếu ta mắc vào hệ máy cũ với nguồn nuôi 65W, khiến cho bộ nguồn quá tải mỗi khi bật máy dẫn đến bị hỏng.
5. Điện áp ra và các đầu nối của bộ nguồn
5.1. Bộ nguồn nuôi AT
5.2. Bộ nguồn nuôi ATX
Bộ nguồn ATX phải kiểm tra và thử nghiệm bên trong trước khi cho phép hệ thống khởi động. Nếu thử nghiệm thành công, bộ nguồn gửi một tín hiệu đặc biệt qua chân Power Good (PG) tới bảng mạch chính, tín hiệu này được nhận bởi chip định thời của bộ xử lý. Chip này sẽ điều khiển đường khởi động lại cho bộ xử lý. Nếu tín hiệu PG không có, chip định thời sẽ điều khiển khởi động lại máy liên tiếp, ngăn chặn sự hoạt động của hệ thống. Vì vậy, máy sẽ bật / tắt bất thường khi nguồn cung cấp điện yếu hay không ổn định.
6. Một số điều cần lưu ý và một số sự cố thông thường
*Lợi ích của một bộ nguồn tốt
Một hệ thống có một bộ nguồn công suất lớn và chất lượng cao sẽ bảo vệ hệ thống của bạn và sẽ không bị ảnh hưởng khi có một trong những tình trạng sau xẩy ra:
+ Mất điện bất thường.
+ Nguồn yếu.
+ Một xung điện cao lên tới 2500v đặt trực tiếp đầu vào dòng xoay chiều (ví dụ như sét).
7. Vấn đề tắt nguồn
Việc tắt hệ thống một cách thường xuyên có thể gây nguy hại cho các thành phần bên trong hệ thống. Khi bật/tắt làm cho nhiệt độ thay đổi đột ngột làm cho các linh kiện nở ra/co lại, sau một thời gian sẽ gây nguy hiểm cho nhiều bộ phận của máy tính, chẳng hạn:
1. Làm cho các con chip được cắm vào đế cắm có thể tách dần ra và hơi ẩm có thể lọt vào gây ô xy hoá dẫn đến lỗi tiếp xúc.
2. Các đường dây và công tắc có thể bị gẫy, các bảng mạch điện tử có thể bị rạn nứt, bởi vì các linh kiện điện tử được gắn với nhau có sự khác nhau về hệ số co dãn nên có thể dẫn đến hỏng các mối hàn.
3. Các phần tiếp xúc ở các giắc cắm có thể bị lỏng dần và gây lỗi,v.v. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng tới cả ổ đĩa cứng.
8. Sự cố về bộ nguồn và cách xử lý
Bộ nguồn là nơi hay xảy ra các sự cố của hệ máy PC. Sau đây là một số lỗi có thể liên quan tới bộ nguồn:
1. Một lỗi bất kỳ khi khởi động hệ thống.
2. Tự khởi động lại hay treo máy khi đang hoạt động.
3. Quạt ổ đĩa cứng hay quạt nguồn không quay.
4. Máy quá nóng.
Bài tập cuối chương
3.1. Trình bày về chức năng và tầm quan trọng của bộ nguồn nuôi.
3.2. Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý hoạt động của bộ nguồn nuôi tuyến tính.
3.3. Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý hoạt động của bộ nguồn nuôi chuyển mạch.
3.4. So sánh các bộ nguồn nuôi tuyến tính và chuyển mạch.
3.5. Nêu các loại bộ nguồn phổ biến hiện nay, trình bày các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của bộ nguồn ATX.
3.6. Khi lắp đặt thêm các thiết bị vào hệ thống máy tính thì có phải thay bộ nguồn không?
Chương 4. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên- RAM

1. Tổng quan về bộ nhớ, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
1.1 Tổng quan về bộ nhớ
Bộ nhớ máy tính có nhiều loại:
- Các thanh ghi trong bộ vi xử lý làm n/v thực hiện các thao tác số học, logic
Bộ nhớ làm n/v lưu trữ lâu dài, với số lượng lớn các chương trình, dữ liệu
- Bộ nhớ bán dẫn: Ram: Lưu trữ tạm thời các chương trình, dữ liệu
Rom: Lưu trữ lâu dài.....
1.2 Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên:
Tên gọi là RAM( Random Access Memory) Là không gian làm việc của bộ vi xử lý. Bộ nhớ này có thể truy cập ngẫu nhiên, nhanh chóng tại bất kì một vị trí nào và thời gian truy cập là như nhau.
- Cất giữ tạm thời các chương trình, dữ liệu trong khi máy hoạt động. Khi khởi động hay tắt máy thì dữ liệu trong RAM sẽ bị mất.
Như vậy nếu ta tăng dung lượng RAM cho máy tính thì ta có thể cùng một lúc làm việc với nhiều chương trình hơn, việc xử lý sẽ nhanh hơn...

2. Các loại Chíp Ram

2.1 DRAM (Dynamic Random Access Memory)
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động được cấu tạo từ những phần tử nhớ cơ bản là những tụ điện, biểu hiện trạng thái là việc tích trữ các điện tíchvì tụ điện hay giảm điện tích trong thời gian rất ngắn cho nên để ngăn ngừa dữ liệu đã lưu trữ bị thay đổi, cứ vài mini giây chúng phải được làm tươi 1 lần m điện tích trong thời gian rất ngắn cho nên để ngăn ngừa dữ liệu đã lưu trữ bị thay đổi, cứ vài mini giây chúng phải được làm tươi 1 lần (nạp điện tích) vì vậy gọi là RAM động. Khi làm tươi RAM bộ điều khiển bộ nhớ (nằm trong cầu bắc) ngừng việc đọc/ghi bộ nhớ để tiến hành làm tươi.
DRAM có cấu trúc đơn giản( chỉ cần 1 transistor, 1 tụ điện để lưu trữ 1 bít thông tin) nên -> kiến trúc nhỏ gọn, dung lượng lớn, giá thành rẻ nhưng tốc độ truy cập chậm.
2.2 SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory) Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ) là dạng mới của DRAM, được lắp đặt trong các hệ thống bus đồng bộ có thể đạt tới tốc độ 100 MHz. Mặt khác nó còn đồng bộ với tốc độ tốc độ lõi của CPU. Hai trang bộ nhớ cùng mở một lúc, nên trong khi một mẫu dữ liệu đang chuyển tới CPU thì một mẫu khác được truy tìm, điều đó làm giảm thời gian truy cập.
2.3. SRAM
- SRAM (Static Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh) được cấu thành từ các phần tử nhớ cơ bản là các flip - flop. - RAM tĩnh không cần phải làm tươi thường xuyên, nên có tốc độ nhanh hơn DRAM nhiều lần và có thể theo kịp tốc độ CPU.
- Kích thước SRAM cũng lớn hơn DRAM (kích thước lớn gấp 30 lần với cùng một dung lượng), giá thành cao hơn DRAM (gấp 30 lần). Chính vì vậy nên SRAM thường chỉ được dùng làm bộ nhớ cache.

2.4 RDRAM (Rambus DRAM)
Là thiết bị kênh hẹp chỉ có thể truyền 16 bit dữ liệu kèm theo 2 bit chẵn lẻ đồng thời nhưng tốc độ nhanh hơn các loại DRAM rất nhiều. Tốc độ có thể lên tới 800MHz

2.4.1 RIMM:
- Một kênh RDRAM có thể hỗ trợ tới 32 chip RDRAM hoặc hơn, các chip RDRAM được cài đặt nối tiếp trên một thanh gọi là RIMM tuy nhiên việc truyền dữ liệu có thể được tiến hành giữa bộ điều khiển và từng chip riêng biệt.
- Bus bộ nhớ là đường dẫn liên tục đi từ bộ điều khiển bộ nhớ qua tất cả các khe cắm RIMM.
- Bus bộ nhớ của RDRAM chỉ có tốc độ 400 MHz (vì áp dụng kỹ thuật truyền hai lần trong một chu kỳ).
- Các thanh RIMM có kích thước và hình dáng giống DIMM, nhưng chúng không thể cắm lẫn được cho nhau.
2.4.2. Tr¹ng th¸i chê Ýt: nhê ¸p dông kü thuËt truyÒn hai lÇn trong mét chu kú ®ång hå ë thêi ®iÓm t¹i s­ên lªn vµ s­ên xuèng cña xung nhÞp ®ång hå lµm gi¶m mét nöa thêi gian chê, nªn tèc ®é cña RDRAM t­¬ng ®­¬ng víi 800 MHz mÆc dï tèc ®é bus chØ lµ 400 MHz.
2.4.3 Bus ®iÒu khiÓn vµ bus ®Þa chØ:
Trong c¸c hÖ thèng dïng Rambus c¸c bus ®iÒu khiÓn vµ ®Þa chØ ch¹y song song víi bus d÷ liÖu.
Chóng ®­îc t¸ch thµnh mét bus ®iÒu khiÓn hµng vµ mét bus ®iÒu khiÓn cét riªng biÖt.
=> N©ng cao tèc ®é cña bé nhí. C¸c c«ng nghÖ truyÒn thèng nh­ lµ SDRAM ®ßi hái r»ng c¸c ®­êng ®Þa chØ hµng vµ cét ®­îc truyÒn ë trªn cïng mét tËp c¸c ®­êng ®Þa chØ, dÉn ®Õn sù tranh chÊp tµi nguyªn vµ h¹n chÕ tèc ®é truy cËp d÷ liÖu.
2.4. DDR SDRAM
- DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ tốc độ dữ liệu kép), là một công nghệ DRAM tiên tiến, dải tần cao, mang lại nhiều ưu điểm và phù hợp với các máy tính cá nhân thương mại.
- Về cơ bản, DDR SDRAM được cải tiến từ bộ nhớ SDRAM và có tốc độ gấp đôi SDRAM.
- Tuy nhiên, DDR SDRAM không tăng gấp đôi tốc độ đồng hồ mà áp dụng kỹ thuật truyền hai lần trong một chu kỳ đồng hồ ở thời điểm tại sườn lên và sườn xuống của xung nhịp đồng hồ. Đây là bộ nhớ cạnh tranh với RDRAM về mặt giá cả và là bộ nhớ thay thế RDRAM trong các máy tính giá thành hạ không dùng bộ xử lý của Intel.
2.5. Bộ nhớ Cache
- Khi các hệ thống PC có tốc độ 16 MHz, DRAM có thể có tốc độ tương đương tốc độ của bảng mạch chính và CPU nên không cần bộ nhớ cache. Nhưng khi tốc độ CPU vượt xa tốc độ DRAM, thì nhu cầu bộ nhớ cache là cần thiết.
a) Các loại cache
- Các loại cache đều được tạo nên từ SRAM.
- Trong các máy từ 486 đến Pentium IV thường có 2 loại cache, cache L1 (Level 1) được tích hợp trong CPU và cache L2 (Level 2) thường được tích hợp trên bảng mạch chính. Công dụng của bộ nhớ cache có thể được tóm tắt như sau:
- Khi xử lý dữ liệu, CPU sẽ kiểm tra lần lượt cache L1 để tìm dữ liệu, nếu không thấy nó sẽ tìm trong cache L2. Nếu tìm thấy nó sẽ không phải đọc dữ liệu từ bộ nhớ chính nữa. Bộ điều khiển cache có thể đoán trước được nhu cầu của CPU và nạp trước các dữ liệu vào trong bộ nhớ cache. Trong các máy hiện đại từ thế hệ 5 trở về trước bộ điều khiển cache thường nằm trong North Bridge, trong các máy từ Pentium Pro trở lại đây bộ điều khiển cache nằm ngay trong CPU.





Bus hệ thống
Khe cắm RAM
b) Vị trí và tốc độ của cache

- Trong các máy từ Pentium về trước, vì sử dụng các loại FPM DRAM và EDO RAM nên tốc độ của chúng thua kém nhiều so với tốc độ BUS hệ thống, vì vậy cache L2 được cài đặt trên bảng mạch chính và có tốc độ bằng tốc độ BUS hệ thống.
- Trong các máy từ Pentium Pro trở lại đây, SDRAM có tốc độ bằng tốc độ BUS hệ thống nên việc cài đặt cache L2 trên bảng mạch chính có tốc độ bằng tốc độ BUS hệ thống là vô nghĩa. Chính vì thế, trong các loại máy này cache L2 được nối trực tiếp với CPU và có tốc độ bằng CPU (Pentium Pro, AMD K6-3, Celeron, Pentium III Xeon) hoặc bằng 1/2 tốc độ CPU (Pentium II, Pentium III, Pentium IV).
3. RAM vật lí, DIP, SIMM và DIMM
3.1. RAM vật lý
3.2. DIP (Dual Inline Package - vỏ hai hàng chân)
- Dùng trong các máy IBM XT, IBM AT thế hệ đầu tiên.
3.3. SIMM (Single Inline Memory Module - Mô đun nhớ một hàng chân)

3.4. DIMM (Dual Inline Memory Module - Mô đun nhớ hai hàng chân)

4. Một số vấn đề khác về bộ nhớ
4.1. Khối bộ nhớ
Các chip nhớ được tổ chức thành các khối trên bảng mạch chính hay mô đun nhớ. Các khối thường có liên quan đến độ rộng bus dữ liệu của CPU.
Cần lưu ý rằng, khi lắp đặt RAM cho một PC thì tối thiểu phải là một khối nhớ, hoặc là bội nguyên lần của khối nhớ. Các thanh RAM tạo nên một khối nhớ phải cùng kiểu và cùng kích thước.
4.2. Tốc độ RAM
- Tốc độ truy cập của RAM được tính là tổng thời gian xác định vị trí ô nhớ và thời gian truyền dữ liệu.
- Trong các RAM cũ, tốc độ được đo bằng ns (1 ns = 1 phần tỷ giây), các RAM mới sau này tốc độ được đo bằng MHz (1 MHz = 1 triệu chu kỳ/giây).

4.3. Vấn đề tiếp xúc của các thanh RAM
4.4. Các loại RAM có kiểm tra lỗi
Các chip nhớ có thể bị lỗi, có 2 loại lỗi: lỗi cứng (hard fail) và lỗi mềm (soft error).
Cã ba lo¹i RAM liªn quan ®Õn söa lçi hay kh«ng söa lçi sau:

1. RAM kh«ng ch½n lÎ (Non Parity): Lo¹i RAM nµy kh«ng cã kh¶ n¨ng ph¸t hiÖn lçi, ng­êi ta s¶n xuÊt chóng do nhu cÇu gi¶m gi¸ thµnh. Tuy nhiªn, viÖc chÊp nhËn mét bé nhí kiÓu nµy lµ m¹o hiÓm. Mét khi lçi bé nhí xÈy ra th× chi phÝ cho viÖc kh¾c phôc cã thÓ gÊp nhiÒu lÇn tµi chÝnh tiÕt kiÖm do phÇn cøng.

2. RAM Ch½n lÎ (Parity): §©y lµ lo¹i RAM cø 8 bit d÷ liÖu th× cã thªm 1 bit ch½n lÎ cho phÐp ph¸t hiÖn lçi vµ ®­a ra th«ng b¸o lçi. KiÓm tra ch½n lÎ kh«ng söa ®­îc lçi, nh­ng nã cã 2 lîi Ých chñ yÕu sau:
1. Tr¸nh ®­îc viÖc tÝnh to¸n trªn c¸c d÷ liÖu sai.
2. §Þnh vÞ râ nguån g©y lçi, gióp ng­êi dïng gi¶i quyÕt vÊn ®Ò vµ t¨ng kh¶ n¨ng phôc vô cña hÖ thèng.
C¸c hÖ thèng PC trªn thÞ tr­êng cã thÓ ®­îc thiÕt kÕ ®Ó sö dông bé nhí ch½n lÎ hay kh«ng ch½n lÎ th«ng qua mét tuú chän trªn b¶ng m¹ch chÝnh.

3. RAM ECC (Error Correcting Code - m· söa lçi): RAM ECC cho phÐp söa ch÷a ®­îc c¸c lçi 1 bit, tøc lµ hÖ thèng vÉn tiÕp tôc vµ kh«ng cã d÷ liÖu sai (98% lçi bé nhí lµ 1 bit). RAM ECC ®­îc l¾p ®Æt trong c¸c PC hiÖn nay hÇu hÕt ®Òu cã kiÓu SEC - DED (Single bit Error Correction - Double bit Error Detection: söa lçi 1 bit, ph¸t hiÖn lçi 2 bit). RAM ECC cÇn thªm 7 bit cho khèi nhí 32 bit vµ 8 bit cho khèi nhí 64 bit, nh­ vËy c¸c RAM 64 bit th× gi¸ thµnh ECC/Parity lµ nh­ nhau.
5. Cài đặt và bổ sung bộ nhớ
6. Một số biện pháp thông thường kiểm tra bộ nhớ RAM
* Chương trình kiểm tra RAM tích hợp trong ROM BIOS
Các BIOS đều có phần mềm kiểm tra RAM khi POST Trong quá trình POST, RAM sẽ được kiểm tra và đếm dung lượng, dung lượng đó được đem so với dung lượng lưu trong BIOS của lần chạy trước, nếu khác nhau hệ thống sẽ thông báo lỗi. Trong quá trình kiểm tra nếu có lỗi hệ thống ta sẽ nhận được thông báo bằng tiếng bip. Nếu hệ thống có thể truy cập được vùng nhớ màn hình, các thông báo lỗi sẽ được hiện lên màn hình thay cho tiếng beep. Tuy nhiên vì POST được thiết kế để chạy nhanh lên nó không thể kiểm tra một cách tỉ mỉ, cho nên không phải tất cả các lỗi đều được phát hiện trong khi POST.
* Dùng phần mềm chuyên dụng như gold memory(trong đĩa Hiren Boots), Mem Test....
* Khoanh vùng kiểm tra ram lỗi.
Tóm tắt chương
Bộ nhớ trong: Ram và Rom
1- Các loại chíp ram:
- DRAM (Dynamic Random Access Memory)
- SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory)
- RDRAM (Rambus DRAM)
- SRAM (Static Random Access Memory)
2- Ram vật lý
- SIMM (Single Inline Memory Module - Mô đun nhớ một hàng chân)
- DIMM (Dual Inline Memory Module - Mô đun nhớ hai hàng chân)
3- Tốc độ của Ram: MHz.
4- Bộ nhớ Cache: L1-L2 được chế tạo từ SRAM, được nối trực tiếp với CPU
Các loại RAM phổ biến:
- SDRAM : Bus: 100Mhz, 133Mhz
- DDR SDRAM: Bus: 266Mhz, 333Mhz, 400Mhz.
- DDR2: Bus: 533Mhz, 667Mhz...

Tóm tắt chương
Bộ nhớ RAM của máy tính là một bộ phận không thể thiếu và có vai trò quan trọng đối với sự hoạt động hiệu quả của máy tính. Nắm vững tính năng kỹ thuật của bộ nhớ RAM giúp cho chúng ta cài đặt một cách hợp lý để tạo ra một máy tính có năng lực hoạt động tốt nhất. Bộ nhớ RAM cũng là một thành phần đắt tiền và rất dễ bị hư hỏng, gây lỗi nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách. Nắm chắc nội dung của chương này giúp cho những người làm công việc bảo trì hệ thống máy tính bước đầu làm chủ được một trong những thành phần quan trọng của máy tính.
Bài tập cuối chương
4.1. Hãy nêu các loại bộ nhớ và chức năng chính của mỗi loại.
4.2. Tại sao lại gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM).
4.3. Giải thích các thuật ngữ DRAM, SRAM, SDRAM, RDRAM, DDR RDRAM.
4.4. Một số loại DRAM thông dụng, tính năng kỹ thuật của mỗi loại.
4.5. Nêu những đặc trưng kỹ thuật cơ bản của RDRAM, những ưu điểm nổi bật của nó so với SDRAM?
4.6. Nêu những đặc trưng kỹ thuật cơ bản của DDR SDRAM, những ưu điểm của nó so với SDRAM và RDRAM?
4.7. Phân biệt bộ nhớ Cache L1 và Cache L2. Nếu các bộ nhớ Cache bị hỏng thì máy tính có còn hoạt động không?
4.8. + Tại sao các máy tính thế hệ 80386 về trước lại không có bộ nhớ Cache?
+ Tại sao các máy tính từ thế hệ Pentium Pro trở lại đây, Cache L2 lại kết nối trực tiếp với CPU?
4.9. Phân biệt các modul RAM: DIP, DIMM, SIMM, RIMM.
4.10. Phân biệt các loại RAM: None Parity, Parity, ECC.
4.11. Trình bày các bước cài đặt/gỡ bỏ các mô đun RIMM/DIMM/RIMM.
4.12. Trình bày các bước để khoanh vùng phát hiện hỏng hóc của RAM.
Chương V
Bộ vi xử lý
Bộ vi xử lý (Thường gọi là đơn vị xử lý trung tâm - Central Processing Unit viết tắt là CPU), được coi là bộ não của máy tính, nó thực hiện hầu hết các chức năng xử lý, tính toán của máy tính. Bộ vi xử lý cũng là một bộ phận đắt đỏ nhất của hệ thống. Đối với các máy tính cá nhân, hãng Intel được coi là hãng đầu tiên chế tạo bộ vi xử lý cho nó và hiện nay hãng là nơi cung cấp chủ yếu các bộ vi xử lý cho các máy tính cá nhân. Ngoài Intel ra, còn một số hãng khác cũng sản xuất bộ vi xử lý tương thích với bộ vi xử lý của Intel như AMD, Cyrix,...
1. Các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của bộ vi xử lý
Để đánh giá hiệu năng của một bộ vi xử lý người ta thường căn cứ vào một số đặc trưng kỹ thuật cơ bản đó là: tốc độ, độ rộng của thanh ghi trong, độ rộng bus dữ liệu, độ rộng bus địa chỉ, dung lượng bộ nhớ Cache,...
1.1. Tốc độ của CPU
a) Tốc độ đồng hồ của CPU
CPU là thiết bị xử lý số, tốc độ xử lý được đánh giá theo tần số xung nhịp đồng hồ. Do vậy, tốc độ của CPU được tính theo đơn vị Hz (Hertz). Bội của Hz là KHz (KiloHertz), MHz (MegaHertz), GHz (GigaHertz). Chu kỳ là thành phần thời gian nhỏ nhất của CPU. Tuy nhiên, số chu kỳ để thực hiện một lệnh là khác nhau đối với từng loại CPU. Ví dụ:
- 8086 và 8088 cần 12 chu kỳ để thực hiện 1 lệnh đơn.
- 80486 và một số CPU tương thích với Intel thế hệ 4 như AMD và Cyrix cần 2 chu kỳ cho 1 lệnh đơn.
- Pentium và các CPU thế hệ 5 tương thích Intel như AMD và Cyrix thực hiện 3 lệnh đơn trong 1 chu kỳ.
Vì vậy để đánh giá tốc độ của một CPU ngoài tốc độ đồng hồ còn phải xem xét đến số chu kỳ thực hiện một lệnh của chúng. Chính vì vậy mà CPU 486 chạy nhanh hơn hai lần so với CPU 386 cùng tốc độ, CPU pentium chạy nhanh hơn 2 lần CPU 486 cùng tốc độ, tốc độ xử lý của CPU pentium III 600 MHz tương đương CPU pentium 900 MHz.
b) Tốc độ CPU và tốc độ bảng mạch chính
Các bộ xử lí khác nhau có hệ số nhân xung nhịp khác nhau đối với tốc độ của bảng mạch chính (hay còn gọi là tốc độ của Bus hệ thống ), hệ số này có thể được cài đặt thông qua một jumper trên bảng mạch chính hay thông qua thiết đặt CMOS ( theo tài liệu hướng dẫn kèm theo bảng mạch chính). Hầu hết các máy tính hiện thời đều sử dụng các mạch điện tử điều chỉnh tần số để điều khiển tốc độ bảng mạch chính và tốc độ CPU. Các bảng mạch chính hiện nay thường có các tốc độ khác nhau, CPU có thể chạy ở nhiều tần số khác nhau tuỳ thuộc tốc độ của bảng mạch chính.
Mối liên quan giữa tốc độ CPU và tốc độ bảng mạch chính
1.2. Bus dữ liệu
Độ rộng của Bus dữ liệu xác định số bit dữ liệu có thể đồng thời vào/ra chip CPU. Bus dữ liệu của CPU được kết nối với Bus dữ liệu trên bảng mạch chính có chức năng nhận hay gửi dữ liệu thông qua các chân dữ liệu. Độ rộng của Bus dữ liệu đồng thời cũng quy định kích thước khối bộ nhớ.
Trong máy tính dữ liệu được gửi đi dưới dạng thông tin số, một đường truyền có thể có điện áp 5v (bit dữ liệu 1) hay 0 v (bit dữ liệu 0). Các máy pentium có thể nhận hay gửi đồng thời 64 bit từ/tới bộ nhớ chính.
1.3. Các thanh ghi trong
Kích thước thanh ghi trong chỉ ra độ dài tối đa các bit mà CPU có thể xử lí đồng thời tại một thơì điểm. Với thanh ghi 32 bit thì CPU có thể thực hiện các lệnh 32 bit và xử lí các chuỗi 32 bit mà các CPU có thanh ghi 16 bit không thể. Các CPU 32 bit có thể chạy trên các hệ điều hành 32 bit và các phần mềm 32 bit có thể chạy được.
1.4. Bus địa chỉ
- Độ rộng của Bus địa chỉ xác định dung lượng RAM tối đa mà CPU có thể địa chỉ hoá được. Chúng ta đã biết với số có hai chữ số cơ số 10 thì có 102 =100 số khác nhau, cơ số 2 thì có 22 = 4 số khác nhau, với Bus địa chỉ 20 đường thì có 202 = 1048576 địa chỉ khác nhau.
1.5. Bộ nhớ Cache tích hợp trong CPU
- Bộ nhớ Cache tích hợp trong CPU còn được gọi là Cache L1 (Level 1). Các CPU từ 486DX trở lại đây đều có bộ nhớ tốc độ cao dùng để lưu trữ một số mã lệnh và dữ liệu cho công việc hiện thời được tích hợp ngay bên trong CPU được gọi là Cache L1. Cache L1 thường chạy với tốc độ bằng tốc độ CPU, vì vậy khi truy cập bộ nhớ cache L1, CPU không phải ở vào trạng thái chờ (wait state).
2. Một số vấn đề liên quan tới công nghệ của bộ vi xử lý
2.1. Công nghệ MMX
Công nghệ MMX (MultiMedia eXtension - mở rộng đa phương tiện) bắt đầu được giới thiệu trong các CPU pentiun thế hệ MMX. Công nghệ MMX tích hợp các khả năng SIMD và bổ sung thêm 57 lệnh mới hỗ trợ cho việc xử lí dữ liệu hình ảnh, âm thanh, đồ hoạ,... Ngoài ra, các chip MMX có dung lượng Cache L1 lớn gấp đôi các chip pentium thường vì vậy nó cải thiện sự hoạt động của các phần mềm dù là đa phương tiện hay không.
2.2. Công nghệ SSE /SSE2
a) Công nghệ SSE
Bộ xử lí Pentium III được giới thiệu vào tháng 2 năm 1999, mở rộng công nghệ MMX được gọi là công nghệ SSE (Streaming SIMD Extension). SSE gồm 70 lệnh mới phục vụ cho việc xử lí đồ hoạ, âm thanh, 3D, trình diễn DVD, các ứng dụng nhận dạng tiếng nói, SSE có các ưu điểm nổi bật sau:
1. Độ phân giải cao, chất lượng hình ảnh cao và có xử lí.
2. Chất lượng âm thanh cao, mã hoá /giải mã MPEG2 đồng thời.
3. Giảm chiếm dụng CPU trong nhận dạng tiếng nói, độ chính xác cao.

a) Công nghệ SSE2
SSE2 mở rộng công nghệ MMX và SSE bằng cách tăng thêm 144 lệnh mới. Những lệnh này bao gồm các phép toán trên các số nguyên và các số thực 128 bit. Những lệnh này làm giảm đi tổng số lệnh cơ bản được yêu cầu để chạy một chương trình và kết quả là làm cho khả năng của máy tính tăng lên. SSE2 cũng làm tăng tốc độ rất nhiều trong các ứng dụng: bao gồm ứng dụng trong video, âm thanh, hình ảnh, xử lí ảnh, tạo mật mã, tài chính, kĩ thuật và khoa học,...
2.3. Công nghệ siêu phân luồng
Bộ vi xử lý pentium IV tốc độ 3.06 GHz hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng (Hyper - Threading Technology), đây là một công nghệ đột phá của Intel, làm thay đổi kiến trúc của bộ vi xử lý, và cải tiến sự thi hành của bộ vi xử lý. Công nghệ này cho phép các chương trình phần mềm được thực hiện trên 2 bộ vi xử lý ảo (trong một bộ vi xử lý vật lý) và làm việc một cách hiệu quả hơn. Công nghệ mới này cho phép bộ vi xử lý thực thi đồng thời hai luồng các chỉ lệnh trong cùng một thời điểm. Vì vậy, cải tiến đáng kể năng lực và chất lượng thực thi các lệnh.
2.4. Công nghệ siêu đường ống
Công nghệ siêu đường ống (Hyper - Pipelined Technology) của vi kiến trúc Intel NetBurst tăng gấp đôi độ sâu của đường ống so với vi kiến trúc dùng trong các bộ vi xử lý Intel Pentium III.
Một trong những đường ống mấu chốt, đường ống dự đoán nhánh / khôi phục được bổ sung lên tới 20 cấp trong vi kiến trúc Intel NetBurst, so với 10 cấp trong vi kiến trúc của bộ xử lý trước đó. Công nghệ này tăng một cách hiệu quả sự hoạt động, tần xuất và tính thích nghi của bộ vi xử lý.
2.5. Công nghệ đóng gói CPU
a) Đóng gói kiểu PGA
PGA (Pin Grid Array), là sự bố trí các chân theo một lưới hình vuông.
b) Đóng gói kiểu SPGA
SPGA (Staggered Pin Grid Array), là sự bố trí các chân theo hình chữ chi.
c) Đóng gói kiểu SECC
SECC (Single Edge Contact Cartridge - hộp tiếp xúc cạnh đơn). Các CPU Pentium II/III thường đóng gói theo kiểu này. Bộ xử lí và các chip RAM Cache L2 được lắp trên một bảng mạch nhỏ được bọc kín trong một hộp kim loại và chất dẻo.
3. Bộ đồng xử lí toán học
Bộ đồng xử lí toán học còn được gọi là bộ xử lý dấu phẩy động. Các bộ xử lí 486SX về trước có bộ đồng xử lí toán học đặt bên ngoài chip CPU có ký hiệu là x87. Các CPU từ 486DX về sau bộ đồng xử lý toán học được tích hợp ngay bên trong chip. Các bộ đồng xử lí toán học có thể thực hiện các thao tác tính toán cao cấp như: chia, khai căn, loga, lượng giác, ... nhanh gấp 10 đến 100 lần bộ xử lí chính tương ứng thực hiện. Bộ đồng xử lí thực hiện các phép toán trên các số thực dấu chấm động và trong khi tính toán có sự dịch chuyển của dấu phẩy. Đơn vị xử lí trong CPU chỉ thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân với số nguyên.
Các hệ thống từ 386 về trước có tuỳ chọn lắp bộ đồng xử lí toán học. Bộ đồng xử lí toán học không được coi là thiết bị chuẩn, một số hệ thống thậm chí còn không có cả đế cắm dành cho bộ đồng xử lí toán học.
5. Các chế độ của bộ vi xử lý
Các CPU 32 bit từ 386 trở lại đây có 3 chế độ vận hành khác nhau:
- Chế độ thực (Phần mềm 16 bit).
- Chế độ bảo vệ (Phần mềm 32 bit).
- Chế độ thực ảo (Phần mềm 16 bit trong môi trường 32 bit).
5.1. Chế độ thực
IBM PC 8088/8086 có các thanh ghi trong 16 bit, và có 20 đường địa chỉ. Vì vậy, phần mềm PC gốc được tạo ra là các phần mềm 16 bit (cả phần mềm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng), nó sử dụng các chỉ thị 16 bit và truy cập bộ nhớ RAM phạm vi 1 MB. Ví dụ: DOS và các phần mềm chạy trên DOS, chạy ở chế độ 16 bit và giới hạn trong kiến trúc bộ nhớ 1 MB được gọi là "chế độ thực". Đây là chế độ đơn nhiệm, tại một thời điểm chỉ có một chương trình được chạy. Không có trình bảo vệ để ngăn một chương trình viết đè lên chương trình khác trong bộ nhớ.
5.3. Chế độ thực ảo
Đây là chế độ ảo của chế độ 16 bit thực bên trong chế độ bảo vệ 32 bit. Trong môi trường Windows 95/98/2000 khi ta tạm thoát về DOS và chạy các chương trình for DOS tức là ta đang ở chế độ thực ảo. Bởi vì chế độ bảo vệ là đa nhiệm nên chúng ta có thể chạy đồng thời nhiều chương trình for DOS mà không bị lỗi. Ta cũng lưu ý rằng, chế độ thực ảo chỉ truy cập được 1 MB bộ nhớ RAM. Khi chúng ta chạy một chương trình for DOS trong môi trường Windows 95/98 thì hệ điều hành sẽ tạo ra một máy DOS ảo và chương trình sẽ được thực hiện trong đó.
5.2. Chế độ bảo vệ (32 bit)
Các bộ xử lí 386 về sau có các thanh ghi 32 bit, vì vậy nó có thể chạy với các tập chỉ thị 32 bit. Các hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng 32 bit được chạy trong chế độ này, đây là chế độ bảo vệ, chống ghi đè lên chương trình khác trong bộ nhớ.
6. Các thế hệ CPU
6.1. Thế hệ 1 - 8086/8088
Các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của CPU thế hệ 1:
1. Độ rộng thanh ghi: 16 bits.
2. Độ rộng Bus dữ liệu: 8086: 16 bits; 8088: 8 bits.
3. Độ rộng Bus địa chỉ: 20 bits (không gian địa chỉ nhớ 1MB).
4. Bộ đồng xử lý 8087 là một chip riêng biệt.
6.2. Thế hệ 2 - 80286
CPU 80286 được Intel giới thiệu 1981 và được lắp trong các máy PC/AT (Advanced Technology) của IBM và các máy tương thích IBM PC.
80286 có các đặc trưng kỹ thuật chủ yếu sau:
1. Độ rộng thanh ghi: 16 bits.
2. Độ rộng Bus dữ liệu: 16 bits.
3. Độ rộng Bus địa chỉ: 24 bits (không gian địa chỉ nhớ 16 MB).
4. Bộ đồng xử lý 80287 là một chip riêng biệt.
6.3. Thế hệ 3 - 80386
Các đặc trưng kỹ thuật cơ bản chung
Bộ xử lý 80386 là bộ xử lí 32 bit được giới thiệu 1985 và được đưa vào trong các máy tính cuối 1986. Bộ xử lý thế hệ ba có một số đặc trưng kỹ thuật chung sau đây:
1. Tốc độ từ 16
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)