Bài giới thiệu sách giáo dục kĩ năng sống
Chia sẻ bởi Vũ Thị Hà |
Ngày 21/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài giới thiệu sách giáo dục kĩ năng sống thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Hằng ngày ngoài việc học hành, ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc thì ai cũng phải có những hoạt động vui chơi, giao tiếp với mọi người xung quanh, … Cuộc sống không thể thiếu những điều cần thiết như vậy. Nhưng không phải ai cũng có thể biểu hiện được những hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với môi trường, với văn hóa XH…Không phải ai cũng biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, biết phân tích có phán đoán, biết tự khẳng định và xử sự bình đẳng, biết bao dung, tôn trọng người khác và ý thức giá trị bản thân. Nhân buổi chào cờ hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em 1 cẩm nang giúp các em có thêm kĩ năng sống rất cần thiết, đó là cuốn sách “TẬP TRUYỆN NGỤ NGÔN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG – tập 1” của nhà xuất bản VHTT, Bùi Văn Trực biên soạn. Đây là cuốn sách của trung tâm huấn luyện kĩ năng sống Phù Sa Đỏ.
Các em thân mến!
Từ lớp 6 em đã được học truyện ngụ ngôn, từ đó các em đã biết đc: Từ lâu người ta đã biết sử dụng phương tiện truyện kể như một phương cách để giáo dục, và thực tế cho thấy tác dụng giáo dục bằng truyện kể là không thể chối cãi. Đúng vậy, mỗi câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn sách này là một bài học về giá trị sống, chân lý cuộc sống. Mỗi câu chuyện dù mang hình ảnh những con vật nhưng thú vị và sâu sắc vô cùng.
Như câu chuyện “Chuột nhà và chuột đồng” – tr 35, hai con chuột này là đôi bạn thân, chuột đồng sống ở nông thôn, ra đồng ăn lúa, sống vui vẻ hạnh phúc, chuột nhà sống ở một gia đình thành phố giàu có hay ăn trộm thức ăn: đậu, pho mát, mật ong… cuộc sống sung túc, một hôm chuột đồng mời chuột nhà đến ăn giỗ, chuột đồng đãi chuột nhà bằng lúa mạch, chuột nhà chê chuột đồng sống như con kiến tầm thường, hãy lên thành phố sống để hưởng thụ sung sướng. Nghe có lý, chuột đồng lên thành phố. Đúng như chuột nhà nói, có bao nhiêu thứ để ăn nhưng không thể ăn một cách dễ dàng như ăn lúa ngoài đồng mà phải rình rập chủ nhà, lo sợ chủ nhà bắt đc, cả đêm chuột đồng không ăn gì đói run cả người. Hôm sau nó trở về với cuộc sống bình thường và yên ổn như xưa Chuyện về hai chú chuột đã cho ta hiểu rằng: cuộc sống giản dị nhưng vui vẻ, hạnh phúc còn hơn sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp nhưng luôn phải lo lắng, sợ hãi.
Hay như câu chuyện “Hất nó xuống và bước lên trên” – tr 55, truyện kể về một con lừa già, khi bị rơi xuống cái giếng khô cạn, người nông dân rất thương con lừa nhưng không biết làm gì để nâng nó lên, nghĩ ngay đến việc kết thúc nhanh chóng sự đau đớn cho con lừa. Anh ta cho đổ đất xuống giếng lấp con lừa lại. Lúc đầu nó hoảng sợ vô cùng nhưng khi từng tảng đất lấp xuống người nó thì có một ý nghĩ lóe lên: Cứ đất đổ lên người nó lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên, cứ như vậy từng chút, từng chút… với lời thầm nhủ tự cổ vũ: hãy hất nó xuống và bước lên trên. Và không bao lâu, dù bị bầm dập và kiệt sức nhưng con lừa đã chiến thắng khi bước lên khỏi miệng giếng. Các em biết rằng những gì sẽ đè bẹp và chôn sống con lừa, trên thực tế đã cứu sống nó, tất cả đều nhờ vào cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của sự hoảng loạn, sự thương hại…Hất nó xuống và bước lên trên, hãy can đảm bước từng chút một ra khỏi “cái giếng” mà chúng ta đang gặp phải.
Khi đọc truyện “Quả đào tiên” – tr 61, cô rất thú vị. Trong vườn đào có một quả đào to, tròn, ai nhìn cũng thích. Người chủ vườn định hái để lên bàn thờ tổ tiên nhưng quả đào đã kêu lên: “ Tôi là Hoàng hậu của các quả đào, kkông được hái” . Cả vườn đào được chủ hái mang đi bán hết, chỉ còn mình quả đào hoàng hậu. Nắng gió khiến nó tàn tạ đi, cuối cùng rơi xuống đất thối rữa. Không biết khi lâm vào cảnh tiều tụy, quả đào có hiểu ra ý nghĩa cuộc sống nằm ở chỗ thể hiện được giá trị bản thân, khi nó trở nên có ích cho mọi người. Đời người thật ngắn ngủi, để sống có ý nghĩa, mỗi người phải cố mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác.
Câu chuyện “Ai hay hơn ai” – tr 112, con hoàng oanh cất tiếng hót, các con vật khác nghe say mê, truyền cảm đến say lòng.
Các em thân mến!
Từ lớp 6 em đã được học truyện ngụ ngôn, từ đó các em đã biết đc: Từ lâu người ta đã biết sử dụng phương tiện truyện kể như một phương cách để giáo dục, và thực tế cho thấy tác dụng giáo dục bằng truyện kể là không thể chối cãi. Đúng vậy, mỗi câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn sách này là một bài học về giá trị sống, chân lý cuộc sống. Mỗi câu chuyện dù mang hình ảnh những con vật nhưng thú vị và sâu sắc vô cùng.
Như câu chuyện “Chuột nhà và chuột đồng” – tr 35, hai con chuột này là đôi bạn thân, chuột đồng sống ở nông thôn, ra đồng ăn lúa, sống vui vẻ hạnh phúc, chuột nhà sống ở một gia đình thành phố giàu có hay ăn trộm thức ăn: đậu, pho mát, mật ong… cuộc sống sung túc, một hôm chuột đồng mời chuột nhà đến ăn giỗ, chuột đồng đãi chuột nhà bằng lúa mạch, chuột nhà chê chuột đồng sống như con kiến tầm thường, hãy lên thành phố sống để hưởng thụ sung sướng. Nghe có lý, chuột đồng lên thành phố. Đúng như chuột nhà nói, có bao nhiêu thứ để ăn nhưng không thể ăn một cách dễ dàng như ăn lúa ngoài đồng mà phải rình rập chủ nhà, lo sợ chủ nhà bắt đc, cả đêm chuột đồng không ăn gì đói run cả người. Hôm sau nó trở về với cuộc sống bình thường và yên ổn như xưa Chuyện về hai chú chuột đã cho ta hiểu rằng: cuộc sống giản dị nhưng vui vẻ, hạnh phúc còn hơn sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp nhưng luôn phải lo lắng, sợ hãi.
Hay như câu chuyện “Hất nó xuống và bước lên trên” – tr 55, truyện kể về một con lừa già, khi bị rơi xuống cái giếng khô cạn, người nông dân rất thương con lừa nhưng không biết làm gì để nâng nó lên, nghĩ ngay đến việc kết thúc nhanh chóng sự đau đớn cho con lừa. Anh ta cho đổ đất xuống giếng lấp con lừa lại. Lúc đầu nó hoảng sợ vô cùng nhưng khi từng tảng đất lấp xuống người nó thì có một ý nghĩ lóe lên: Cứ đất đổ lên người nó lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên, cứ như vậy từng chút, từng chút… với lời thầm nhủ tự cổ vũ: hãy hất nó xuống và bước lên trên. Và không bao lâu, dù bị bầm dập và kiệt sức nhưng con lừa đã chiến thắng khi bước lên khỏi miệng giếng. Các em biết rằng những gì sẽ đè bẹp và chôn sống con lừa, trên thực tế đã cứu sống nó, tất cả đều nhờ vào cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của sự hoảng loạn, sự thương hại…Hất nó xuống và bước lên trên, hãy can đảm bước từng chút một ra khỏi “cái giếng” mà chúng ta đang gặp phải.
Khi đọc truyện “Quả đào tiên” – tr 61, cô rất thú vị. Trong vườn đào có một quả đào to, tròn, ai nhìn cũng thích. Người chủ vườn định hái để lên bàn thờ tổ tiên nhưng quả đào đã kêu lên: “ Tôi là Hoàng hậu của các quả đào, kkông được hái” . Cả vườn đào được chủ hái mang đi bán hết, chỉ còn mình quả đào hoàng hậu. Nắng gió khiến nó tàn tạ đi, cuối cùng rơi xuống đất thối rữa. Không biết khi lâm vào cảnh tiều tụy, quả đào có hiểu ra ý nghĩa cuộc sống nằm ở chỗ thể hiện được giá trị bản thân, khi nó trở nên có ích cho mọi người. Đời người thật ngắn ngủi, để sống có ý nghĩa, mỗi người phải cố mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác.
Câu chuyện “Ai hay hơn ai” – tr 112, con hoàng oanh cất tiếng hót, các con vật khác nghe say mê, truyền cảm đến say lòng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)