BAI GIANG VE SUC KHOE SINH SAN VI THANH NIEN
Chia sẻ bởi Trịnh Đức Tiến |
Ngày 25/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: BAI GIANG VE SUC KHOE SINH SAN VI THANH NIEN thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
SỨC KHỎE SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
I/ Khái niệm:
II/ Những thay đổi ở tuổi vị thành niên
III/ Nội dung cơ bản về sức khoẻ sinh sản
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản
Sức khoẻ sinh sản là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hoặc khuyết tật của bộ máy đó
2. Vị Thành niên
Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, theo tổ chức Y tế Thế giới thì tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10-19 tuổi, chia 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tuổi VTN: 10-13 tuổi
Giai đoạn giữa tuổi VTN: 14-16 tuổi
Giai đoạn sau tuổi VTN: 17-19 tuổi
3. Tuổi dậy thì
- Tuổi dậy thì bắt đầu từ 10-13 tuổi và kết thúc vào 17-19 tuổi ( trẻ em gái dậy thì sớm hơn trẻ em trai 1-2 năm)
- Tuổi dậy thì là giai đoạn có sự phát triển đặc biệt và mạnh mẽ cả về thể chất, tinh thần, tình cảm và khả năng hoà nhập xã hội
II/ Những thay đổi thể chất và tâm lý ở tuổi vị thành niên
Thay đổi về thể chất và sinh lý
Vóc dáng thay đổi
Bộ máy sinh sản phát triển ( lớn lên và bắt đầu hoạt động)
Xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng của giới
Nồng độ các nội tiết tố sinh dục tăng dần lên từ tuổi dậy thì đến khi trưởng thành. ở bé gái biểu hiện ra là kinh nguyệt, ở bé trai là xuất tinh. Chính những nội tiết tố sinh dục này gây ra hàng loạt những biến đổi về thể chất, sinh lý và tâm lý
Nội tiết tố sinh dục nữ: Estrogen
Nội tiết tố sinh dục nam: Testosteron
2. Thay đổi về tâm lý
Có thể có biểu hiện buồn, vui quá độ, dễ cảm Thấy bị xúc phạm, thích ngồi một mình nghĩ vẩn vơ
Quan tâm đến bản thân nhiều hơn, thích trang điểm, ngắm vuốt
Có cảm xúc khác nhau như ngượng ngùng, lo lắng, bối rối trước những thay đổi của bản thân
Quan tâm đến người khác giới
Dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn là cho gia đình
Tò mò, ham hiểu biết cái mới
Thích tự giải quyết vấn đề
Muốn được đối xử như người lớn
3. Những đặc điểm tuổi dậy thì
Có nhiều thay đổi thể lý và tâm lý
Thay đổi thái độ và hành vi
Thiếu thực tế
Hay lý tưởng hoá
Khó chịu
Nghi ngờ
Giai đoạn thử nghiệm
Mâu thuẫn
Nhiều thôi thúc tình dục
Bất an, bất ổn
Tò mò, khám phá
Coi trọng tình bạn và dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè
Học đòi theo người mình thích
Hay thay đổi
Dễ chán, dễ tổn thương
Hay tâm sự với mẹ (con gái)
Thích hoạt động
Lười, nặng nề
E ngại, dè dặt ...
Thích thần tượng hoá
Thích gây chú ý
Nhiều xung đột
Theo cảm tính
Nhiều ước mơ, hoài bão nhưng thiếu thực tế
Dễ chi phối bởi tình cảm
Năng động, hiếu động
Thích mạo hiểm
Thích cảm giác mạnh
Táy máy, tò mò ...
Đòi hỏi
Bắt đầu nghĩ đến nghề nghiệp
Thích nổi bật
Buồn vô cớ
Nhạy bén với cái mới
Muốn khẳng định mình
Thích làm người lớn
Thích được quan tâm và tôn trọng
Dễ bị lôi kéo, lôi cuốn
Dễ kết bạn, và giao lưu
Có thôi thúc tình dục
Thường có cảm giác cô đơn
Anh hùng tính
Đua đòi
Sáng tạo
Mặc cảm
Tiếp thu thiếu chọn lọc
Dễ dao động
Hay bắt chước
III. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ SKSS
CẤU TẠO CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY SINH SẢN
Vòi trứng
Tử cung
Buồng trứng
Âm đạo
Âm vật
Lỗ âm đạo
Lỗ tiểu
Bóng đái
Ống dẫn tinh
Niệu đạo
Dương vật
Mào tinh
Tinh hoàn
Bìu
Tuyến tiền liệt
Túi tinh
KINH NGUYỆT
Kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt
KINH NGUYỆT LÀ GÌ?
Là hiện tượng chảy máu từ âm đạo ra ngoài có tính chất chu kỳ. Hiện tượng chảy máu là do niêm mạc tử cung bong và thải ra ngoài. Máu kinh đỏ nhưng không đông, chỉ chứa ít máu, còn lại là chất của niêm mạc tử cung.
CHU KỲ KINH NGUYỆT
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày có kinh đầu tiên đến ngày cuối cùng trước lần hành kinh tiếp theo.
Thời gian của 1 chu kỳ kinh nguyệt thường là 28 – 30 ngày.
< 21 ngày là chu kỳ ngắn
> 35 ngày là chu kỳ dài.
TÌNH DỤC
Tình dục là gì?
Tình dục an toàn là gì?
TÌNH DỤC LÀ GÌ?
Là nhu cầu sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người
Tình dục có thể là các cử chỉ hành động đem lại cho nhau khoái cảm như âu yếm, hôn, vuốt ve và kích thích để đạt được khoái cảm.
TÌNH DỤC AN TOÀN
VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM
Tình dục an toàn và có trách nhiệm là tình dục giữa nam và nữ không dẫn đến có thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh do quan hệ TD
PHÁ THAI
Phá thai là gì?
Hậu quả của phá thai?
Phá thai là gì?
Phá thai là biện pháp chấm dứt thai nghén bằng cách lấy thai, rau thai ra bằng một số dụng cụ y tế hoặc thuốc uống. Phá thai không phải là biện pháp KHHGĐ.
Hậu quả của việc phá thai
- Người phụ nữ có thể cảm thấy bị tổn thương, sợ hãi đau khổ
- Ảnh hưởng trực tiếp của thủ thuật phá thai như đau, choáng ngất, chảy máu....
- Bị viêm nhiễm
- Có thể biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể dẫn tới vô sinh thậm chí có khi chết người.
CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Kể tên các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai thích hợp cho tuổi VTN/TN
CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Biện pháp tránh thai cho nam giới
- Triệt sản nam
- Bao cao su
- Xuất tinh ngoài âm đạo
Biện pháp tránh thai dành cho nữ giới
- Triệt sản nữ
- Dụng cụ tử cung
Biện pháp tránh thai dành cho nữ giới
- Thuốc cấy tránh thai
- Thuốc tiêm tránh thai
- Thuốc uống tránh thai
- Tính theo vòng kinh
- Màng ngăn âm đạo
- Bao cao su nữ
…….
GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Giới và Giới tính
Định nghĩa giới và giới tính
Phân biệt sự khác nhau giữa
giới và giới tính
Mục tiêu
Giới và Giới tính
Thế nào là giới và giới tính
?
Giới tính và Giới
Giới tính ( Sex) là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ.
Giới ( Gender) là sự khác biệt về mặt xã hội, liên quan đến vị trí, vai trò, tiếng nói, công việc của nam giới và phụ nữ trong gia đình và xã hội, do những mong đợi, quan niệm, chuẩn mực do xã hội và văn hóa tạo ra đối với phụ nữ và nam giới
Giới và Giới tính
Là các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới không thể hoán đổi cho nhau.
Mang thai,
sinh con
Không thể !
Giới tính ( Sex )
Giới và Giới tính
Là các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau.
Giới ( Gender )
Cơng vi?c
Vai trị
Khác biệt giữa Giới tính và Giới
CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
Kể tên một số bệnh LTQĐTD
Một số biểu hiện của bệnh LTQĐTD
Cách phòng tránh
1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
BLTQĐTD là những bệnh do vi khuẩn hoặc vi rút ( mầm bệnh) gây ra.
Nó có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc tình dục hoặc qua quan hệ tình dục với 1 người mắc bệnh LTQĐTD.
BLTQĐTD có thể có triệu chứng. Đôi khi triệu chứng của bệnh có thể tự biến mất nhưng bệnh thì chưa điều trị và người đó có thể vẫn lây bệnh cho người khác.
Hầu hết bệnh LTQĐTD có thể điều trị khỏi ( trừ HIV/AIDS)
Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn này đều có thể phòng ngừa và điều trị khỏi.
2. Kể tên một số bệnh LTQĐTD.
- Lậu
- Giang mai
- Trùng roi âm đạo
- Rận mu
- Herpes sinh dục
- Sùi mào gà
- Viêm gan B
- HIV
3. Những dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh LTQĐTD:
- Vết lở, loét ở cơ quan sinh dục ( Có thể đau hoặc không đau)
- Có cảm giác đau rát, buốt khi đi tiểu hoặc chảy mủ đường tiểu.
- Sưng hay đau vùng bìu
- Ngứa hoặc đau ở quy đầu
- Huyết trắng (khí hư) bất thường gây ngứa, hoặc có màu, có mùi hôi
- Đau vùng bụng dưới, đau lưng
- Đau khi giao hợp
- Chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh
Khi nghi ngờ mình bị mắc bệnh cần:
- Đến ngay bác sỹ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách
- Khám và điều trị càng sớm càng hiệu quả
- Phải uống thuốc đủ liều, ngay cả khi dấu hiệu bệnh đã hết
- Phải điều trị cùng lúc cả vợ và chồng
- Thực hiện tình dục an toàn
4. Phòng tránh bệnh LTQĐTD đối với cả 2 giới:
- Quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su khi có quan hệ với người có nguy cơ cao mắc bệnh LTQĐTD
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ cần sớm đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện và điều trị kịp thời
- Điều trị bệnh LTQĐTD phải tiến hành cho cả hai người là vợ hoặc chồng hoặc cả bạn tình và tuân thủ điều trị do thầy thuốc chỉ định.
- Khi có ý định có thai, người phụ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV/AIDS. Nếu bị nhiễm sẽ được điều trị để phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con.
Xin cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Đức Tiến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)