Bài giảng về nguyên tố Chì (Pb)
Chia sẻ bởi Noble Qflower |
Ngày 09/05/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng về nguyên tố Chì (Pb) thuộc Hóa học 12
Nội dung tài liệu:
Chủ đề: Ngyên tố Chì (Pb)
Giới thiệu chung
Không ai biết rằng chì đã được tìm ra như thế nào nhưng chì thực sự đã có vai trò rất lớn trong cuộc sống.
Chì đã được đề cập đến trong kinh thánh cổ.Từ thế kỉ XIV-XV người Roman đã dùng chì để làm ống dẫn nước, chất hàn với một hợp kim của chì và thiếc.
Có giả thuyết cho rằng người Anglo-Saxon tìm ra chì nên chì còn có tên cũ là “Anglo-Saxon Lead”
Một vài thông số của chì
Tên, Ký hiệu, Số Chì, Pb, 82
Phân loại kim loại yếu,khá mềm
Nhóm, Chu kỳ, Khối 14, 6, p
Khối lượng riêng 11.340 kg/m3
Khối lượng nguyên tử 207,2(1) đ.v.
Bán kính nguyên tử 180 (154) pm
Cấu hình electron [Xe]4f145d106s26p2
Trạng thái ôxi hóa 4, 2 (lưỡng tính)
Cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất Rắn
Điểm nóng chảy 600,61 K (621,43 °F)
Trạng thái trật tự từ Nghịch từ
Thể tích phân tử 18,26 ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi 179,5 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy 4,77 kJ/mol
Vận tốc âm thanh 1.190 m/s tại r.t K
Độ âm điện 2,33 (thang Pauling)
Năng lượng ion hóa thứ I: 715,6 kJ/mol
Tính chất hóa học
Chì không tác dụng với HCl, H2SO4 do có lớp muối không tan phủ bên ngoài.
Chì tan nhanh trong dd H2SO4 đặc nóng tạo muối tan Pb(HSO4)2
Chì tan dễ dàng trong HNO3 , tan chậm trong HNO3 đặc
Chì cũng tan chậm trong dd bazơ nóng. Trong không khí chì không bị oxi hóa do có màng oxit bảo vệ. Khi đun nóng thì chì bị oxi hóa tiếp thành PbO
Chì không tác dụng với nước nhưng khi có không khí thì chì tiếp tục bị ăn mòn thành Pb(OH)2
Phản ứng tạo kết tủa màu vàng PbI2 khi cho hai dung dịch không màu là Kali iốtđua (KI) phản ứng với chì nitrat (Pb(NO3)2).
Điều chế
Quặng PbS - Galen
Chì được điều chế từ quặng Galen. Thành phần chính của quặng này là PbS nên hàm lượng chì rất cao. Hiện nay có hai mỏ chì lớn nhất thế giới nằm ở Ba Lan và Kansas – Hoa Kì:
Khoáng vật Galen - Balan
Khoàng vật Galen ở Hoa Kì
Ứng Dụng
Chì là thành phần chính tạo nên ắc quy, sử dụng cho xe.
Chì được sử dụng như chất nhuộm trắng trong sơn
Chì sử dụng như thành phần màu trong tráng men
Chì dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân
Bộ pin tự nạp đầu tiên
Được phát minh năm 1859 bởi Gaston Planté . Pin sử dụng axit-chì. Pin axit chì là một cuộc cách mạng vì nó có thể tự nạp lại năng lượng thay vì bị vứt bỏ như trước kia
Tác hại của chì
Bất kể thứ gì trong cuộc sống đều có mặt trái của nó và chì cũng vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài ví dụ về những tác hại của chì:
Một số nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho đế quốc La Mã hùng mạnh đi vào con đường tiêu vong đó là nhiễm độc Chì ! Những vua chúa quan lại thời đó do thói quen ăn uống, đặc biệt là có tập quán hòa rượu với sirô rồi ủ nhiều giờ trong các bình Chì, vô tình họ đã uống một lượng lớn chì rồi dẫn đến cái chết. Còn những người dân nhiễm độc do dùng nước trong các ống dẫn bằng chì.
Ở nước ta cuối năm 2005 rộ lên một nhãn sữa của Hàn Quốc bị phát hiện có chứa hàm lượng Chì lên đến 0,107mg/ kg cao gấp 5,35 lần so với tiêu chuẩn quy định. Trẻ em uống sữa này bị ngộ độc, tiêu chảy....
Chì có trong rau rút ở Thanh Xuân(Hà Nội) cao hơn mức cho phép 35 lần!.
Trong trứng muối của Trung Quốc được muối theo công thức: Trộn muối kiềm + Hoàng đơn + đất bùn + trấu rồi đem bọc ngoài quả trứng, mà hoàng đơn có thành phần hoá học là Oxyt Chì (PbO2)!. Khi sử dụng một lượng Chì đã ngấm vào trong trứng gây ra ngộ độc!.
Tác hại của chì hết sức nghiêm trọng. Khi Chì xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc qua da... Chì tích luỹ trong máu, mô, xương.v.v., trong máu 95% Chì nằm trong hồng cầu, Chì làm gián đoạn quá trình chuyển hoá axit amino-levalinic sang photpho- billinnogen làm tăng protoporphyrin tự do trong hồng cầu vì vậy dẫn đến thiếu máu. Chì phá hủy myelin của các dây thần kinh ngoại biên làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động. Chì còn gây ra tổn thương thận, làm giảm chức năng gan tạm thời, gây đau khớp, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, ... Trẻ em mà chì ngấm vào các mô xốp, xương làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển, nhất là hệ thần kinh ảnh hưởng đến trí thông minh ....
Khoa học vui: biến Pb Au
Điều mà các nhà giả kim thuật thế kỷ 15-17 cất công tìm kiếm, gây ra bao chuyện "dở khóc dở cười" mà vẫn thất bại, thì ngày nay có thể thành hiện thực nhờ kỹ thuật hiện đại. Chỉ có điều, một gam vàng chế biến từ chì giá khoảng... 3 tỷ USD!
Các nhà khoa học có thể "luyện đan" bằng cách dùng máy gia tốc siêu mạnh để bắn phá các nguyên tử chì, nhằm phá vỡ cấu trúc và thay đổi tính chất của chúng. Tuy nhiên, một máy gia tốc khổng lồ mỗi giờ chỉ sản xuất được chừng một phần triệu gam vàng mà thôi. Và nếu nó chạy suốt 24 trên 24 giờ, phải mất một thế kỷ để sản xuất một gam vàng. Vì những lý do trên, dù nguyên tắc không phức tạp, nhưng chẳng ai dùng cách này để sản xuất vàng cả.
1. Đốt nóng chì trong chân không.
2. Ở nhiệt độ 300 độ C, chì nóng chảy và bốc hơi.
3. Lấy bớt electron trong các nguyên tử chì bằng một điện từ trường mạnh.
4. Các ion chì chuyển động với vận tốc cực lớn trong máy gia tốc cộng hưởng từ.
5. Hạt nhân chì bị bắn phá.
6. Một số rất ít ion chì bị mất 3 proton và 8 neutron chuyển thành vàng
Thành Viên:
Hoàng Việt Quỳnh – Nhóm trưởng
Lớp 12a2 trường THPT Bảo Lâm
Giới thiệu chung
Không ai biết rằng chì đã được tìm ra như thế nào nhưng chì thực sự đã có vai trò rất lớn trong cuộc sống.
Chì đã được đề cập đến trong kinh thánh cổ.Từ thế kỉ XIV-XV người Roman đã dùng chì để làm ống dẫn nước, chất hàn với một hợp kim của chì và thiếc.
Có giả thuyết cho rằng người Anglo-Saxon tìm ra chì nên chì còn có tên cũ là “Anglo-Saxon Lead”
Một vài thông số của chì
Tên, Ký hiệu, Số Chì, Pb, 82
Phân loại kim loại yếu,khá mềm
Nhóm, Chu kỳ, Khối 14, 6, p
Khối lượng riêng 11.340 kg/m3
Khối lượng nguyên tử 207,2(1) đ.v.
Bán kính nguyên tử 180 (154) pm
Cấu hình electron [Xe]4f145d106s26p2
Trạng thái ôxi hóa 4, 2 (lưỡng tính)
Cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất Rắn
Điểm nóng chảy 600,61 K (621,43 °F)
Trạng thái trật tự từ Nghịch từ
Thể tích phân tử 18,26 ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi 179,5 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy 4,77 kJ/mol
Vận tốc âm thanh 1.190 m/s tại r.t K
Độ âm điện 2,33 (thang Pauling)
Năng lượng ion hóa thứ I: 715,6 kJ/mol
Tính chất hóa học
Chì không tác dụng với HCl, H2SO4 do có lớp muối không tan phủ bên ngoài.
Chì tan nhanh trong dd H2SO4 đặc nóng tạo muối tan Pb(HSO4)2
Chì tan dễ dàng trong HNO3 , tan chậm trong HNO3 đặc
Chì cũng tan chậm trong dd bazơ nóng. Trong không khí chì không bị oxi hóa do có màng oxit bảo vệ. Khi đun nóng thì chì bị oxi hóa tiếp thành PbO
Chì không tác dụng với nước nhưng khi có không khí thì chì tiếp tục bị ăn mòn thành Pb(OH)2
Phản ứng tạo kết tủa màu vàng PbI2 khi cho hai dung dịch không màu là Kali iốtđua (KI) phản ứng với chì nitrat (Pb(NO3)2).
Điều chế
Quặng PbS - Galen
Chì được điều chế từ quặng Galen. Thành phần chính của quặng này là PbS nên hàm lượng chì rất cao. Hiện nay có hai mỏ chì lớn nhất thế giới nằm ở Ba Lan và Kansas – Hoa Kì:
Khoáng vật Galen - Balan
Khoàng vật Galen ở Hoa Kì
Ứng Dụng
Chì là thành phần chính tạo nên ắc quy, sử dụng cho xe.
Chì được sử dụng như chất nhuộm trắng trong sơn
Chì sử dụng như thành phần màu trong tráng men
Chì dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân
Bộ pin tự nạp đầu tiên
Được phát minh năm 1859 bởi Gaston Planté . Pin sử dụng axit-chì. Pin axit chì là một cuộc cách mạng vì nó có thể tự nạp lại năng lượng thay vì bị vứt bỏ như trước kia
Tác hại của chì
Bất kể thứ gì trong cuộc sống đều có mặt trái của nó và chì cũng vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài ví dụ về những tác hại của chì:
Một số nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho đế quốc La Mã hùng mạnh đi vào con đường tiêu vong đó là nhiễm độc Chì ! Những vua chúa quan lại thời đó do thói quen ăn uống, đặc biệt là có tập quán hòa rượu với sirô rồi ủ nhiều giờ trong các bình Chì, vô tình họ đã uống một lượng lớn chì rồi dẫn đến cái chết. Còn những người dân nhiễm độc do dùng nước trong các ống dẫn bằng chì.
Ở nước ta cuối năm 2005 rộ lên một nhãn sữa của Hàn Quốc bị phát hiện có chứa hàm lượng Chì lên đến 0,107mg/ kg cao gấp 5,35 lần so với tiêu chuẩn quy định. Trẻ em uống sữa này bị ngộ độc, tiêu chảy....
Chì có trong rau rút ở Thanh Xuân(Hà Nội) cao hơn mức cho phép 35 lần!.
Trong trứng muối của Trung Quốc được muối theo công thức: Trộn muối kiềm + Hoàng đơn + đất bùn + trấu rồi đem bọc ngoài quả trứng, mà hoàng đơn có thành phần hoá học là Oxyt Chì (PbO2)!. Khi sử dụng một lượng Chì đã ngấm vào trong trứng gây ra ngộ độc!.
Tác hại của chì hết sức nghiêm trọng. Khi Chì xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc qua da... Chì tích luỹ trong máu, mô, xương.v.v., trong máu 95% Chì nằm trong hồng cầu, Chì làm gián đoạn quá trình chuyển hoá axit amino-levalinic sang photpho- billinnogen làm tăng protoporphyrin tự do trong hồng cầu vì vậy dẫn đến thiếu máu. Chì phá hủy myelin của các dây thần kinh ngoại biên làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động. Chì còn gây ra tổn thương thận, làm giảm chức năng gan tạm thời, gây đau khớp, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, ... Trẻ em mà chì ngấm vào các mô xốp, xương làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển, nhất là hệ thần kinh ảnh hưởng đến trí thông minh ....
Khoa học vui: biến Pb Au
Điều mà các nhà giả kim thuật thế kỷ 15-17 cất công tìm kiếm, gây ra bao chuyện "dở khóc dở cười" mà vẫn thất bại, thì ngày nay có thể thành hiện thực nhờ kỹ thuật hiện đại. Chỉ có điều, một gam vàng chế biến từ chì giá khoảng... 3 tỷ USD!
Các nhà khoa học có thể "luyện đan" bằng cách dùng máy gia tốc siêu mạnh để bắn phá các nguyên tử chì, nhằm phá vỡ cấu trúc và thay đổi tính chất của chúng. Tuy nhiên, một máy gia tốc khổng lồ mỗi giờ chỉ sản xuất được chừng một phần triệu gam vàng mà thôi. Và nếu nó chạy suốt 24 trên 24 giờ, phải mất một thế kỷ để sản xuất một gam vàng. Vì những lý do trên, dù nguyên tắc không phức tạp, nhưng chẳng ai dùng cách này để sản xuất vàng cả.
1. Đốt nóng chì trong chân không.
2. Ở nhiệt độ 300 độ C, chì nóng chảy và bốc hơi.
3. Lấy bớt electron trong các nguyên tử chì bằng một điện từ trường mạnh.
4. Các ion chì chuyển động với vận tốc cực lớn trong máy gia tốc cộng hưởng từ.
5. Hạt nhân chì bị bắn phá.
6. Một số rất ít ion chì bị mất 3 proton và 8 neutron chuyển thành vàng
Thành Viên:
Hoàng Việt Quỳnh – Nhóm trưởng
Lớp 12a2 trường THPT Bảo Lâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Noble Qflower
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)