Bài giảng về Hệ thần kinh dành cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học hệ chính quy

Chia sẻ bởi Phạm Thùy Trang | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng về Hệ thần kinh dành cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học hệ chính quy thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
BÀI BÁO CÁO
NHÓM 5-GDTH
SINH LÝ HỌC TRẺ EM
CHƯƠNG 3: HỆ THẦN KINH
Tầm quan trọng của HTK
Hoạt động phản xạ của HTK
Các loại hình thần kinh
Hệ thống tín hiệu thứ hai
Cấu tạo và chức phận của HTK
Quy luật hoạt động thần kinh cao cấp
Đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp ở người
Ngủ
I:TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THẦN KINH

-Có khả năng tiếp nhận được tất cả mọi biến đổi
xảy ra ở môi trường bên trong và bên ngoài và
phản ứng một cách tích cực đối với những biến
đổi đó.



-Nhờ có phần cao cấp của hệ thần kinh và bán
cầu đại não và đặc biệt là vỏ não mà con người có
hoạt động tuy duy và suy nghĩ .

=>Cơ quan điều khiển của cơ thể làm cho cơ thể
thành một thể thống nhất
II: CẤU TẠO VÀ CHỨC PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH
Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh
Nơ ron-Đơn vị cấu trúc và chức năng
Cấu tạo và chức phận hệ thần kinh của trẻ
Đặc điểm
Cấu tạo
Chức năng
Cấu tạo
Chức năng
II: CẤU TẠO VÀ CHỨC PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH
Bộ phận trung ương
Bộ phận ngoại biên
Tủy sống
Các dây thần kinh
Các hạch thần kinh
Não bộ
1: NƠ RON- ĐƠN VỊ CẤU TRÚC CHỨC NĂNG
1.1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG
-Là loại mô phân hóa cao độ để thích nghi với hai chức năng:
+Nhận cảm có chọn lọc các kích thích của môi trường và phân tích
+ Dẫn truyền xung động đến các cơ quan mà nó tác động









Thử chạm tay vào cốc nước nóng hoặc lạnh
1.2: CẤU TẠO
Cấu tạo của tế bào thần kinh bao gồm:
+ Nơ ron- Tế bào thần kinh chính
+Tế bào thần kinh đệm

a, Nơron
-Là tế bào biệt hóa rất cao, là đơn vị cấu trúc và
chức năng của hệ thần kinh.
-Chức năng: Phát trình xung động thần kinh từ
noron này đến noron khác => Cơ quan đáp ứng
kích thích.
-Cấu trúc: Thân Noron và Sợi thần kinh
b, Tế bào thần kinh đệm
-Nằm xen kẽ giữa các noron, có khả năng sinh
Sản nhanh
-Chức năng: Hỗ trợ, nâng đỡ,dinh dưỡng và bảo vệ Noron
3.1: CẤU TẠO

3.1.1: Não bộ
-Trẻ sơ sinh não bộ có kích thước nhỏ
Trọng lượng khoảng 370-392g= 1/8-1/9
Trọng lượng cơ thể
-Người lớn có trọng lượng não= 1/40-1/49
Trọng lượng cơ thể
Trọng lượng của não bộ theo tuổi của Gundobin( đơn vị là g)




*Đặc điểm não bộ trẻ
-Các tế bào thần kinh chưa được biệt hóa hoàn
Toàn.
-Các sợi thần kinh chưa được meieelin hóa
Đầy đủ.
-Hệ thống mao mạch của não phát triển nhiều
-Trong não có chứa nhiều nước
3.1.2: Tiểu não
-Tiểu não phát triển muộn nhưng tốc độ phát
Triển nhanh
-Trẻ sơ sinh tiểu não chưa phát triển:
+Các rãnh chưa sâu
+Khối lượng còn nhỏ
-Đến khi trẻ 1-2 tuổi có khối lượng và
kích thước gần giống với não người lớn
3.1.3: Hành tủy và não giữa
Khi trẻ đến 5-6 tuổi thì hành tủy và não giữa có được vị trí giống như người lớn về mặt chức năng.


a, Hành tủy
-Có hình nón cụt giống củ hành,
Đáy lớn ở trên,Dài 2,5cm.
-Chức năng:
+Chức năng phản xạ
+Trung khu phản xạ tự vệ
+Phản xạ tư thế của cơ thể và điều tiết trương lực cơ
+Chức năng dẫn truyền
b, Não giữa







-Não giữa gồm cuống não và não sinh tư
Chức năng:
+Điều hòa trương lực của cơ
+Thực hiện các phản xạ định hướng thị giác
Và thính giác.
Não giữa có đường dẫn truyền quan trọng từ túi đồi
Thị và hai bán cầu đại não
-Là cầu trung gian giữa tủy sống và bán cầu đại não
3.1.4: Tủy sống
Ở trẻ khối lượng và kích thước thay đổi rõ rệt theo chiều cao của chúng
Cụ thể là






Chiều dài của tủy sống cũng thay đổi theo chiều
Dài của thân thể
+Trẻ sơ sinh: 30% Chiều dài cơ thể
+1 năm sau: 27% chiều dài cơ thể
+5 năm sau: 21% chiều dài cơ thể
3.1.5: Hệ thần kinh thực vật
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ở trẻ, 2 phần giao cảm và phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật của trẻ phát triển không đều.


Do sự phát triển không đều của phần giao cảm
và phó giao cảm nên đã gây hiện tượng loạn nhịp
Thở , loạn nhịp tim, co thắt thanh quản, ra nhiều
Mồ hôi và một vài hiện tượng khác.
3.2: Chức phận
-Phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa
-Khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu, nhanh bị mệt mỏi
-Vỏ não ngày càng phát triển để cơ thể trẻ có thể ngồi hoặc có các phản ứng như sợ hãi,....








Trẻ ngủ suốt ngày Phản ứng sợ hãi của trẻ
III: HOẠT ĐỘNG PHẢN XẠ CỦA HỆ THẦN KINH
1: Định nghĩa phản xạ
2: Cung phản xạ ( vòng phản xạ)
3:Trung khu thần kinh
4: Hoạt động phản xạ
4.1:Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
4.2: Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
4.3: Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện
4.4: Phân loại phản xạ không điều kiện và phản xa có điều kiện
5: Các quy luật của hoạt động thần kinh cao cấp
5.1:Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.
5.2:Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
5.3: Quy luật khuếch tán và tập trung của hưng phấn, ức chế
5.4: Quy luật cảm ứng qua lại
5.5:Quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não
1: ĐỊNH NGHĨA PHẢN XẠ
Theo Paplop:
-Phản xạ là những nhân tố của sự thích ứng thường xuyên hay là thăng bằng thường xuyên giữa cơ thể và môi trường
-Phản xạ là hoạt động trả lời của cơ thể đối với sự thích nghi của cơ quan nhận cảm, được thực hiện qua hệ thần kinh trung ương








Chạm tay vào cốc nước nóng thì rụt tay lại
2: CUNG PHẢN XẠ
*Là đường truyền của xung động thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan thực hiện.

Cung phản xạ gồm 5 khâu:
-Bộ phận nhận cảm
-Đường thần kinh truyền cảm giác
(dây thần kinh hướng tâm)
-Trung ương thần kinh:não bộ,tủy sống
-Đường thần kinh truyền vận động
(dây thần kinh li tâm)
-Cơ quan thực hiện(Cơ quan hiệu ứng)
3: TRUNG KHU THẦN KINH
Trong hệ thần kinh trung ương có những vùng liên quan chặt chẽ với từng chức phận sinh lý của cơ thể, mỗi vùng như vậy được gọi là trung khu thần kinh








-Trung khu thần kinh là một nhóm các tế bào thần kinh tham gia điều khiển một phản xạ hoặc điều hòa một chức năng nào đó.
-Trung khu thần kinh có thể nằm ở một hoặc vài nơi
4: HOẠT ĐỘNG PHẢN XẠ
4.1: SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN
4.2:ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
-Phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở một phản xạ không điều kiện.
-Tác nhân kích thích có điều kiện phải thực hiện trước tác nhân kích thích không điều kiện và khoảng cách giữa hai tác nhân không quá lâu.
- Phải thường xuyên củng cố
-Cường độ kích thích của tác nhân có điều kiện và tác nhân không điều kiện phải đủ mạnh và theo một tỉ lệ tương ứng
-Không có tác nhân phá rối
4.3: CƠ CHẾ THÀNH LẬP PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

Quan sát thí nghiệm của Paplop







Phản xạ có điều kiện
4.3:CƠ CHẾ THÀNH LẬP PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Theo Paplop:
Trên vỏ não có hai trung khu thần kinh hưng
Phấn => khuếch tán từ trung khu yếu sang
Trung khu mạnh=> Thành lập đường liên hệ
Thần kinh tạm thời

Đường liên hệ thần kinh sẽ được hình
Thành giữa hai nhóm tế bào của vỏ não
Theo con đường nằm ngang vỏ não-vỏ não
4.3: CƠ CHẾ THÀNH LẬP PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Theo ông Astrachian:









TheoAstrachian và Cogan thì việc hình hành đường liên hệ thần kinh tạm thời có sự tham gia của cấu trúc dưới vỏ ( đồi thị, thể lưới)
4.3: CƠ CHẾ THÀNH LẬP PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Theo Belecop:
4.4: PHÂN LOẠI PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ dinh dưỡng
Phản xạ tự vệ
Phản xạ sinh dục
b, Phản xạ có điều kiện

Tiêu chuẩn
5: CÁC QUY LUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP
5.1: Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
Theo Paplop:’’ Bất cứ một kích thích nào kéo dài ít nhiều khi đã chạm đến một điểm nhất định của bán cầu đại não,dù cho ý nghĩa sinh tồn của nó lớn đến đâu đi chăng nữa và tất nhiên là nếu nó chẳng có hậu quả gì đối với những kích thích đồng thời của những điểm khác thì nhất định sớm hay muộn nó sẽ dẫn đến trạng thái buồn ngủ và đến giấc ngủ’’







=> Có ý nghĩa bảo vệ đối với các tổ chức thần kinh ở vỏ não và cơ thể
5.2: QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GIỮA CƯỜNG ĐỘ KÍCH THÍCH VÀ CƯỜNG ĐỘ PHẢN XẠ
-Trong một phản xạ có điều kiện, kích thích có cường độ càng mạnh thì cường độ phản xạ cũng càng lớn => Cường độ phản xạ có điều kiện tỷ lệ thuận với cường độ của kích thích.
-Tuy nhiên quy luật này chỉ mang tính chất tương đối:
+ Nếu kích thích quá yếu hoặc quá mạnh thì khi kích thích càng tăng phản xạ sẽ càng giảm, vì xuất hiện ức chế vượt giới hạn.





VD: Lấy tay cù vào nách bạn,
hoặc lấy lông gà cà nhẹ vào
chân

5.3: QUY LUẬT KHUẾCH TÁN VÀ TẬP TRUNG HƯNG PHẤN VÀ ỨC CHẾ
5.4: QUY LUẬT CẢM ỨNG QUA LẠI
Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình hoặc tiếp sau mình của qua trình thần kinh cơ bản.
Theo Lappop có 2 loại cảm ứng:
+ Cảm ứng dương tính
+ Cảm ứng âm tính
=>Sự phát triển của hiện tượng cảm ứng đã đảm bảo được mối liên hệ chính xác nhất giữa cơ thể và môi trường.







Cảm ứng dương tính Cảm ứng âm tính
5.5: QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CÓ HỆ THỐNG Ở VỎ NÃO
-Hoạt động tổng hợp của vỏ não đã hợp nhất những kích thích, phản ứng riêng lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh, hay thành những hệ thống gọi là tính thống nhất trong hoạt động vỏ não.
-Định hình động lực (Động hình) là cơ sở của những hành động tự động hóa hay thói quen. Vì:
+ Hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự và thời gian nhất định.
+Hệ thống này bền vững chỉ cần phản xạ đầu xảy ra thì toàn bộ những phản xạ sau sẽ xả ra theo dây chuyền.
IV. CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH
CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH
Theo Hippocrat
Theo Paplop
Theo Kraxnogorxki
Căn cứ
Phân loại
Căn cứ
Phân loại
1.Ưu tư
2.Sôi nổi
3.Linh hoạt
4.Điềm tĩnh
1. Kiểu mạnh,cân bằng,linh hoạt
2. Kiểu mạnh,cân bằng, ko linh hoạt
3.Kiểu mạnh, ko cân bằng
4. Kiểu yếu
Căn cứ
Phân loại
1.Kiểu cân bằng
2. Kiểu dưới vỏ não
3. Kiểu vỏ não
4. Kiểu hưng tính thấp
1. Phân loại các loại hình thần kinh
Đặc điểm về hệ kiểu hoạt động thần kinh cao cấp do di truyền xác định. Tuy vậy, hành vi của con người không chỉ phụ thuộc vào đăc điểm hệ thần kinh lúc trẻ được sinh ra mà còn phụ thuộc vào đặc điểm xuất hiện do ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

Có khả năng cải tạo tính linh hoạt của các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao bằng cách luyện tập, giáo dục.
2. Tính linh hoạt của các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao
Việc dạy dỗ và giáo dục ở tuổi thơ có tầm quan trọng đặc biệt, giáo dục trẻ có các kiểu hình thần kinh khác nhau cần nắm vững:
Bất cứ 1 loại hình thần kinh nào cũng GD được bằng cách phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
Muốn giáo dục phải nhận diện loại hình thần kinh
Không có loại hình thần kinh thuần khiết mà thường pha trộn
V. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP Ở NGƯỜI
Khái niệm: HĐTK cấp cao là những hoạt động của hệ thần kinh nhằm đảm bảo mối quan hệ qua lại của cơ thể với môi trường bên ngoài do hệ thần kinh trung ương đảm nhận, có sự tham gia của vỏ não
Hoạt động này bao gồm những phản xạ không điều kiện phức tạp và những phản xạ có điều kiện.
- Ví dụ: Ngửi thấy mùi thơm của thức ăn sẽ tiết nước bọt.
1. Hai hệ thống tín hiệu là điểm đặc trưng cho hoạt động thần kinh cao cấp ở người
Một vật kích thích nào đó đại diện cho một vật kích thích khác để gây ra một phản ứng nào đó của cơ thể gọi là tín hiệu của vật kích thích ấy.
Có hai loại tín hiệu:
Tín hiệu cụ thể
( Tín hiệu thứ nhất)
Tín hiệu ngôn ngữ
( Tín hiệu thứ hai)
Là những sự vật, hiện tượng cụ thể, trực tiếp
Là những vật kích thích có tính chất khái quát, gián tiếp
- Các tín hiệu này khi tác động vào các giác quan sẽ gây ra trên vỏ não những đường thần kinh tạm thời.
Hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập do sự tác động của các tín hiệu thứ nhất cùng với các tín hiệu đó được gọi là Hệ thống tín hiệu thứ nhất

Hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập do sự tác động của các tín hiệu thứ hai cùng với các tín hiệu đó được gọi là Hệ thống tín hiệu thứ hai( hệ thống tín hiệu ngôn ngữ).
Ngôn ngữ là một vật kích thích có điều kiện như mọi vật kích thích khác
Ngôn ngữ chỉ đặc trưng cho con người
Ngôn ngữ còn là tín hiệu của tín hiệu
- So với hệ thống tín hiệu thứ nhất thì hệ thống tín hiệu thứ hai có đặc điểm nổi bật là có khả năng trừu tượng hóa và khái quát hóa các sự vật và hiện tượng xảy ra ở thế giới bên ngoài và bên trong cơ thể chúng ta.
Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở tư duy của loài người
- Hai hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai có liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế. Hệ thống tín hiệu thứ hai được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống tín hiệu thứ nhất và nó ảnh hưởng trở lại đối với hệ thống tín hiệu thứ nhất.
Trong giáo dục và chăm sóc trẻ, muốn đạt hiệu quả cao cần phải kết hợp chặt chẽ giữa lời nói và các biểu tượng trực quan
2. Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai trong quá trình phát triển của con người
a. Hoạt động phản xạ ở trẻ
- Trẻ ra đời với một vốn liếng nghèo nàn các phản xạ không điều kiện, nhưng khi ra đời não bộ của trẻ đã sẵn sàng chuẩn bị hình thành những cơ sở cùa mọi nhân tố của một phản xạ đã hoàn toàn chín muồi.
- Ví dụ:
Trong những năm đầu trẻ diễn ra sự hình thành và phát triển của hệ thống tín hiệu thứ hai. Giai đoạn trước 3 tuổi là thời gian tối ưu cho sự hình thành ngôn ngữ của trẻ.

Khi trẻ được 3 – 5 tuổi, phản xạ định hướng đóng vai trò quan trọng. Hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng có ưu thế.

Ở trẻ 5 – 6 tuổi, cường độ linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên , vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng tăng. Tư duy bằng từ càng tăng, ngôn ngữ bên trong xuất hiện.

Ở những giai đoạn tiếp theo, hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ tiếp tục được phát triển và hoàn thiện hóa cả về số lượng lẫn chất lượng.
b. Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai ở trẻ
Vào khoảng 6 tháng sau của năm đầu, trẻ đã xuất hiện những phản xạ có điều kiện với kích thích của ngôn ngữ, nhưng những kích thích này thường tác động phối hợp với những kích thích khác như hoàn cảnh xung quanh,nét mặt,..
Kích thích ngôn ngữ có điều kiện
- Khi trẻ được 7,8 tháng bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ trực tiếp.
Xuất hiện mối liên hệ “ Trực tiếp – ngôn ngữ”
- Vào lúc trẻ 1.5 tuổi, trẻ có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ dưới sự giúp đỡ của người lớn. Và càng về sau vốn từ của trẻ càng tăng lên, giúp trẻ có thể dùng ngôn ngữ để đáp lại ngôn ngữ.
Xuất hiện mối liên hệ “ngôn ngữ- ngôn ngữ”
VI. NGỦ
1. Khái niệm: Ngủ là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể, khi đó các quá trình sinh lí đều giảm mức độ. Giấc ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể
2. Các thuyết về giấc ngủ
Các thuyết về giấc ngủ
Thuyết độc tố của Lêxan và Perôn
Thuyết về trung khu ngủ
Thuyết về giấc ngủ của Paplop
3. Điều kiện để xuất hiện và khuếch tán ức chế ngủ
Hoạt động trong ngày đã làm cho các vùng phân tích quan trên vỏ não giảm sút khả năng làm việc, gây trạng thái mệt mỏi.

Loại trừ các tác nhân kích thích cả bên trong lẫn bên ngoài làm cho trương lực của tế bào thần kinh giảm sút và dễ chuyển sang trạng thái ức chế.

Giấc ngủ còn là kết quả của 1 phản xạ có điều kiện với tác nhân kích thích là thời gian và chế độ sống của động vật và con người
- Ví dụ:
Hàng ngày cứ cho trẻ ngủ vào một giờ nhất định thì dần dần cứ đến giờ ấy là trẻ sẽ buồn ngủ.
4. Các giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ
GIAI ĐOẠN SAN BẰNG
GIAI ĐOẠN TRÁI NGƯỢC
GIAI ĐOẠN CỰC KÌ TRÁI NGƯỢC
GIAI ĐOẠN ỨC CHẾ HOÀN TOÀN
5. Các dạng của giấc ngủ
Giấc ngủ sinh lí bình thường: có ở người bình thường
Giấc ngủ động: có ở các con vật ( dơi, nhím, gấu,..)
Ngủ do gây mê, uống thuốc ngủ
Ngủ bệnh lí: ngủ do những biến loạn của hệ thần kinh trung ương
Ngủ thôi miên
Ngủ do các giác quan bị tổn thương quá nhiều
Ý nghĩa: Giấc ngủ bảo vệ các tế bào vỏ não nói riêng và các tế bào thần kinh nói chung khỏi bị tổn thương do quá mệt và phục hồi khả năng làm việc của não bộ.
* BẢNG THỜI GIAN NGỦ TRUNG BÌNH CỦA CON NGƯỜI QUA CÁC LỨA TUỔI
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Các bệnh học đường thường gặp trong đó có bệnh vẹo cột sống. Vì thế trong quá trình giảng dạy cần cho trẻ ngồi học đúng tư thế.
- Các tế bào chưa biệt hóa, thành phần hóa học có nhiều nước nên trẻ rất dễ bị xúc động gây co giật, vì thế trong quá trình giảng dạy cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp tránh gây cho các em những áp lực nặng
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thùy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)