Bài giảng tuyền truyền về biển đảo Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Văn Sơn | Ngày 26/04/2019 | 180

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng tuyền truyền về biển đảo Việt Nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TUYÊN TRUYỀN
VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
Thực hiện: ………………….
Chức vụ:…………………………
Đơn vị…………………………
4. Dự báo tình hình Biển Đông thời gian tới
3. Quan điểm, cơ sở pháp lý của Việt Nam trong giải quyết vấn đề Biển Đông
2. Thực trạng Biển Đông hiện nay, quan điểm của các nước; đặc biệt là âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc
Vị trí, tầm quan trọng của biển Đông
Đoài Loan
Brunei
Myanma
Indonexia
Malayxia
Phnompenh
Viet Nam
Phần thứ nhất: Ví trị, tầm quan trọng của Biển đông
Philippin
Singapo
Phần thứ nhất: Ví trị, tầm quan trọng của Biển Đông
Vị trí; Biển Đông là một Biển Rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương trải rộng từ Sinh Ga Po đến eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.500.000 km2. Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Phi Líp Pin, Biển San Hô và Biển Ả Rập. Các quần đảo trên Biển Đông gồm 250 cấu trúc địa lý có diện tích khoảng 1 km2 gồm các đảo san hô, cồn cát, rạn san hô, rạn san hô vòng, bãi cạn và bãi ngầm. Được chia làm ba nhóm quần đảo(Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa);
Tầm quan trọng của Biển Đông; Biển Đông có vị trí chiến lược rất quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; Châu Á với Châu Âu; Châu Úc với Trung Đông; (Có thể nói là) rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế và phát triển ngành biển. Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, quý hiếm;
Biển Đông đặc biệt có giá trị về quân sự (Nếu nước nào chiếm và sở hữu căn cứ quân sự trên các đảo). Bởi vì sở hữu đảo đồng nghĩa với sở hữu biển, sở hữu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của các đảo; sở hữu đường hàng hải, hàng không trên biển;

Phần thứ hai: Thực trạng Biển Đông hiện nay, quan điểm các nước; đặc biệt là âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc
* Về thực trạng Biển Đông;
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc mà không đưa ra giải quyết rõ ràng về chủ quyền trên các vùng biển, đảo. Vì các lý do kinh tế, chính trị, vận chuyển đường thủy; đường không, nên việc kiểm soát các cấu trúc này trở nên rất quan trọng nhất là tại quần đảo Trường Sa; là nơi xảy ra các tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia…
Hiện nay Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa và 07 đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho xây dựng bồi đắp lớn, làm cho các cấu trúc Biển Đông thay đổi; cố tạo ra các khu vực tranh chấp mới với các nước, làm cho tình hình Biển Đông thêm gia tăng căng thẳng (Ảnh tranh chấp)
VÙNG BIỂN TRANH CHẤP VỚI PHI-LIP-PIN THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC
Đường lưỡi bò
Vùng tranh chấp theo yêu sách của Trung Quốc
Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế Phi-lip-pin
VÙNG BIỂN TRANH CHẤP VỚI MALAYSIA THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC
Đường lưỡi bò
Vùng tranh chấp theo yêu sách của Trung Quốc
Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia
VÙNG BIỂN TRANH CHẤP VỚI BRUNAY THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC
Đường lưỡi bò
Vùng tranh chấp theo yêu sách của Trung Quốc
Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Bru-nây
9
HÀ NỘI
Quần đảo Trường sa
QĐ Hoàng Sa
VÙNG BIỂN “TRANH CHẤP” VỚI VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC
Đường cơ sở
Đường lưuỡi bò
Ranh giới thềm lục địa mở rộng
(350 hải lí)
Vùng tranh chấp theo yêu sách của Trung Quốc
Ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (200 hải lí)



*Về “Âm mưu thủ đoạn của TQ”; có thể nói từ trước tới nay TQ không bao giờ thay đổi “Âm mưu độc chiếm Biển Đông”. Chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý mà TQ đưa ra không được các nước liên quan và quốc tế công nhận, ủng hộ. Thực tế đầu thế kỷ XX, TQ mới bắt đầu dòm ngó và tranh chấp Biển Đông với các mốc lớn. Năm 1909 ra Hoàng Sa, Năm 1948 vẽ yêu sách “Đường lưỡi bò”. Chiếm khoảng 80% tích Biển Đông (Ảnh đường lưỡi bò TQ);
*Về quan điểm của các nước có liên quan…Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Autrxlia, Nga..
- Quan điểm: Giữ nguyên…có lợi ích cốt lõi ở..
- Hành động: Đưa Hải, Không quân đến tập trận, tuần tra tại…(Mới đây nhất)
Đoài Loan
Philippin
Myanma
Indonexia
Malayxia
Phnompenh
Viet Nam
Âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc
Đường lưỡi bò
Năm 1956 TQ chiếm giữ phần phía Đông Hoàng Sa. Năm 1958 ra tuyên bố chính thức yêu sách chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1974 chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988,1995 đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa.
TQ bắt đầu xây dựng và triển khai chiến lược Biển mới, đẩy mạnh sự kiểm soát và khai thác các vùng Biển gần và vươn ra các Đại Dương. TQ đưa ra “Chiến lược khai thác biển” với mục tiêu, biến TQ thành một cường quốc thế giới về biển.
Về khai thác tài nguyên TQ chủ trương “Khai thác biển xa trước biển gần sau, biển có tranh chấp trước, biển thuộc chủ quyền Trung Quốc sau.” . “Ngoại giao đi trước, Hải quân đi sau”; phân hóa chia rẽ ASEAN tranh thủ và hạn chế Mỹ, Nhật. Hướng chính ra biển là Biển Đông nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, các nước lớn không còn căn cứ quân sự, các nước nhỏ liên quan đều yếu về quân sự.
Để thực hiện âm mưu của mình trong nhiều năm qua TQ đã ráo riết, tính toán triển khai nhiều biện pháp đối nội và đối ngoại, trên bàn đàm phán và trên thực địa để khẳng định chủ quyền của mình, cụ thể:
- Về công tác tuyên truyền TQ đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, giáo dục ý thức “Quốc gia đại dương”, khẳng định các yêu sách chủ quyền biển; báo chí TQ đăng một cách có hệ thống các bài viết kích động dư luận, vu cáo các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam chiếm đoạt tài nguyên biển của TQ; TQ đã nhiều lần xuất bản các loại bản đồ, ấn phẩm, tổ chức thi quốc tế và cung cấp bản đồ trên INTERNET liên quan đến chủ quyền biển của TQ. Tích cực thu thập các tài liệu, xây dựng các chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền; đặc biệt là lãnh đạo cấp cao nhất của TQ đã nhiều lần trực tiếp tham gia vào các hoạt động tuyên truyền này.
-Trung Quốc khẳng định yêu sách “Đường lưỡi bò ” theo đó đòi hỏi chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng của hai quần đảo này. TQ vận động quy chế quốc gia quần đảo theo công ước Luật biển năm 1982 để vạch đường cơ sở cho quần đảo Hoàng Sa và tuyên bố sẽ vạch tiếp cho Trường Sa. Để từ đó đòi hỏi hai quần đảo này cũng có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng, tạo bộ mặt pháp lý hợp thức hơn cho yêu sách chủ quyền
- Về mặt pháp lý TQ ráo riết tiến hành công tác xây dựng pháp luật về biển để làm cơ sở pháp lý “Triển khai chiến lược biển”…
- Về mặt Quân sự TQ ra sức tăng cường tiềm lực quân sự nhất là không quân và hải quân (Như tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay Su 27, Su 30…). Đặc biệt TQ đã nhiều lần sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông. (Ảnh hải chiến Has, Tsa, giàn khoan HD 981)
Hải chiến Hoàng Sa giữa TQ và VNCH năm 1974
Hải chiến Gạc Ma năm 1988
Giàn khoan HD 981 ngang nhiên hạ đặt trái phép tại vùng biển của Việt Nam
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam
Tàu Trung Quốc đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam đang tuyên truyền thực thi pháp luật trên biển; yêu cầu TQ rút DK HD 981
Hiện nay TQ tiếp tục củng cố và mở rộng trên quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo và đặt căn cứ trang thiết bị quân sự trên các đảo này. Đồng thời luôn để ngỏ khả năng mở rộng chiếm đóng mới. Tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và các hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, tìm kiếm thăm dò, khai thác tài nguyên; phát triển trang thiết bị cảnh giới biển và công nghệ khai thác biển sâu, dùng lực lượng quân sự mạnh để hỗ trợ, bảo vệ. (Ảnh TQ xây đắp lớn tại T,Sa))
24
Trung Quốc xây dựng trái phép ở Ga Ven
S=15ha
25
Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma
ảnh 1/2015
S=13,2ha
26
Thiết bị dẫn đường trên Xu Bi
BÃI ĐÁ XU BI
9/2015 S=380 ha
27
Trung Quốc xây dựng trái phép ở Huy Gơ
S=9,5ha
28
Bãi đá Vành Khăn
9/2015, S=537,9 ha
29
Chauvien
Trung Quốc xây dựng trái phép ở Châu Viên
S=24ha
- Thực hiện chính sách vừa lôi kéo vừa chia rẽ các nước ASEAN dùng nước này ép nước kia, hạn chế vai trò ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản..tập trung mũi nhọn sức ép vào Việt Nam, cho Việt Nam là đối tượng chính, áp dụng thủ thuật “Ngoại giao cao cấp” “Đại cục quan hệ”, “Trả đũa mạnh” hạn chế phản ứng của Việt Nam. Khi ký kết và tham gia vào tuyên bố về cách về cách ứng xử các bên ở Biển Đông DOC với ASEAN Trung Quốc đã cố gắng đưa vào các bổ sung để đảm bảo không gây cản trở đến việc thực hiện ý đồ “Gác tranh chấp cùng khai thác”, đồng thời cản trở quá trình xây dựng Bộ luật ứng xử COC, không để ASEAN đoàn kết với nhau trong diễn đàn DOC chống TQ;
tìm cách gạt bỏ chủ đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của quốc tế, của các nước ASEAN. Trung Quốc dùng viện trợ cho các nước trong khu vực, lợi dụng sự giảm sút ảnh hưởng của Mỹ để lôi kéo, ký thỏa thuận song phương, gây sức ép phân hóa… Đặc biệt là kiên trì vận động và thúc ép mạnh mẽ các nước liên quan thực hiện chủ trương “Gác tranh chấp cùng khai thác”, có thể nói đây là một đòn hiểm độc, là cái bãy pháp lý mà Trung Quốc giăng ra để giành lấy sự mặc nhiên thừa nhận cái gọi là “Chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hầu hết Biển Đông nếu các nước ủng hộ hoặc chấp nhận, dù chỉ là về nguyên tắc;
- TQ cho rằng ASEAN cũng là một nhân tố bị chia rẽ và hướng nội; vì TQ có tầm ảnh hưởng rất lớn ở Đông Nam Á bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các thỏa thuận thương mại tự do và khả năng đổi hướng các cuộc thảo luận của ASEAN thông qua Căm Pu Chia; Lào; Phi Líp Pin (PT)
- TQ cho rằng Việt Nam là đối tượng chính, là rào cản chủ yếu đối với “Chiến lược biển” đầy tham vọng của TQ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lịch sử tranh chấp Biển Đông Việt Nam là quốc gia duy nhất phải đối đầu với các cuộc xâm chiếm bằng vũ lực của TQ.
- TQ tập trung làm suy yếu Việt Nam, tìm cách cô lập và chia rẽ Việt Nam với các nước trong khu vực, quốc tế, bằng sách lược cổ truyền “Chia để trị”,
kiên quyết phản đối đàm phán đa phương (TQ sợ), khăng khăng chỉ đàm phán song phương với từng nước, không chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp nào được quốc tế thừa nhận và sử dụng một cách phổ biến. Mặt khác hàng năm TQ thường xuyên đưa ra các quyết định hành chính, ra lệnh nhằm hạn chế hoặc cấm hoạt động dân sự, quân sự, của người và phương tiện trong một số khu vực đang tranh chấp nhằm thử nghiệm quyền lực cuả mình, đồng thời tạo ra “Bằng chứng” cho việc thực hiện âm mưu giành sự công nhận trên thực tế yêu sách của họ trên Biển Đông; hợp pháp hóa và hiện thực hóa “Âm mưu độc chiếm Biển Đông”. Sau khi chiếm HSa và 7 đảo trên quần đảo Tsa, hiện nay đang tạo ra khu vực tranh chấp mới, đàm phán với Phi líp Pin để “Đồng sở hữu” tiến tới độc chiếm bãi cạn Sca- bo- râu và khống chế, xâm chiếm làm chủ toàn bộ Biển Đông. (PT )
Phần thứ ba: Quan điểm, cơ sở pháp lý của Việt Nam trong giải quyết vấn đề Biển đông
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam luôn nhất quán quan điểm đó là: giữ nguyên… đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông…
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử cơ sở pháp lý được quốc tế công nhận, ủng hộ; vì xác lập được chủ quyền, chiếm hữu sự thật và thực hiện quyền lực Nhà nước thực sự, liên tục và hòa bình, đúng luật pháp quốc tế.

Ta có đầy đủ chứng cứ, đặc biệt là Châu Bản triều Nguyễn VN, đã ghi chép đầy đủ toàn cảnh xã hội Việt Nam từ 1802 đến 1945 ghi rất rõ việc thực hiện chủ quyền, quản lý, khai thác đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Hội nghị San Fran ciscô về việc ký hòa ước với Nhật Bản 9/1951 Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Hội nghị có đại biểu của 51 nước,(Có TQ) nhưng không có đại biểu của nước nào phản đối hoặc bảo lưu.
Ngày 28/4/1956 quân Pháp rút khỏi Đông Dương, VNCH quản lý hai quần đảo này. Năm 1958 TQ công bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý….Tháng 1/1974 TQ chiếm Hoàng Sa từ VNCH. Tháng 4/1975 Hải quân NDVN giải phóng Trường Sa từ VNCH.
Năm1988, 1995 TQ dùng vũ lực đánh chiếm 7 đảo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 01/5/2014 TQ hạ đặt giàn khoan HD 981 vào sau trong vùng đặc…trước phản ứng, đấu tranh kiên quyết của ta và quốc tế TQ đã rút giàn khoan ra khỏi vị trí hạ đặt.


Tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, do âm mưu thủ đoạn “Độc chiếm Biển Đông” của TQ không thay đổi. Vì vậy khả năng xảy ra xung đột vũ trang do TQ gây ra là hoàn toàn có căn cứ, nó đã được chứng minh trong quá khứ. Khả năng này có trở thành hiện thực hay không, vào thời điểm nào, và ở quy mô như thế nào còn phụ thuộc vào cán cân sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế…của các nước có liên quan trong khu vực và quốc tế.
Phần thứ tư: Dự báo tình hình Biển Đông thời gian tới
Trước mắt TQ chủ trương từng bước tăng cường, mở rộng khả năng kiểm soát khống chế, tranh giành lợi ích tài nguyên ở Biển Đông , dùng vị thế sức mạnh của mình để răn đe các nước trong khu vực, phá thế bao vây cô lập của Mỹ, Nhật… Tuy nhiên trong vòng 5 - 10 năm tới TQ cũng rất cần môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để thực hiện chiến lược “Trỗi dậy hòa bình”, “Chấn hưng Trung Hoa”. Vì vậy TQ cũng phải cân nhắc tính toán đến lợi ích và phản ứng của các cường quốc có liên quan và tác động của sách lược duy trì quan hệ chính trị, hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng.
Trước diễn biến, dự báo trên Đảng, nhà nước ta chủ trương tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt NQ 28,TƯ8, KXI “Về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”; với đường lối khôn khéo, mềm mỏng, nhưng kiên quyết lấy độc lập, tự chủ là yếu tố hàng đầu để giải quyết mọi vấn đề, nhất là trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là:
+ Ta đã đấu tranh một cách kiên quyết, bền bỉ linh hoạt tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm giữ được chủ quyền của ta và môi trường hòa bình ổn định, phát triển đất nước vừa duy trì được cục diện quan hệ với Trung Quốc;
+ Tiếp tục chủ động, kiên trì, đẩy mạnh đồng bộ, đấu tranh trên thực địa, đấu tranh ngoại giao, công tác tuyên truyền, đấu tranh dư luận; đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của quốc tế đối với chủ quyền lãnh thổ và lập trường chính nghĩa của ta. Bằng nhiều biện pháp đấu tranh quyết liệt, qua các cuộc tiếp xúc, điện đàm và nội dung công hàm của Bộ ngoại giao ta, kiên quyết phản đối yêu sách “Đường lưỡi bò” ; đặc biệt là việc tranh chấp, xâm chiếm, xây dựng bồi đắp các đảo nhân tạo và “Quân sự hóa” tại quần đảo Trường Sa hiện nay.
+ Mặt khác ta tích cực tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, để tìm tiếng nói chung, cùng tìm ra giải pháp, giải quyết; trước hết là đoàn kết giữa các nước ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, trước “Âm mưu độc chiếm Biển Đông ” của TQ.
+ Tuyên truyền đúng thực tế tranh chấp hiện nay trên Biển Đông, đúng quan điểm của Đảng, nhà nước, xây dựng nhận thức đúng về tình hình tranh chấp; đúng Nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn và các tài liệu, chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền hai quần đảo HSa, Tsa.
+ Đặc biệt đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, chú trọng phát triển kinh tế biển, thực hiện có hiệu quả chiến lược biển. Xây dựng nền QPTD vững mạnh, xây dựng KVPT vững chắc. Tập trung hiện đại hóa Hải quân, Không quân Nhân dân Việt Nam, cảnh sát biển, kiểm ngư và các lực lượng khác vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, thiêng liêng của tổ quốc. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, bày tỏ, biểu thị tinh thần yêu nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, không để kẻ xấu lợi dụng vấn đề Biển Đông chống phá Đảng, nhà nước, gây mất ổn định ANCT…; liên hệ ..với địa bàn.
Để cùng cả nước chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo; thời gian qua Mường Nhé đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, về giải quyết vấn đề Biển Đông và có những hành động thiết thực cụ thể như; trong phát triển KT, VH, XH xóa đói giảm nghèo, bảo đảm QP, AN trên địa bàn. Đặc biệt tập trung tuyên truyền, vận động hạn chế, chấm dứt di dịch cư tự do, học và tuyên truyền đạo trái pháp luật, tuyên truyền “Vương quốc Mông”, buôn bán tàng trữ sử dụng chất ma túy, vũ khí vật liệu nổ, vượt biên trái phép, chặt phá rừng…Để nhân dân …không nghe, không tin theo lời tuyên truyền, lôi kéo kích động của kẻ xấu, giữ vững ổn định địa bàn góp phần cùng cả nước tập trung đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Kính thưa toàn thể các đồng chí./. Tình hình Biển Đông hiện nay vẫn đang diễn biến căng thẳng, phức tạp ( do thời lượng có hạn tôi chỉ cập nhập một số nội dung chính) để tiếp tục nắm, cập nhật tình hình, đề nghị các đồng chí tiếp tục theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung báo cáo của tôi đến đây là kết thúc, cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe. Xin kính chúc BTC, BGK, cùng toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt, chúc Hội thi thành công tốt đẹp./.
Xin trân thành cảm ơn
các đồng chí đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)