Bải giảng Tin Học Căn Bản

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Sơn | Ngày 29/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bải giảng Tin Học Căn Bản thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN I:
KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Thông tin và xử lý thông tin
1. Thông tin
Là phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
VD: Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, đi tham quan, du lịch…
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2. Dữ liệu
Thông tin được lưu trữ trong máy vi tính theo một cấu trúc gọi là dữ liệu.
3. Đơn vị lưu trữ thông tin
- Đơn vị bé nhất dùng để lưu trữ thông tin là bit (Binary Digit (Chữ số nhị phân).
- Tại mỗi thời điểm trong 1 bit chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
II. Phần cứng, phần mềm và công nghệ thông tin
Phần cứng (Hardware)
Phần cứng máy tính là một bộ phận thiết bị vật lý cụ thể của máy tính. Như nguồn máy tính (power), bo mạch chủ (mainboard), bộ xử lý trung tâm (CPU), màn hình (monitor), bàn phím (keyboard), chuột (mouse)…
Dựa vào chức năng và cách thức hoạt động của chúng mà người ta phân ra:
- Thiết bị đầu vào (Input): Bàn phím, chuột,…
- Thiết bị đầu ra (Output): màn hình, loa, máy in.
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Phần mềm (Software)
Là một tập hợp gồm nhiều câu lệnh mà con người yêu cầu máy tính thực hiện.
Căn cứ vào chức năng của phần mềm người ta chia làm 2 loại:
+ Phần mềm hệ thống: Điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng. (Windows, Linux, Unix…)
+ Phần mềm ứng dụng: Dùng để phục vụ công việc cụ thể nào đó. (MS Word, MS Excel…)
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
I. Phần cứng
1. Đơn vị xử lý trung tâm
Bộ xử lý trung tâm là bộ óc của máy tính, ở đó diễn ra việc xử lý thông tin và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính.
Gồm 2 bộ phận: Bộ số học logic (gọi tắt là ALU) và Bộ điều khiển (CU).
2. Thiết bị nhập
Bàn phím (Keyboard)
Được chia làm 4 khu vực:
+ Các phím chức năng (F1-F12)
+ Vùng nhập văn bản (gồm bảng chữ cái và một số ký hiệu khác)
+ Các phím điều khiển (Home, End, …)
+ Khu vực thống kê (09, và các phép toán).
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Một số phím chức năng:
+ Phím Caps Lock: Dùng để chuyển chế độ từ chữ in hoa sang chữ in thường và ngược lại.
+ Phím Shift: Nhập các ký tự phần trên của 1 phím (hoặc nhập ký tự chữ in).
+ Phím Backspace: xóa ký tự bên trái của con trỏ soạn thảo.
+ Phím CTRL, ALT: Là tổ hợp phím, kết hợp với các phím khác để tạo các lệnh điều khiển.
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
+ Phím Enter: Kết thúc một thao tác lệnh (xuống hàng trong MS Word).
+ Phím Delete: Xóa ký tự ngay bên phải con trỏ soạn thảo.
+ Phím Insert: Bật tắt chế độ ghi đè (ghi chèn).
+ Phím ESC: hủy bỏ một thao tác lệnh.
+ Phím Home: Về đầu hàng.
+ Phím End: Về cuối hàng.
+ Phím Page Up: Lên một trang màn hình.
+ Phím Page Down: Xuống 1 trang màn hình.
+ Phím Num Lock: Bật tắt chức năng nhập bên các phím số.
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
b. Chuột

Chuột được sử dụng trong giao diện đồ họa.
Phía trên thường có 3 phím, phím phải, phím trái và phím Scroll (dùng để kéo lên hoặc kéo xuống của màn hình).
+ Click: Nhấn chuột trái 1 lần.
+ Double Click: Nhấn chuột trái 2 lần.
+ Right Click: Nhấn chuột phải 1 lần.
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
3. Thiết bị xuất:
Màn hình: (Có 2 loại: CRT, LCD)
+ Kích thước được tính bằng Inch (15”,16”,17”…)
+ Chất lượng hiển thị thể hiện ở độ phân giải (Resolution) 1024x768, 1280x720….
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
b. Máy in (Printer)
Là thiết bị dùng để xuất dữ liệu để in ra giấy. Có nhiều loại máy in: máy in kim, máy in laser...
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ:
a. Bộ nhớ trong (ROM, RAM):
+ Bộ nhớ ROM (Read Only Memory): ROM là bộ nhớ chỉ đọc.
+ Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): RAM là bộ nhớ động dùng để chứa dữ liệu trong quá trình xử lý thông tin khi máy hoạt động.
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
b. Bộ nhớ ngoài: Bộ nhớ ngoài dùng để lưu giữ thông tin lâu dài.
+ Đĩa mềm (Floppy Disk Drive “FDD”).
+ Đĩa cứng (Hard Disk Drive “HDD”).
+ Đĩa cứng di động (Universal Serial Bus “USB”).
+ Đĩa quang (Compad Disc “CD-ROM”).
BÀI 2: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Trong ngành Toán - Tin học hiện nay phổ biến 4 hệ đếm là hệ thập phân, hệ nhị phân, hệ bát phân và hệ thập lục phân.
1) Hệ đếm thập phân (Decimal system, b=10)
Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 là một trong các phát minh của người Ả rập cổ, bao gồm 10 ký số theo ký hiệu sau:
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8,9
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
2) Hệ đếm nhị phân (Binary system, b=2)
Đây là hệ đếm đơn giản nhất với 2 chữ số là 0 và 1. Mỗi chữ số nhị phân gọi là BIT (viết tắt từ chữ BInary digiT).
Vd: số 10101 (hệ 2) sang hệ thập phân (hệ 10) sẽ là:
10101 (2) = 1x24 + 0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 = 16 + 0 + 4 + 0 + 1 = 21(10)
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
3) Hệ đếm bát phân (Octal system, b=8)
Sử dụng tập hợp 3 bit để biểu diễn 8 trị khác nhau : 000, 001,010, 011, 100, 101, 110, 111.
Các trị này tương đương với 8 trị trong hệ thập phân là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Ví dụ: 235 . 64(8) = 2x82 + 3x81 + 5x80 + 6x8-1 + 4x8-2 = 157. 8125(10)
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
4) Hệ đếm thập lục phân (Hexa-decimal system, b=16).
Hệ đếm thập lục phân là hệ cơ số b=16, tương đương với tập hợp 4 chữ số nhị phân (4 bit). Khi thể hiện ở dạng hexa-decimal, ta có 16 ký tự gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, và 6 chữ in A, B, C, D, E, F để biểu diễn các giá trị số tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15.
Ví dụ: 34F5C(16) = 3x164 + 4x163 + 15x162 + 5x161 + 12x160 =
216294(10).
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Bảng qui đổi tương đương 16 chữ số đầu tiên của 4 hệ đếm.
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
5) Đổi một số nguyên từ hệ thập phân sang hệ b.
Tổng quát: Lấy số nguyên thập phân N(10) lần lượt chia cho b cho đến khi thương số bằng 0. Kết quả số chuyển đổi N(b) là các dư số trong phép chia viết ra theo thứ tự ngược lại.
Ví dụ: Số 12(10) = ?(2). Dùng phép chia cho 2 liên tiếp, ta có một loạt
các số dư như sau:
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
6) Mệnh đề logic:
Mệnh đề logic là mệnh đề chỉ nhận một trong 2 giá trị : Đúng (TRUE) hoặc Sai (FALSE), tương đương với TRUE = 1 và FALSE = 0.
Phép toán logic áp dụng cho 2 giá trị TRUE và FALSE ứng với tổ hợp AND (và) và OR (hoặc) như sau:
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
7) Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử
Dữ liệu số trong máy tính gồm có số nguyên và số thực.
+ Số nguyên không dấu.
+ Số nguyên có dấu.
8) Biểu diễn ký tự
Để có thể biễu diễn các ký tự như chữ cái in và thường, các chữ số, các ký hiệu... trên máy tính và các phương tiện trao đổi thông tin khác, người ta phải lập ra các bộ mã (Code system).
Phổ biến là bộ mã ASCII dùng nhóm 7 bit hoặc 8 bit để biểu diễn tối đa 128 hoặc 256 ký tự khác nhau và mã hóa theo ký tự liên tục theo cơ số 16.
BÀI 3: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Hệ mã ASCII 7 bit, mã hoá 128 ký tự liện tục như sau:
0: NUL (ký tự rỗng)
1 - 31 : 31 ký tự điều khiển
32 - 47 : Khoảng trống SP (space) ! “ # $ % & „ ( ) * + , - . /
48 - 57 : Ký số từ 0 đến 9
58 - 64 : Các dấu : ; < = > ? @
65 - 90 : Các chữ in hoa từ A đến Z
91 - 96 : Các dấu [ ] _ `
97 – 122: Các chữ thường từ az.
123 – 127: Các dấu { | } ~ DEL….
PHẦN II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 4: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
Bài 4: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
I. Hệ điều hành
Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất cho máy tính điện tử có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động cơ sở của máy tính, giúp phần mềm của người sử dụng có thể chạy được trên máy tính.
Các hệ điều hành thông dụng: MS-DOS, Windows, Unix, Linux, OS/2, Macintosh …
II. Hệ điều hành MS-DOS
MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) là hệ điều hành(HĐH) của tập đoàn khổng lồ Microsoft. Phiên bản đầu tiên của MS-DOS được viết năm
1981.
MS-DOS là HĐH đơn nhiệm (tại một thời điểm chỉ chạy được một trình ứng dụng). MS-DOS giao diện với người sử dụng thông qua dòng lệnh.
III. Khởi động hệ thống
Để khởi động hệ thống, Chúng ta phải có một đĩa mềm gọi là đĩa hệ thống hoặc đĩa cứng được cài đặt ổ đĩa C là đĩa hệ thống.
Ít nhất trên đĩa phải có các tập tin: IO.SYS, MSDOS.SYS và COMMAND.COM.
IV. Tập tin (File):
Tập tin (hay còn gọi là Tệp) là hình thức, đơn vị lưu trữ thông tin trên đĩa của Hệ điều hành.
Tệp gồm có tên tệp và phần mở rộng (Phần mở rộng dùng để nhận biết tệp đó do chương trình nào tạo ra nó).
TênTệp tin được viết không quá 8 ký tự và không có dấu cách, + , - ,* , / .
Phần mở rộng không quá 3 ký tự và không có dấu cách. Giữa tên và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm (.).
Người ta thường dùng đuôi để biểu thị các kiểu tập tin. Chẳng hạn:
+ tệp văn bản thường có đuôi DOC, TXT...
+ Tệp lệnh thường có đuôi COM, EXE…
+ Tệp hình ảnh thường có đuôi JPG, BMP...
V. Thư mục (Folder) và cây thư mục
Để có thể tổ chức quản lý tốt tập tin trên đĩa người ta lưu các tập tin thành từng nhóm và lưu trong từng chỗ riêng gọi là thư mục.
Mỗi thư mục được đặc trưng bởi 1 tên cụ thể, quy tắc đặt tên thư mục giống như tên tệp. Các thư mục có thể đặt lồng trong nhau và tạo thành một cây thư mục.
Thư mục bên trong gọi là thư mục con, thư mục bên ngoài gọi là thư mục mẹ. Thư mục ngoài cùng (ổ đĩa) gọi là thư mục gốc.
+ Đường dẫn trong máy tính: là tập hợp các thư mục lồng vào nhau, được ngăn cách bởi dấu “”.
VD:
C:KHOAHOCTUNHIENTOANHINHHOCkhonggian.txt
+ Ký tự đại diện
- (?): Đại diện cho 1 ký tự bất kỳ.
- (*): Đại diện cho nhiều ký tự.
(Thường dùng cho việc tìm kiếm các File & Folder)
VI. Một số lệnh nội trú và ngoại trú
1. Lệnh nội trú:
Lệnh nội trú là loại lệnh lưu thường trực trong bộ nhớ trong của máy tính. Nó được nạp vào khi nạp hệ điều hành.
Lệnh DIR: hiển thị danh sách thư mục và tập tin trong ổ đĩa:
- Cú pháp: DIR ;
- Vd: DIR C:
b) Lệnh MD: dùng để tạo thư mục
- Cú pháp: MD
- Vd: MD C:aitap
c) Lệnh RD: xóa bỏ thư mục rỗng (trống)
- Cú pháp: RD
- Vd: RD C:aitapword
d) Lệnh CD: Chuyển thư mục hoặc ổ đĩa
- Cú pháp: CD
- Vd: CD C:Baitap
e) Lệnh REN: đổi tên tập tin
Cú pháp: REN<đường dẫn>
Vd: REN C:aitap baitapword
f) Lệnh COPY: sao chép
Cú pháp: COPY<đường dẫn 1>
<đường dẫn 2>
- Vd: COPY C:aitapword.txt D:aitap
g) Lệnh Type: Xem nội dung tập tin
Cú pháp: Type <đường dẫn>
Vd: Type C:oot.ini
h) Lệnh DEL: xóa tập tin
Cú pháp: DEL <đường dẫn>
Vd: DEL C:aitapword.txt
Lệnh Undelete: phục hồi tập đã xóa.
j) Lệnh Move: di chuyển tập tin.
2. Lệnh ngoại trú
Lệnh ngoại trú là lệnh nằm trong bộ nhớ ngoài. Muốn thực hiện các lệnh ngoại trú thì buộc trên đĩa phải có các tệp này. Nếu không có thì phải COPY vào để thực hiện.
Lệnh Label: đặt nhãn đĩa.
Lệnh Tree: hiển thị cây thư mục.
Lệnh Deltree: xóa cây thư mục.
Lệnh Format: định dạng đĩa.
Lệnh Attrib: đặt/bỏ thuộc tính cho folder/file.
Mỗi Folder/File đều có 4 thuộc tính (attribute) : R, S, H, A.
+ Read Only : Thuộc tính chỉ đọc, không thể thay đổi nội dung.
+ System : Thuộc tính hệ thống.
+ Hidden : Thuộc tính ẩn, khi dùng lệnh DIR sẽ không thấy.
+ Archive : Thuộc tính lưu trữ.
Bài 5: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW XP
I. Các thao tác cơ bản trên Window XP
Khởi động Windows XP
B1: Bật nguồn (Power) trên thùng CPU.
B2: Bật nguồn màn hình (Monitor).
B3: Đăng nhập (Login) nếu có.
Nhập tên người dùng (UserName)
Nhập mật khẩu (Password)
Đóng Windows XP
B1: Đóng tất cả các chương trình đang sử dụng.
B2: Chọn Start  Turn Off Computer…  Turn Off.
( - Stand By: chế độ tạm nghỉ.
- Restart: Khởi động lại).
3. Màn hình nền (Desktop) của Windows XP
Các biểu tượng
Thanh công cụ Taskbar
+ My Computer
Cửa sổ bên trái:
- System Tasks: cho phép chọn thực hiện một số công việc hệ thống của máy.
- Other Places: cho phép chọn các thành phần khác trong máy.
Cửa sổ bên phải:
Theo ngầm định cửa sổ này chứa biểu tượng của tất cả các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng cục bộ, ổ đĩa CD, ...
+ My Network Places:
Chứa các tài nguyên của các máy tính trong mạng cục bộ (LAN). Từ đây có thể truy cập các tài nguyên đã được chia sẻ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng.
+ Recycle Bin:
Là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xoá.
+ Folder: được gọi là “tập hồ sơ” , quản lý các Folder khác (cấp thấp hơn) và các tập tin.
+ Menu Start:
4. Cách khởi động và thoát khỏi các chương trình.
+ Khởi động chương trình ứng dụng:
- Khởi động từ Start Menu:
Chọn Start ProgramsNhóm chương trìnhTên chương trình ứng dụng.
Vd: StartProgramsMicrosoft OfficeMicrosoft word 2003.
+ Thoát khỏi chương trình ứng dụng:
- Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- Cách 2: Click vào nút Close (ở góc trên bên phải của thanh tiêu đề).
- Cách 3: Chọn menu FileExit.
+ Tìm kiếm dữ liệu: Chức năng này cho phép tìm kiếm các tập tin, các thư mục và cả tên của
các máy tính trên mạng LAN.
Cách thực hiện: StartSearchFor Files or FoldersAll files and folders.
+ All or part of the file name: nhập tên thư mục hay tập tin cần tìm, có thể sử dụng ký tự đại diện * và ?
+ A word or pharse in the file: nhập từ hay cụm từ trong nội dung tập tin cần tìm.
+ Look in: nơi tìm kiếm.
5. Thay đổi thuộc tính của màn hình:
+ Cách 1: StartSettingsControl PanelDisplay
+ Cách 2: nhấp chuột phải trên màn hình nền (Desktop)chọn Properties.
Thẻ Desktop: thay đổi hình nền.
Screen Saver: Thiết lập chế độ bảo vệ màn hình (Chế độ nghỉ tạm thời).
- Appearance:Thay đổi màu sắc, Font chữ và cỡ chữ của các Menu, Shortcut, Title bar.
Settings: Thay đổi chế độ màu và độ phân giải của màn hình (640x480, 800x600, 1024x768).

6. Cài đặt và loại bỏ chương trình:
- Gỡ bỏ chương trình (phần mềm).
StartSettingControl PanelAdd or Remove ProgramsChọn tên chương trình cần gỡ bỏChange để gỡ bỏ.
- Add new Programs: Cho phép cài đặt thêm chương trình ứng dụng hoặc cập nhật lại Windows (trực tiếp qua Internet).
- Add/ Remove Windows Components: cho phép cài đặt/ loại bỏ các thành phần trong hệ điều hành Windows (thông qua dữ liệu trong đĩa CD/đĩa cứng).
7. Cấu hình ngày, giờ cho hệ thống:
StartSettingsControl PanelDate&Time.
+ Date & Time: thay đổi ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây.
+ Time Zone: thay đổi múi giờ, cho phép chỉnh lại các giá trị múi giờ theo khu vực hoặc tên các thành phố lớn.
+ Internet Time: cho phép đồng bộ hoá theo giờ của máy chủ Internet.
8. Thay đổi thuộc tính của chuột và bàn phím
Bàn phím: StartSettingsControl PanelKeyBoard.
+ Repeat delay: thay đổi thời gian trễ cho lần lặp lại đầu tiên khi nhấn và giữ phím.
+ Repeat rate: thay đổi tốc độ lặp lại khi nhấn và giữ một phím.
+ Cursor blink rate: thay đổi tốc độ của dấu nháy
Chuột: StartSettingsControl PanelMouse.
Thẻ Buttons: thay đổi chức năng giữa chuột trái và chuột phải (thuận tay trái hay phải) và tốc độ nhắp đúp chuột.
Thẻ Pointers: cho phép chọn hình dạng trỏ chuột trong các trạng thái làm việc.
Thẻ Pointer Options: cho phép thay đổi tốc độ và hình dạng trỏ chuột khi rê hoặc kéo chuột.
9. Thay đổi thuộc tính vùng:
StartSettingsControl PanelRegional and Language Options.
+ Thẻ Regional Options: Thay đổi thuộc tính vùng (Mỹ, Pháp,...).
+ Thẻ Number: Thay đổi định dạng số, cho phép định dạng việc hiển thị giá trị số.
+ Thẻ Currency: Thay đổi định dạng tiền tệ ($,VND,...)
+ Thẻ Time: Thay đổi định dạng thời gian, cho phép bạn định dạng thể hiện giờ trong ngày theo chế độ 12 giờ hay 24 giờ
+ Thẻ Date: Thay đổi định dạng ngày tháng (Date), cho phép bạn chọn cách thể hiện dữ liệu ngày theo 1 tiêu chuẩn nào đó.
+ Short date format: cho phép chọn quy ước nhập dữ liệu ngày tháng.
+ Ví dụ: ngày/tháng/năm (d/m/yy) hoặc tháng/ngày/năm (m/d/yy)
* Quy ước:
d/ D (date): dùng để chỉ ngày.
m/ M (month): dùng để chỉ thá ng.
y/ Y (year): dùng để chỉ năm.
+ Thẻ Language: Cho phép chỉnh sửa ngôn ngữ nhập vào máy.
II. Quản lý tài khoản người dùng
1. Thiết lập và quản lý tài khoản
a. Giới thiệu về tài khoản người dùng
Một người dùng đăng nhập vào một máy tính hay một mạng bằng cách điền vào User name và password xác định tài khoản của người đó. Có 2 loại tài khoản:
+ Local User Account: cho phép đăng nhập vào một máy tính đê truy xuất vào các tài nguyên trên đó.
+ Domain User Account: cho phép đăng nhập vào mạng máy tính để sử dụng tài nguyên trên mạng.
b. Tạo, chỉnh sửa và xóa một User Account
Sử dụng User Account Tool: StartControl PanelUser Accounts.
Change An Account : thay đổi một tài khoản, bao gồm cả việc xóa tài khoản
Create a new user account : tạo một tài khoản người dùng mới.
Change the way users log on or log off : thay đổi cách đăng nhập hay đăng xuất của người dùng.
Tạo mới 1 tài khoản:
B1: StartControl PanelUser Accounts.
B2: Create a new account.
B3: Nhập tên tài khoản (Username)Next.
B4: Chọn kiểu tài khoản Create Account.
Cách chỉnh sửa một tài khoản cá nhân:
Change The name – Thay đổi tên của tài khoản trên máy.
Create A Password – Tạo mật khẩu cho tài khoản.
Change The Password – Thay đổi mật khẩu cho tài khoản.
Remove The Password – gỡ bỏ mật khẩu cho tài khoản.
Change The Picture – thay đổi hình ảnh đại diện trên màn hình Welcome.
Delete The Account – xóa một tài khoản được chỉ định.
c) Sử dụng Computer Management :
B1: Nhấp chuột phải lên My computer Manage
B2: Nhấp chọn Local User and GroupsUsers
B3: nhấp chuột phải lên khung bên phải và chọn New User…
B4: Điền các thông tin
User Name Nhập tên dùng để đăng nhập
Full Name Nhập tên đầy đủ. Có thể bao gồm cả tên và họ.
Description Nhập thêm những thông tin về người dùng.
Password Nhập mật khẩu của tài khoản dùng để xác nhận khi đăng nhập.
Confirm password Xác nhận mật khẩu bằng cách nhập lại một lần nữa.
User Must Change Password At Next Logon:Chọn lựa chọn này nếu muốn người dùng phải đặt lại mật khẩu vào lần đầu tiên đăng nhập
User Cannot Change Password:Chọn lựa chọn này nếu có nhiều người cùng sử dụng tài khoản này (tương tự tài khoản Guest).
Password Never Expires:Chọn lựa chọn này nếu như không bao giờ muốn thay đổi mật khẩu cho tài khoản này.
Account Is Disabled:Chọn lựa chọn này để vô hiệu tài khoản, tức là không sử dụng tài khoản này trên máy nữa.
2. Nhóm tài khoản – Groups of User
a) Khái Niệm: Nhóm tài khoản là một tập hợp các tài khoản người dùng. Khi thao tác trên nhóm, thì các thuộc tính mà ta áp đặt cho nhóm sẽ cũng sẽ có tác dụng đối với các tài khoản thuộc nhóm đó.
b) Phân quyền – Permission – là kiểm soát việc người dùng tương tác với tài nguyên của máy như thư mục, tập tin hay máy in. Khi gán quyền, bạn có thể cho phép người dùng đó truy xuất tới tài nguyên và xác định quyền hạn truy xuất đó.
c) Tạo mới một nhóm cục bộ:
B1: Trong màn hình Computer Management, nhấp chuột vào Local User And GroupsGroups.
B2: Thiết đặt các mục:
Group Name Đặt tên cho nhóm, tên này phải duy nhất, không trùng với các tên khác.
Description Thông tin chi tiết của nhóm
Members Danh sách các thành viên thuộc nhóm
Add Thêm tài khoản người dùng vào nhóm
Remove Gỡ tài khoản người dùng ra khỏi nhóm
Create Tạo nhóm
Close Đóng hộp thoại lại
Tham khảo thêm trong giáo trình từ trang 48 đến trang 52.
III. Quản lý với Window Explorer
1. Giới thiệu: Windows Explorer là một chương trình cho phép người sử dụng thao tác với các tài nguyên có trong máy tính như tập tin, thư mục, ổ đĩa và những tài nguyên khác có trong máy của bạn cũng như các máy tính trong hệ thống mạng (nếu máy tính của bạn có nối mạng).
Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tập tin,... được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.
+ Khởi động chương trình Windows Explorer:
Có thể thực hiện một trong những cách sau:
- Cách 1: Chọn lệnh StartProgramsAccessoriesWindows Explorer.
- Cách 2: Nhấp chuột phải lên Start, sau đó chọn Explorer.
- Cách 3: Nhấp chuột phải lên biểu tượng My Computer, sau đó chọn Explore…
+ Các nút công cụ trên thanh Toolbar
2. Thao tác với thư mục và tập tin
Mở tập tin / Thư mục:
Có ba cách thực hiện :
- Cách 1: nhấp đúp lên biểu tượng của tập tin/ thư mục.
- Cách 2: nhấp chuột phải lên biểu tượng của tập tin/ thư mục và chọn mục Open.
- Cách 3: Chọn tập tin/ thư mục và nhấn phím Enter
c. Tạo thư mục:
+ B1: Chọn nơi chứa thư mục cần tạo.
+ B2: Chọn menu File/ New/ Folder hoặc nhấp chuột phải/ New/ Folder.
+ B3: Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.
d. Sao chépthư mục / tập tin:
+ B1: Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép.
+ B2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc Edit/ Copy hoặc nhấp chuột phải và chọn Copy)
+ B3: Chọn nơi cần chép đến.
+ B4: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc nhấp chuột phải và chọn Paste).
e. Di chuyển thư mục / tập tin:
+ B1: Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép.
+ B2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc Edit/ Cut hoặc nhấp chuột phải và chọn Cut)
+ B3: Chọn nơi cần chép đến.
+ B4: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc nhấp chuột phải và chọn Paste).
f. Xóa thư mục và tập tin:
- B1: Chọn các thư mục và tập tin cần xóa.
- B2: Chọn FileDelete (hoặc: Nhấn phím Delete hoặc: nhấp chuột phải và chọn mục Delete).
- B3: Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No)
g. Đổi tên thư mục / tập tin:
- B1: Chọn đối tượng muốn đổi tên.
- B2: Thực hiện lệnh FileRename (hoặc nhấn phím F2 hoặc nhấp chuột phải trên đối tượng và chọn mục Rename).
- B3: Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.
h. Thay đổi thuộc tính thư mục / tập tin:
- B1: Nhấn chuột phải lên đối tượng muốn thay đổi thuộc tínhProperties.
- B2: Thay đổi các thuộc tính (Read Only, Hidden, Archive…).
- B3: Chọn Apply để xác nhận thay đổi, ngược lại thì nhấn Cancel.
3. Thao tác với các ShortCut
Tạo Shortcut trên màn hình nền:
Cách 1:
- B1: Nhấp chuột phải lên màn hình nền, chọn NewShortcut.
- B2: Trong mục Type the location of the item, nhập đường dẫn của đối tượng cần tạo lối tắt (hoặc Click lên nút Brown để chọn đường dẫn cho đối tượng)  Click Next để qua bước kế tiếp.
- B3: Nhập tên cho lối tắt cần tạo.
- B4: Click Finish để hoàn thành.

Cách 2:
- B1: Nhấp chuột phải lên biểu tượng cần tạo Shortcut.
- B2: Chọn Sent ToDesktop (create shortcut).
4. Thao tác với ổ đĩa
a. Định dạng đĩa:
B1: Nhấp chuột phải vào tên của ổ đĩa (có thể đĩa mềm hoặc đĩa cứng)Format.
B2: Chọn kiểu định dạng trong mục File System (FAT32,NTFS…).
B3: Nhập Tên vào mục Volume label
B4: Chọn Quick Format.
Nhấp chọn Start để tiến hành định dạng
Chú ý: dữ liệu trong đĩa sẽ bị xoá hoàn toàn, không thể phục hồi được.
b. Hiển thị thông tin của đĩa
- B1: Nhấp chuột phải vào tên của ổ đĩa  Properties.
- Thẻ General: cho biết dung lượng đĩa (Capacity), đã sử dụng bao nhiêu, (Used space), còn lại bao nhiêu (Free space).
- Thẻ Tools: cung cấp một số công cụ kiểm tra đĩa (Error-checking), tạo đĩa dự phòng (Backup), chống phân mảnh đĩa (Defragment).
- Thẻ Sharing: cho phép đặt cách thức chia sẻ tài nguyên có trên đĩa (với máy tính có nối mạng).
Bài 6: CHƯƠNG TRÌNH VẼ HÌNH PAINT
Mở chương trình : Start / Programs / Accessories / Paint
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)