BÀI GIẢNG THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TS. BÙI QUANG XUÂN
Chia sẻ bởi Bùi Quang Xuân |
Ngày 18/03/2024 |
80
Chia sẻ tài liệu: BÀI GIẢNG THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TS. BÙI QUANG XUÂN thuộc Giáo dục học
Nội dung tài liệu:
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
TS. BÙI QUANG XUÂN
HV CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
ĐT 0913 183 168
VĂN HỌC DÂN GIAN LÀ GÌ ?
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
Tính nguyên hợp của văn học dân gian
Tính tập thể của văn học dân gian
Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân
THẦN THOẠI
Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
NUTHAN
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
a.Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
a.Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
b.Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại.
Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
c.Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).
MẤY NÉT VỀ THI PHÁP THẦN THOẠI
Cốt truyện và nhân vật
Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết.
Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện.
Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).
SONTINH
MẤY NÉT VỀ THI PHÁP THẦN THOẠI
Cốt truyện và nhân vật
Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết.
Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện.
Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).
MẤY NÉT VỀ THI PHÁP THẦN THOẠI
2.Motif thần thoại.
Có thể tìm thấy một số motif trong thần thoại Việt: Motif cột chống trời ( Thần Trụ Trời ), motif căp vợ chồng đầu tiên(Nữ Oa- Tứ Tượng), motif bọc trăm trứng (Lạc Long Quân-Âu Cơ).
TRUYỀN THUYẾT
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
TRUYỀN THUYẾT
Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần.
Nhân vật chính trong truyền thuyết giàu nhân tính hơn
TRUYỀN THUYẾT
Tiêu chí nội dung:
Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ thụ, loài người mang tính suy nguyên.
Truyền thuyết thuyết tập trung vào những vấn đề xã hội.
Ý NGHĨA CỦA TRUYỀN THUYẾT
Về mặt lịch sư:Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc
Về mặt ý thức xã hộiTruyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ sáng tác.
Thanh giong
TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
CÁC LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích về loại vật (truyện cổ tích động vật)
Truyện cổ tích thần kỳ
Truyện cổ tích thế tục
truyện Cóc kiện Trời vừa là thần thoại vừa là cổ tích loài vật, truyện Công và quạ vừa là thần thoại, cổ tích vừa là ngụ ngôn.
NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH
Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội
Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân
Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân
Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...
truyện Tấm Cám, Thạch Sanh)
Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằng
Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc ...
NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH
Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội
Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân
Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân
truyện Tấm Cám, Thạch Sanh)
Ðứa con trời đánh , Giết chó khuyên chồng ...
CỐT TRUYỆN
Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích là tính chất bịa đặt của câu chuyện kể.
Cần nói thêm rằng, tính chất tưởng tượng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói trên còn là tính khác thường" của sự kiện và hành động cổ tích.
Cốt truyện cổ tích thường được xây dựng theo một vài sơ đồ chung, có thể tìm thấy các kiểu cốt truyện quen thuộc như kiểudũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp, người xấu xí mà có tài...
NHÂN VẬT TRUYỆN CỔ TÍCH
Nhân vật trong cổ tích là hành động của nó.
Từ hành động của nhân vật ta có thể rút ra tính cách.
Nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lý hóa.
Trong kho tàng truyện cổ tích có những kiểu nhân vật (nhân vật bất hạnh, nhân vật tài giỏi...).
CÁC YẾU TỐ CỐ ĐỊNH
Ðó là những motif trong truyện cổ tích: Những chi tiết nghệ thuật có mặt trong nhiều truyện cổ tích của nhiều dân tộc (vật báu mang lại hạnh phúc, Cái mâm thần, chém chằn tinh...).
Các motif nầy là những đơn vị hợp thành của cốt truyện.
THẾ GIỚI CỔ TÍCH
Thế giới cổ tích có những yếu tố của thực tế hòa lẫn với yếu tố hư cấu tạo thành thế giới huyền ảo, thơ mộng.
Ðể giải mã thế giới cổ tích thường người ta dựa vào dân tộc học
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian.
Truyện cổ tích “nói về quan hệ gia đình và xã hội, sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái ác, phản ánh giai đoạn con người phải đấu tranh để chống lại những hủ tục, thói hư tật xấu, đề cao ý chí, trí tuệ thông minh của người lao động”
THỰC HÀNH
Phân tích một truyện cổ tích
SODUA
CA DAO VIỆT NAM
Ca dao ra đời từ rất sớm và lưu truyền cho đến ngày nay.
Ca dao đã thấm vào ta qua những làn điệu quê hương gần gũi, thân quen.
CA DAO VIỆT NAM
Nhà thơ Nguyễn Duy giãi bày niềm xúc cảm của mình:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
CA DAO VIỆT NAM
Cũng với lời thơ tha thiết, nhà thơ Vũ Quần Phương viết:
Mai này con lớn con khôn
Chân đi muôn dặm - con còn nghe ru
Những lời ru thắm thiết, đậm chất trữ tình trên chính là ca dao..
CA DAO ?
Ca dao là một trong những thể loại chủ yếu của nền văn học dân gian Việt Nam.
Đó là những sáng tác trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã hội.
NỘI DUNG CA DAO
Là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi
NỘI DUNG CA DAO
CA DAO THAN THÂN ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ.
Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức:
NỘI DUNG CA DAO
CA DAO HÀI HƯỚC CHÂM BIẾM:
Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu hay những người đáng cười trong xã hội:
NGHỆ THUẬT CA DAO
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:
Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm.
NGHỆ THUẬT CA DAO
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đường xa thì mặc đường xa
Nhờ mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình
NGHỆ THUẬT CA DAO
Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, ...
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.
TÓM LẠI
Chúng ta đã đi qua hành trình ca dao Việt Nam đẹp đẽ, để rồi ca dao vẫn khắc dấu trong tâm hồn mỗi chúng ta. Phải biết yêu câu ca dao, thương lời ru của mẹ, hát những khúc dân ca chân chất, ngọt ngào để thêm yêu Tổ quốc mình, để vươn ra văn hoá toàn cầu mà giữ vững bản sắc dân tộc Việt.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
- Thời gian thần thoại gắn chặt với sự vật. Thời gian có tính chất tuần hoàn, quay vòng tròn của các sự vật một cách vĩnh viễn như chính sự vĩnh viễn của thần linh.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
Thời gian trong thần thoại là thời gian của sự sáng tạo.
Những câu chuyện thần thoại thường xoay quanh sự khởi đầu, phát sinh của vũ trụ, của nhân loại, của vạn vật.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
Thời gian thần thoại cũng có tính khép kín (như trong truyện cổ tích), không có liên hệ trực tiếp với một thời gian lịch sử nào.
Nói cách khác, nó nằm ngoài lịch sử.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
- Ngoài những đặc điểm trên, thời gian thần thoại còn bộc lộ những dấu ấn riêng như tính chất “không có đầu và cuối”; đôi lúc, đôi chỗ thiếu logic và liên hệ nhân quả làm cho các việc như diễn ra trong giấc mơ và là thời gian vĩnh viễn, khép kín.
THỜI GIAN TRONG CA DAO
- Đặc trưng nổi bật của thời gian nghệ thuật ở ca dao là thời gian hiện tại. Nếu có thời gian quá khứ và thời gian tương lai thì nó cũng ở rất gần:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...
THỜI GIAN TRONG CA DAO
Thời gian nghệ thuật trong ca dao cũng được diễn đạt bằng các công thức thời gian mà ứng với nó là những tâm trạng “điển hình”.
Công thức “buổi chiều” và “ban đêm” được sử dụng nhiều hơn so với những thời gian khác (như sáng, trưa...).
ĐỒNG DAO
Đồng dao (僮謠) là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam . Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát , câu hát trẻ em , lời hát trong các trò chơi , bài hát ru em...
Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em .
KHUCHATDONGDAO
ĐỒNG DAO
Nói chung , đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung , chỉ khác một vài tiếng địa phương .
XUANMAI
ĐỒNG DAO
Đồng dao còn gắn với sự phát triển trí tuệ, tâm hồn con trẻ, nhu cầu hiểu biết của chúng tôi bằng một lối tư duy hết sức giản dị, hồn nhiên và trong sáng.
Để giúp trẻ thơ chúng tôi phát triển vốn từ vựng và luyện kĩ năng tập nói, đồng dao có những bài hết sức ngộ nghĩnh:
Một ông sao sáng
/Hai ông sáng sao/
Ba ông sao sáng/
Bốn ông sáng sao.
DEMSAO
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Do cấu trúc và dung lượng tác phẩm nên độ dài thời gian của truyện ngụ ngôn cũng được giản lược đến mức nhỏ nhất.
Thời gian nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn thường chỉ diễn ra trong phút chốc, trong một khoảnh khắc, trong một thời điểm nào đó của một ngày.
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Khác với thời gian trong ca dao hay trong truyện cổ tích, thời gian của ngụ ngôn thường có sự “mơ hồ” về ý niệm.
Điều này được ghi nhận bằng những trạng ngữ thời gian - không - xác - định như: một lần, lần khác...
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Nhịp độ thời gian trong truyện ngụ ngôn tương đối nhanh, ít sự ngắt quãng, ít điểm dừng.
Thời gian nhân vật (cũng như số lượng nhân vật) cũng có tính liên tục, nặng về sự kiện mà không đặc trưng cho thời gian tiểu sử.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Sự đa dạng hoá hình thức trần thuật
Sự đan quyện, soi chiếu thường xuyên giữa thời gian cá nhân, quá khứ, hiện tại, tương lai trong những khoảnh khắc đồng thời... cũng làm tăng thêm tính đa diện, đa chiều trong tiếp nhận và cảm thụ.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Yếu tố thời gian chủ quan trong thời gian trần thuật và thời gian nhân vật là một bước “mở đường đi vào thế giới nội tâm nhân vật”.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Trong văn học thiếu nhi, do đặc điểm tâm lí và tư duy của trẻ nhỏ nên các câu chuyện thường được xây dựng với kết cấu tương đối rõ ràng.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Thời gian nghệ thuật trong bài thơ Mẹ ốm là một thành công của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa:
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là Đất nước, tháng ngày của con...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Hiện tại (“hôm nay”) tiếp nối quá khứ (“mọi hôm”) trong sự tương phản của thời gian nhân vật: Mẹ thích vui chơi - mẹ chẳng nói cười. Chuỗi sự kiện vận động đằng sau nó là những phác thảo ở thời hiện tại trong sự đồng hiện của những kí ức thời gian.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mẹ ốm nên “lá trầu khô giữa cơi trầu”, trang sách không người đọc, cánh màn thì khép lỏng và ruộng vườn vắng dáng mẹ tần tảo hôm sớm.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Từ thực tại, bóng dáng của mẹ, của ngày hôm qua chợt hiện về, ắp đầy trong yêu thương và trân trọng. Quá khứ “lặn” vào cái của hôm nay trong hình ảnh thơ:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Bài thơ còn là sự vận động của thời gian tâm trạng, của một thời gian trữ tình. Nhân vật đi từ trường thời gian lớn (quá khứ = mọi hôm, hiện tại = hôm nay) đến một phạm vi nhỏ hơn - điểm dừng của cảm xúc: Sáng nay.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Và trong sự cô đặc thời gian ấy, rất nhiều những hành động, sự kiện được khắc chạm: Mẹ lần giường tập đi, con ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch... Sự chồng nén nhiều hoạt động trong một quãng thời gian ngắn càng làm tăng nhịp độ kể, nhịp độ thời gian. Và từ đó, tình yêu chắp cánh.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Và trong sự cô đặc thời gian ấy, rất nhiều những hành động, sự kiện được khắc chạm:
Mẹ lần giường tập đi, con ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Song có lẽ, cái làm nên sức hấp dẫn của bài thơ không chỉ là sự đan chiếu giữa thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai mà là sự hoà quyện các bình diện thời gian ấy để làm nổi rõ thời gian cá nhân: Cuộc đời của mẹ - tảo tần “đi gió đi sương”, yêu thương con vô cùng.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Tác giả cũng chọn cái mênh mông, bất tận của không gian và thời gian cho một phép định nghĩa trọn vẹn:
Mẹ là Đất nước, tháng ngày của con...
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Sao không về Vàng ơi? là một bài thơ hay rút từ tập Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.
Đó là nỗi niềm tiếc nhớ, thương yêu, ngóng đợi và hi vọng của cậu bé khi mất đi người bạn thân thương của mình.
Thời gian nghệ thuật như “một sợi yêu thương giăng dài” nối kết những mạch nguồn xúc cảm trong thơ.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
a. Nhịp độ thời gian trần thuật
Nói đến tốc độ hay nhịp độ thời gian là nói đến sự nhanh - chậm, lướt qua hay đứng lại... của những ngân hưởng cảm xúc trong độ dài thời gian. Trần Đăng Khoa chọn điểm mở đầu bằng một hành động - thời gian rất bình thường trong cuộc sống:
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Điểm dừng đọng lại ở thời gian trần thuật: Hôm nay. Vẫn những hành động của nhân vật tưởng rất đỗi thân quen đang ùa về nhưng không gấp gáp nữa mà như lẫn giữa mênh mang vắng - nhớ.
Sự điều chỉnh nhịp độ thời gian trần thuật là một điều đáng lưu ý trong bài thơ. Bởi sang đoạn thơ thứ ba, với hàng loạt câu hỏi tu từ, sự “giãn nở” của cảm xúc và thời gian đột nhiên bị dồn nén lại. Băn khoăn. Chờ đợi. Hi vọng. Và cả xót xa.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
b. Tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật
Cái hay trong thời gian trần thuật của Sao không về Vàng ơi? nằm ở những biến điệu về nhịp độ thời gian. Để phân tích tương quan giữa thời gian trần thuật và thời gian nhân vật, cần đánh giá đúng về thời gian nhân vật đồng thời xem xét kĩ lí luận về tương quan thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật để làm cơ sở soi chiếu vào tác phẩm.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Thời gian trần thuật trong bài thơ được tạo dựng dựa vào những nếm trải qua tâm hồn nhân vật và một phần “lịch sử” của sự gắn bó giữa nhân vật trữ tình “tao” với đối tượng: Chú chó Vàng. Khởi phát tưởng như là mô típ “thời gian lặp lại” nhưng thực sự đó là sự vận dụng kí ức để trần thuật của tác giả. Từ dòng chảy của sự hoài niệm, hồi tưởng, nhân vật xuất hiện với những yêu thương, những “sinh hoạt” rất đời thường, rất đáng yêu.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Và theo dòng thời gian trần thuật với sự biến đổi về nhịp độ kể, những sự kiện lần lượt xuất hiện, nối tiếp, vừa hối hả vừa có sự dồn nén. Cảm xúc nhân vật cũng chảy theo nguồn mạch đó. Trong bài thơ, thời gian trần thuật là thời gian trữ tình từ những đợi chờ, hi vọng xen lẫn những hồi ức đẹp đẽ của nhân vật với bạn quý. Sự đối lập giữa những giờ phút “tao đi học về nhà...” và “hôm nay” càng làm lộ rõ những xáo động trong lòng người.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
c. Các bình diện thời gian trong bài thơ
Bài thơ được mở đầu bằng sự kể về những lần “tao đi học về” được mày - cậu Vàng đón đợi và mừng rỡ. Song, đó chính là dòng hồi tưởng ngọt ngào. Nếu so với “cái hiện tại” được đánh dấu bởi trạng ngữ thời gian “hôm nay” thì đó là một phần quá khứ.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Như vậy là tác giả đã khéo léo dùng phép đảo ngược thời gian, đem những kí ức lên trước để khi chạm đến cái “trống vắng” của hôm nay, dòng chảy của thời gian và nhịp điệu tâm hồn phút chốc bỗng ngưng đọng lại. Để rồi, đoạn thơ cuối, với những câu hỏi vang lên từ thực tại, người đọc lại nhận ra gương mặt của tương lai với niềm hi vọng, đợi chờ. Hình ảnh “cơm phần mày để cửa” cũng có thể xem là một kết thúc mở trong chuỗi dài mong nhớ.
BINH
TS. BÙI QUANG XUÂN
HV CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
ĐT 0913 183 168
VĂN HỌC DÂN GIAN LÀ GÌ ?
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
Tính nguyên hợp của văn học dân gian
Tính tập thể của văn học dân gian
Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân
THẦN THOẠI
Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
NUTHAN
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
a.Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
a.Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy, trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
b.Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại.
Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại
BẢN CHẤT CỦA THẦN THOẠI
c.Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).
MẤY NÉT VỀ THI PHÁP THẦN THOẠI
Cốt truyện và nhân vật
Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết.
Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện.
Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).
SONTINH
MẤY NÉT VỀ THI PHÁP THẦN THOẠI
Cốt truyện và nhân vật
Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết.
Chính vì vậy mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện.
Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa (Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).
MẤY NÉT VỀ THI PHÁP THẦN THOẠI
2.Motif thần thoại.
Có thể tìm thấy một số motif trong thần thoại Việt: Motif cột chống trời ( Thần Trụ Trời ), motif căp vợ chồng đầu tiên(Nữ Oa- Tứ Tượng), motif bọc trăm trứng (Lạc Long Quân-Âu Cơ).
TRUYỀN THUYẾT
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
TRUYỀN THUYẾT
Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần.
Nhân vật chính trong truyền thuyết giàu nhân tính hơn
TRUYỀN THUYẾT
Tiêu chí nội dung:
Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ thụ, loài người mang tính suy nguyên.
Truyền thuyết thuyết tập trung vào những vấn đề xã hội.
Ý NGHĨA CỦA TRUYỀN THUYẾT
Về mặt lịch sư:Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc
Về mặt ý thức xã hộiTruyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ sáng tác.
Thanh giong
TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
CÁC LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích về loại vật (truyện cổ tích động vật)
Truyện cổ tích thần kỳ
Truyện cổ tích thế tục
truyện Cóc kiện Trời vừa là thần thoại vừa là cổ tích loài vật, truyện Công và quạ vừa là thần thoại, cổ tích vừa là ngụ ngôn.
NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH
Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội
Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân
Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân
Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...
truyện Tấm Cám, Thạch Sanh)
Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằng
Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc ...
NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH
Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội
Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân
Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân
truyện Tấm Cám, Thạch Sanh)
Ðứa con trời đánh , Giết chó khuyên chồng ...
CỐT TRUYỆN
Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích là tính chất bịa đặt của câu chuyện kể.
Cần nói thêm rằng, tính chất tưởng tượng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói trên còn là tính khác thường" của sự kiện và hành động cổ tích.
Cốt truyện cổ tích thường được xây dựng theo một vài sơ đồ chung, có thể tìm thấy các kiểu cốt truyện quen thuộc như kiểudũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp, người xấu xí mà có tài...
NHÂN VẬT TRUYỆN CỔ TÍCH
Nhân vật trong cổ tích là hành động của nó.
Từ hành động của nhân vật ta có thể rút ra tính cách.
Nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lý hóa.
Trong kho tàng truyện cổ tích có những kiểu nhân vật (nhân vật bất hạnh, nhân vật tài giỏi...).
CÁC YẾU TỐ CỐ ĐỊNH
Ðó là những motif trong truyện cổ tích: Những chi tiết nghệ thuật có mặt trong nhiều truyện cổ tích của nhiều dân tộc (vật báu mang lại hạnh phúc, Cái mâm thần, chém chằn tinh...).
Các motif nầy là những đơn vị hợp thành của cốt truyện.
THẾ GIỚI CỔ TÍCH
Thế giới cổ tích có những yếu tố của thực tế hòa lẫn với yếu tố hư cấu tạo thành thế giới huyền ảo, thơ mộng.
Ðể giải mã thế giới cổ tích thường người ta dựa vào dân tộc học
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian.
Truyện cổ tích “nói về quan hệ gia đình và xã hội, sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái ác, phản ánh giai đoạn con người phải đấu tranh để chống lại những hủ tục, thói hư tật xấu, đề cao ý chí, trí tuệ thông minh của người lao động”
THỰC HÀNH
Phân tích một truyện cổ tích
SODUA
CA DAO VIỆT NAM
Ca dao ra đời từ rất sớm và lưu truyền cho đến ngày nay.
Ca dao đã thấm vào ta qua những làn điệu quê hương gần gũi, thân quen.
CA DAO VIỆT NAM
Nhà thơ Nguyễn Duy giãi bày niềm xúc cảm của mình:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
CA DAO VIỆT NAM
Cũng với lời thơ tha thiết, nhà thơ Vũ Quần Phương viết:
Mai này con lớn con khôn
Chân đi muôn dặm - con còn nghe ru
Những lời ru thắm thiết, đậm chất trữ tình trên chính là ca dao..
CA DAO ?
Ca dao là một trong những thể loại chủ yếu của nền văn học dân gian Việt Nam.
Đó là những sáng tác trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã hội.
NỘI DUNG CA DAO
Là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi
NỘI DUNG CA DAO
CA DAO THAN THÂN ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ.
Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức:
NỘI DUNG CA DAO
CA DAO HÀI HƯỚC CHÂM BIẾM:
Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu hay những người đáng cười trong xã hội:
NGHỆ THUẬT CA DAO
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:
Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm.
NGHỆ THUẬT CA DAO
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đường xa thì mặc đường xa
Nhờ mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình
NGHỆ THUẬT CA DAO
Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, ...
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.
TÓM LẠI
Chúng ta đã đi qua hành trình ca dao Việt Nam đẹp đẽ, để rồi ca dao vẫn khắc dấu trong tâm hồn mỗi chúng ta. Phải biết yêu câu ca dao, thương lời ru của mẹ, hát những khúc dân ca chân chất, ngọt ngào để thêm yêu Tổ quốc mình, để vươn ra văn hoá toàn cầu mà giữ vững bản sắc dân tộc Việt.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
- Thời gian thần thoại gắn chặt với sự vật. Thời gian có tính chất tuần hoàn, quay vòng tròn của các sự vật một cách vĩnh viễn như chính sự vĩnh viễn của thần linh.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
Thời gian trong thần thoại là thời gian của sự sáng tạo.
Những câu chuyện thần thoại thường xoay quanh sự khởi đầu, phát sinh của vũ trụ, của nhân loại, của vạn vật.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
Thời gian thần thoại cũng có tính khép kín (như trong truyện cổ tích), không có liên hệ trực tiếp với một thời gian lịch sử nào.
Nói cách khác, nó nằm ngoài lịch sử.
THỜI GIAN TRONG THẦN THOAI
- Ngoài những đặc điểm trên, thời gian thần thoại còn bộc lộ những dấu ấn riêng như tính chất “không có đầu và cuối”; đôi lúc, đôi chỗ thiếu logic và liên hệ nhân quả làm cho các việc như diễn ra trong giấc mơ và là thời gian vĩnh viễn, khép kín.
THỜI GIAN TRONG CA DAO
- Đặc trưng nổi bật của thời gian nghệ thuật ở ca dao là thời gian hiện tại. Nếu có thời gian quá khứ và thời gian tương lai thì nó cũng ở rất gần:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...
THỜI GIAN TRONG CA DAO
Thời gian nghệ thuật trong ca dao cũng được diễn đạt bằng các công thức thời gian mà ứng với nó là những tâm trạng “điển hình”.
Công thức “buổi chiều” và “ban đêm” được sử dụng nhiều hơn so với những thời gian khác (như sáng, trưa...).
ĐỒNG DAO
Đồng dao (僮謠) là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam . Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát , câu hát trẻ em , lời hát trong các trò chơi , bài hát ru em...
Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em .
KHUCHATDONGDAO
ĐỒNG DAO
Nói chung , đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung , chỉ khác một vài tiếng địa phương .
XUANMAI
ĐỒNG DAO
Đồng dao còn gắn với sự phát triển trí tuệ, tâm hồn con trẻ, nhu cầu hiểu biết của chúng tôi bằng một lối tư duy hết sức giản dị, hồn nhiên và trong sáng.
Để giúp trẻ thơ chúng tôi phát triển vốn từ vựng và luyện kĩ năng tập nói, đồng dao có những bài hết sức ngộ nghĩnh:
Một ông sao sáng
/Hai ông sáng sao/
Ba ông sao sáng/
Bốn ông sáng sao.
DEMSAO
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Do cấu trúc và dung lượng tác phẩm nên độ dài thời gian của truyện ngụ ngôn cũng được giản lược đến mức nhỏ nhất.
Thời gian nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn thường chỉ diễn ra trong phút chốc, trong một khoảnh khắc, trong một thời điểm nào đó của một ngày.
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Khác với thời gian trong ca dao hay trong truyện cổ tích, thời gian của ngụ ngôn thường có sự “mơ hồ” về ý niệm.
Điều này được ghi nhận bằng những trạng ngữ thời gian - không - xác - định như: một lần, lần khác...
THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
Nhịp độ thời gian trong truyện ngụ ngôn tương đối nhanh, ít sự ngắt quãng, ít điểm dừng.
Thời gian nhân vật (cũng như số lượng nhân vật) cũng có tính liên tục, nặng về sự kiện mà không đặc trưng cho thời gian tiểu sử.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Sự đa dạng hoá hình thức trần thuật
Sự đan quyện, soi chiếu thường xuyên giữa thời gian cá nhân, quá khứ, hiện tại, tương lai trong những khoảnh khắc đồng thời... cũng làm tăng thêm tính đa diện, đa chiều trong tiếp nhận và cảm thụ.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Yếu tố thời gian chủ quan trong thời gian trần thuật và thời gian nhân vật là một bước “mở đường đi vào thế giới nội tâm nhân vật”.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Trong văn học thiếu nhi, do đặc điểm tâm lí và tư duy của trẻ nhỏ nên các câu chuyện thường được xây dựng với kết cấu tương đối rõ ràng.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Thời gian nghệ thuật trong bài thơ Mẹ ốm là một thành công của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa:
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là Đất nước, tháng ngày của con...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Hiện tại (“hôm nay”) tiếp nối quá khứ (“mọi hôm”) trong sự tương phản của thời gian nhân vật: Mẹ thích vui chơi - mẹ chẳng nói cười. Chuỗi sự kiện vận động đằng sau nó là những phác thảo ở thời hiện tại trong sự đồng hiện của những kí ức thời gian.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Mẹ ốm nên “lá trầu khô giữa cơi trầu”, trang sách không người đọc, cánh màn thì khép lỏng và ruộng vườn vắng dáng mẹ tần tảo hôm sớm.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Từ thực tại, bóng dáng của mẹ, của ngày hôm qua chợt hiện về, ắp đầy trong yêu thương và trân trọng. Quá khứ “lặn” vào cái của hôm nay trong hình ảnh thơ:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Bài thơ còn là sự vận động của thời gian tâm trạng, của một thời gian trữ tình. Nhân vật đi từ trường thời gian lớn (quá khứ = mọi hôm, hiện tại = hôm nay) đến một phạm vi nhỏ hơn - điểm dừng của cảm xúc: Sáng nay.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Và trong sự cô đặc thời gian ấy, rất nhiều những hành động, sự kiện được khắc chạm: Mẹ lần giường tập đi, con ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch... Sự chồng nén nhiều hoạt động trong một quãng thời gian ngắn càng làm tăng nhịp độ kể, nhịp độ thời gian. Và từ đó, tình yêu chắp cánh.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Và trong sự cô đặc thời gian ấy, rất nhiều những hành động, sự kiện được khắc chạm:
Mẹ lần giường tập đi, con ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch...
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Song có lẽ, cái làm nên sức hấp dẫn của bài thơ không chỉ là sự đan chiếu giữa thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai mà là sự hoà quyện các bình diện thời gian ấy để làm nổi rõ thời gian cá nhân: Cuộc đời của mẹ - tảo tần “đi gió đi sương”, yêu thương con vô cùng.
THỜI GIAN TRONG VH THIẾU NHI HIỆN ĐẠI
Tác giả cũng chọn cái mênh mông, bất tận của không gian và thời gian cho một phép định nghĩa trọn vẹn:
Mẹ là Đất nước, tháng ngày của con...
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Sao không về Vàng ơi? là một bài thơ hay rút từ tập Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.
Đó là nỗi niềm tiếc nhớ, thương yêu, ngóng đợi và hi vọng của cậu bé khi mất đi người bạn thân thương của mình.
Thời gian nghệ thuật như “một sợi yêu thương giăng dài” nối kết những mạch nguồn xúc cảm trong thơ.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
a. Nhịp độ thời gian trần thuật
Nói đến tốc độ hay nhịp độ thời gian là nói đến sự nhanh - chậm, lướt qua hay đứng lại... của những ngân hưởng cảm xúc trong độ dài thời gian. Trần Đăng Khoa chọn điểm mở đầu bằng một hành động - thời gian rất bình thường trong cuộc sống:
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Điểm dừng đọng lại ở thời gian trần thuật: Hôm nay. Vẫn những hành động của nhân vật tưởng rất đỗi thân quen đang ùa về nhưng không gấp gáp nữa mà như lẫn giữa mênh mang vắng - nhớ.
Sự điều chỉnh nhịp độ thời gian trần thuật là một điều đáng lưu ý trong bài thơ. Bởi sang đoạn thơ thứ ba, với hàng loạt câu hỏi tu từ, sự “giãn nở” của cảm xúc và thời gian đột nhiên bị dồn nén lại. Băn khoăn. Chờ đợi. Hi vọng. Và cả xót xa.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
b. Tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật
Cái hay trong thời gian trần thuật của Sao không về Vàng ơi? nằm ở những biến điệu về nhịp độ thời gian. Để phân tích tương quan giữa thời gian trần thuật và thời gian nhân vật, cần đánh giá đúng về thời gian nhân vật đồng thời xem xét kĩ lí luận về tương quan thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật để làm cơ sở soi chiếu vào tác phẩm.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Thời gian trần thuật trong bài thơ được tạo dựng dựa vào những nếm trải qua tâm hồn nhân vật và một phần “lịch sử” của sự gắn bó giữa nhân vật trữ tình “tao” với đối tượng: Chú chó Vàng. Khởi phát tưởng như là mô típ “thời gian lặp lại” nhưng thực sự đó là sự vận dụng kí ức để trần thuật của tác giả. Từ dòng chảy của sự hoài niệm, hồi tưởng, nhân vật xuất hiện với những yêu thương, những “sinh hoạt” rất đời thường, rất đáng yêu.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Và theo dòng thời gian trần thuật với sự biến đổi về nhịp độ kể, những sự kiện lần lượt xuất hiện, nối tiếp, vừa hối hả vừa có sự dồn nén. Cảm xúc nhân vật cũng chảy theo nguồn mạch đó. Trong bài thơ, thời gian trần thuật là thời gian trữ tình từ những đợi chờ, hi vọng xen lẫn những hồi ức đẹp đẽ của nhân vật với bạn quý. Sự đối lập giữa những giờ phút “tao đi học về nhà...” và “hôm nay” càng làm lộ rõ những xáo động trong lòng người.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
c. Các bình diện thời gian trong bài thơ
Bài thơ được mở đầu bằng sự kể về những lần “tao đi học về” được mày - cậu Vàng đón đợi và mừng rỡ. Song, đó chính là dòng hồi tưởng ngọt ngào. Nếu so với “cái hiện tại” được đánh dấu bởi trạng ngữ thời gian “hôm nay” thì đó là một phần quá khứ.
SAO KHÔNG VỀ VÀNG ƠI?
Như vậy là tác giả đã khéo léo dùng phép đảo ngược thời gian, đem những kí ức lên trước để khi chạm đến cái “trống vắng” của hôm nay, dòng chảy của thời gian và nhịp điệu tâm hồn phút chốc bỗng ngưng đọng lại. Để rồi, đoạn thơ cuối, với những câu hỏi vang lên từ thực tại, người đọc lại nhận ra gương mặt của tương lai với niềm hi vọng, đợi chờ. Hình ảnh “cơm phần mày để cửa” cũng có thể xem là một kết thúc mở trong chuỗi dài mong nhớ.
BINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Quang Xuân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)