Bai giang THCB

Chia sẻ bởi Trần Văn Dưỡng | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bai giang THCB thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

Họ tên: Trần Văn Dưỡng
Năm sinh: 1984
Quê quán: Ninh Bình
Khoa: Kỹ thuật – Công nghệ
Email: [email protected]
ĐTDĐ: 0985.986...
GIỚI THIỆU
BÀI SỐ 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
I. Khái niệm chung:
1. Khái niệm về tin học: Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách tự động dựa trên máy tính điện tử.
2. Các lĩnh vực của tin học: Máy tính điện tử hoạt động được phải dựa trên hai thành phần chính: Phần cứng (HardWare) và Phần mềm (SoftWare).
Phần cứng (Hard Ware): Là những thiết bị điện tử và cơ khí được liên kết lại với nhau tạo thành những khối liền kề nhau bao gồm các thiết bị như: vi mạch, máy in, màn hình, bàn phím...
Phần mềm (Soft Ware): Là những chương trình điều khiển mà ta không nhìn và không sờ được nó, nó kích hoạt sự hoạt động của phần cứng. Phần mềm bao gồm 2 loại đó là:
Phần mềm hệ thống (Symtem Software)
Phần mềm ứng dụng (Applications Software)
3. Đơn vị xử lý thông tin:
Đơn vị đo lượng tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng sau:




Lưu ý: Đơn vị bé nhất trong lượng tin gọi là bít (b).
4. Sơ đồ cấu trúc hoạt động của máy tính:
THIẾT BỊ NHẬP 
THIẾT BỊ XỬ LÝ

THIẾT BỊ LƯU TRỮ  
THIẾT BỊ XUẤT


Thiết bị nhập (Input Devices):
Chuột
Máy Scan
Bàn phím
Thiết bị xuất (Output Devices):
Màn hình
Máy in
Máy chiếu
Thiết bị lưu trữ (Stongare Devices):
Đĩa CD
Đĩa Mềm
Ổ đĩa mềm
Ổ đĩa cứng
Thiết bị lưu trữ (Stongare Devices):

Bộ nhớ chỉ đọc ROM
Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên RAM
Thiết bị xử lý (Processing Devices):

Main borth
CPU
Ngoài ra còn có 1 số máy thông dụng như hãng Notebook (máy tính sách tay).
II. Hệ điều hành:
Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là thành phần quan trọng nhất của một máy tính điện tử, có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động của máy tính giúp cho con người có thể giao tiếp được với máy tính một cách rễ dàng hơn.
Nếu không có Hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động được. Vì vậy, người sử dụng phải nắm vững về Hệ điều hành.
Nguồn gốc, quá trình phát triển của HĐH:
Nguồn gốc: Các hệ điều hành thông dụng nhất đó là: MS-Dos, Windows, Linux, Unix... Hầu hết các hệ điều hành này đều được xuất phát từ Mỹ (USA). Ví dụ như: HĐH Windows hãng thực hiện là Microsoft (Mỹ).
Quá trình Phát triển:
Windows 3.1  Windows 3.11  Windows 95  Windows 98  Windows 2000  Windows XP...
Hệ điều hành MS-DOS:
MS-DOS là HĐH của tập đoàn khổng lồ Microsoft. Phiên bản đầu tiên của MS-DOS được viết vào năm 1981.
MS-DOS là một hệ điều hành đơn nhiệm.
MS-DOS giao tiếp với người sử dụng thông qua các dòng lệnh.
Hệ điều hành Windows:
- Người dùng giao tiếp với máy tính thông qua các biểu tượng một cách dễ dàng và thân thiện.
Người dùng có thể click chuột hoặc sử dụng bàn phím một cách tùy thích.
Ngày nay HĐH Windows đã được hàng trăm triệu người trên thế giới sử dụng đến với các hình thức như: chát, gửi mail...
2. Khởi động và thoát khỏi Windows:
Khởi động: Bấm vào nút Power trên CPU để đăng nhập vào hệ điều hành Windows. Khi đó ta quan sát màn hình giao tiếp thân thiện thông qua các biểu tượng trên màn hình Desktop của Windows.
Lưu ý: Chúng ta nghiên cứu đến HĐH Windows XP.
Thoát khỏi Windows:
Trước khi thoát khỏi Windows ta phải thoát hết các chương trình đang sử dụng.
Các thực hiện vào Start  Turn Off Compurter xuất hiện hộp thoại chọn Turn Off.
III. Một số thao tác cơ bản trong Windows:
Che dấu và hiện thị thanh Taskbar
Thay đổi màn hình desktop
Thay đổi chế độ nghỉ cho màn hình
Thay đổi ngày giờ cho máy tính
Thay đổi hình dáng cũng như tốc độ của chuột
Định dạng trong Control Panel...
Cách thực hiện: Nháy chuột phải lên vùng trống của thanh taskbar chọn properties xuất hiện hộp thoại đánh dấu kiểm vào mục Auto-hide the taskbar.
Muốn hiển thị thanh taskbar ta thực hiện ngược lại là bỏ dấu kiểm trong mục Auto-hide the taskbar.
Che dấu và hiện thị thanh taskbar:
Thay đổi nền màn hình:
Cách thực hiện: Nháy chuột phải lên vùng trống của màn hình desktop chọn Properties xuất hiện hộp thoại chọn lớp Desktop trong mục background chọn hình cần hiển thị hoặc đưa hình đã có sẵn trong máy vào ta chọn mục
Browse...tìm đường dẫn đến nơi chứa hình ảnh cần hiển thị rồi chọn Apply  Ok.
Cách thực hiện: Nháy chuột phải lên vùng trống của màn hình desktop chọn mục Properties xuất hiện hộp thoại chọn lớp Screen sever trong mục Screen sever chọn số kiểu nghỉ cho màn hình.
Settings: Cấu hình kiểu nghỉ.
Wait: Qui định thời gian.
Thay đổi chế độ nghỉ cho màn hình:
Thay đổi ngày giờ cho máy tính:
Cách thực hiện: Vào Start chọn Setting chọn Control panel chọn mục Date and time xuất hiện hộp thoại cho phép ta thay đổi lại ngày giờ của máy tính. Hoặc ta có thể nick chuột trái 2 lần liên tiếp lên đồng hồ góc phải phía dưới của máy tính cũng xuất hiện hộp thoại cho ta thay đổi ngày giờ.
Thay đổi hình dáng cũng như tốc độ của chuột:
Cách thực hiện: Vào Start  Settings  Control Panel chọn Mouse xuất hiện hộp thoại chọn lớp Pointer để thay đổi hình dáng của chuột.
Thay đổi độ nhanh hay chậm của chuột ta chọn lớp Pointer Options ta cầm chuột kéo về hướng Pase(nhanh) chọn Show(chậm)  Ok.
Định dạng trong Control Panel:
Cách thực hiện: Vào Start  Settings  Control Panel chọn Regional and Language Options.


Xuất hiện hộp thoại chọn lớp Customize...để lựa chọn tiếp.
Chọn
Ngăn cách phần thập phân
Ngăn cách phần trăm và phần ngàn
Ngăn cách các đối số trong câu lệnh
Định dạng tiền tệ là VNĐ

Định dạng múi giờ
Định dạng ngày tháng
IV. Cách sử dụng tiếng việt có dấu trong máy tính:
Tác dụng: Giúp cho người sử dụng có thể gõ có dấu được khi sử dụng máy tính.
Cách dùng: Có hai dạng bảng mã và hai cách gõ như sau:
Dạng 1: Dùng bảng mã Unicode: Thường thích hợp với các font chữ như: Arial, Times New Roman... Hay nói cách khác là bảng mã Unicode thường thích hợp với các font không bắt đầu bằng VNI.
Dạng 2: Dùng bảng mã VNI-Windows: Người sử dụng phải chọn font gõ bắt đầu bằng VNI như: VNI-times, VNI-Ariston...
Cách khởi động một chương trình gõ tiếng việt (ở đây chúng ta sử dụng phần mềm gõ có dấu đó là chương trình Unikey ).
Click đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình desktop khi đó xuất hiện hộp thoại.
Người sử dụng có thể chọn bảng mã cho phù hợp với font chữ mà mình đã chọn để gõ được có dấu tiếng việt. Sau đó chọn nút đóng.
Kiểu gõ: Có hai kiểu gõ cơ bản nhất đó là kiểu gõ VNI và kiểu gõ Telex.
Kiểu gõ VNI: Là kiểu gõ dấu là số.
Kiểu gõ Telex: Là kiểu gõ dấu là chữ.
Quy cách gõ dấu của kiểu gõ VNI
Quy cách gõ dấu của kiểu gõ Telex
Aa: â ee: ê aw: ă
oo: ô uw hoặc w hoặc ]: ư
dd: đ ow hoặc [: ơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Dưỡng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)