Bai giang Tap huan lop ghep

Chia sẻ bởi Ma Văn Dần | Ngày 13/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bai giang Tap huan lop ghep thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn
dạy học lớp ghép
Người thực hiện: Ma Văn Dần
Trường TH Tri Phú
Chủ đề 1: HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Thế nào là lớp ghép và dạy học lớp ghép ?
Dạy học lớp ghép (DHLG) là một hình thức tổ chức dạy học mà một GV có trách nhiệm tổ chức dạy học cho HS ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Như vậy, LG là lớp học gồm HS ở các trình độ (TĐ) khác nhau và trong mỗi lớp có hai hay vài nhóm trình độ (NTĐ) khác nhau. Hình thức dạy học LG khác với hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở nước ta hiện nay ở chỗ trong mỗi LG có một GV,
Cùng một lúc dạy HS ở các TĐ khác nhau Do vậy, có rất nhiều yêu cầu đặt ra cho người GV dạy
LG trong công tác tổ chức dạy học
Lớp ghép có thể gồm 2, 3, 4 hay thậm chí 5 NTĐ cùng học với nhau, nhưng phổ biến là các lớp ghép có 2 NTĐ. Các LG có thể gồm các NTĐ sát nhau như LG 1+2, 1+2+3, 2+3 hoặc 3+4+5; cũng có LG gồm các NTĐ không liền nhau, ví dụ: 1+4, 2+5 hoặc 1+2+4. Trong thực tế, các LG gồm các NTĐ liền nhau đầu tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất.
Sự khác nhau giữa lớp ghép và lớp đơn
Trong LG, HS ở các NTĐ khác nhau nên có độ tuổi khác nhau và khả năng khác nhau.
Nhiệm vụ học tập và các hoạt động của HS trong cùng một LG cũng khác nhau
Trong LG một GV có trách nhiệm chuyên môn đối với một vài NTĐ khác nhau nên người GV không thể cùng một lúc giảng dạy trực tiếp cho tất cả các nhóm mà phải phối hợp tổ chức đan xen các hoạt động dạy của thầy với các hoạt động độc lập của trò. Môi trường LG là nơi những kĩ năng học tập tự lập của HS phải được hình thành và rèn luyện từ rất sớm
Các cách kết hợp chương trình để dạy học lớp ghép
Có rất nhiều cách cấu trúc chương trình và sắp xếp thời khoá biểu khác nhau để dạy trong LG:
a) Cùng một tiết học, các NTĐ học các môn khác nhau, tức là trong lớp mỗi NTĐ học một bài riêng của những môn khác nhau trong chương trình của mình.
b) Cùng một tiết học, các NTĐ trong lớp cùng học một môn nhưng các bài khác nhau trong chương trình riêng của TĐ lớp mình.
c) Một bài chung được dạy cho các NTĐ có trong lớp, tức là các NTĐ trong LG sẽ được dạy chung một bài hay một chủ đề nhưng có sự phân hoá trình độ
Các hình thức tổ chức dạy học ở lớp ghép
Tổ chức dạy học chung cả lớp
Tổ chức dạy học cho từng nhóm trình độ
Dạy học trực tiếp cho cá nhân
Dạy học theo nhóm nhỏ
Tổ chức hoạt động học tập độc lập của học sinh
Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên dạy lớp ghép
Tổ chức lớp học của mình thành một môi trường mà mỗi HS có cơ hội thể hiện và phát triển khả năng cũng như trách nhiệm cá nhân của mình, đặc biệt đối với các em thiếu mạnh dạn và chưa có thành tích rõ rệt.
Tổ chức lớp học của mình thành một môi trường mà các HS có quan hệ thân thiết với nhau và luôn có nhu cầu được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau và giúp đỡ nhau.
GV phải xây dựng kế hoạch bài dạy một cách công phu để thu hút tất cả HS trong lớp hoạt động tích cực để đạt đến những mục tiêu đã đặt ra cho các nhóm TĐ khác nhau
Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên dạy lớp ghép
GV phải suy nghĩ để lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia vào quá trình dạy học để mỗi người đều có trách nhiệm và được phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp giáo dục trẻ em.
GV buộc phải nắm vững Chương trình tiểu học và đặc biệt là chương trình của các NTĐ trong lớp mình dạy
Có 3 câu hỏi GV cần trả lời trong lúc soạn giáo án:
• HS các NTĐ cần phải nắm được cái gì trong bài này ? (mục tiêu)
• Làm thế nào thì HS học những kiến thức hay kĩ năng này tốt hơn ? (Cách tổ chức và phương pháp)
• HS cần bao lâu để hoàn thành hoạt động này ?
Chủ đề 2 MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC LỚP GHÉP
1. Môi trường học tập LG bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
- Môi trường vật chất là toàn bộ không gian diễn ra quá trình dạy - học mà ở đó có bảng, bàn, ghế, ánh sáng, âm thanh, không khí... (xem sơ đồ ).
- Môi trường tinh thần gồm các mối quan hệ: GV, HS, nhà trường, cộng đồng.
- Các yếu tố trong môi trường vật chất và môi trường tinh thần liên hệ chặt chẽ với nhau trong môi trường học tập LG.
Sơ đồ: Môi trường vật chất lớp ghép 3 trình độ

Môi trường tinh thần trong môi trường dạy học LG bao gồm
GV: Là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới HS trong quá trình học tập. GV điều chỉnh mối quan hệ của mình trên mối quan hệ mật thiết, gắn bó với HS để tạo nên môi trường học tập thân thiện.
Nhà trường: Là nơi trẻ em học về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tốt giữa HS với HS, HS với người lớn. Nhà trường giáo dục, dạy kiến thức, chăm lo ý thức xã hội, phát triển nhân cách cho HS.
Môi trường tinh thần trong môi trường dạy học LG bao gồm
Gia đình: Những điều kiện của gia đình ảnh hưởng nhiều đến hoạt động học tập của HS. Chất lượng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa cha mẹ và thầy cô góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS và kích thích thầy, cô giáo trong vai trò người hướng dẫn.
Cộng đồng: Với các truyền thống, giá trị, định hướng kinh tế, chính trị và tôn giáo ảnh hưởng gián tiếp đến việc dạy và việc học.
HS: Cá nhân, nhóm HS có ảnh hưởng đến môi trường học tập LG của HS và việc dạy của GV.
Không gian hoạt động của giáo viên và học sinh
Môi trường dạy học lớp ghép ở một số giờ học
Trong giờ học này mỗi NTĐ có nhiệm vụ khác nhau, vì vậy, cần tạo cho mỗi nhóm một khoảng không gian phù hợp với các hoạt động sẽ diễn ra cùng một thời gian trong môi trường học tập LG.
Giờ dạy cần có thời gian cho hoạt động chung của cả lớp.
GV dạy LG có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường học tập LG trong một phòng học cụ thể. Không gian phòng học LG được sử dụng, sắp xếp linh hoạt và phù hợp với các nhóm HS khác nhau đồng thời giúp GV tổ chức các hoạt động đa dạng một cách dễ dàng.
Chủ đề 3 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Ở LỚP GHÉP
I Muc Tiêu: Học xong tiểu môđun này, HV có thể:
1. Kiến thức
- So sánh và chỉ ra được sự khác nhau giữa kế hoạch dạy học/ kế hoạch bài học của lớp đơn và LG.
- Xác định được những căn cứ, các bước khi xây dựng kế hoạch dạy học/ kế hoạch bài học ở LG.
2. Kĩ năng : Thiết kế được kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học ở LG.
3. Thái độ : Thể hiện tính sáng tạo và chủ động khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học ở LG.
1.Sự khác nhau giữa xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép và lớp đơn
Kế hoạch dạy học trong một tuần ở LG là cho nhiều NTĐ khác nhau.
Kế hoạch dạy học LG rất linh hoạt, có tính sáng tạo và mang dấu ấn của mỗi cá nhân. GV có thể thay đổi thứ tự các tiết học trong ngày, các bài học trong tuần, không theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo số bài, số tiết đã được quy định trong tuần của chương trình quốc gia. Công việc này được hoàn tất do chính GV dạy LG.
GV dạy LG cần phải được trao quyền chủ động và linh hoạt nhiều hơn nhằm thích ứng với những đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng LG.
GV dạy LG phải tự xây dựng KHDH. Không ai có thể thay thế GV dạy LG trong việc xây dựng KHDH
2.Những căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép
1. Chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để nắm vững được kế hoạch dạy học ở tiểu học: số môn học quy định cho các khối lớp, số tiết học trong một tuần của mỗi lớp học, số tiết học của mỗi môn học trong một tuần. Ví dụ: giai đoạn lớp 1, 2, 3 gồm 6 môn học, giai đoạn lớp 4, 5 gồm 9 môn học; đối với lớp 1 là 22 tiết/ tuần, với lớp 2 là 23 tiết/ tuần,...
2. Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học ở các lớp. Trong hướng dẫn đã chỉ rõ trình tự các tiết học, tên bài học theo một lôgíc chặt chẽ trong mỗi tuần và trong cả năm học cho từng môn học.
3. Yêu cầu về mục tiêu, nội dung của các môn học trong từng lớp học; yêu cầu về mục tiêu, nội dung bài học trong từng chương, từng phần.
4. Các quy định về chuyên môn như: thời lượng một tiết học, chế độ cho điểm, đánh giá,..
5. Tình hình HS trong lớp, số NTĐ trong lớp.
6. Điều kiện cơ sở vật chất trong phòng học, đồ dùng dạy và học, điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương.
3.Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép
Có 3 cách sắp xếp (cách ghép) các môn học như sau:
Các NTĐ khác nhau học các môn học khác nhau. Ví dụ: Trình độ A học môn Toán, trình độ B học Tiếng Việt.
Các NTĐ học các bài học theo các phân môn của một môn học. Ví dụ: trình độ A học phân môn Tập đọc, trình độ B học phân môn Tập làm văn.
Các NTĐ học chung một môn học nhưng các TĐ khác nhau phải đạt tới những mục đích, yêu cầu khác nhau.
Kế hoạch dạy học đã lập phải đảm bảo:
Đầy đủ số tiết học, môn học, bài học và các quy định về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực thi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người GV khi tổ chức các hoạt động học tập trong LG, thể hiện một cách sắp xếp khoa học, hợp lí giữa các môn học, bài học giữa các NTĐ trong LG.
Phù hợp với cơ sở vật chất của lớp học, đồ dùng dạy học, đối tượng HS và điều kiện tự nhiên, xã hội của địa bàn LG đóng.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LG 1+2
Tuần.........
4.Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học
Gợi ý trình bày một kế hoạch bài học
(Lớp ghép 3 trình độ)
Thực hành lập kế hoạch bài học


Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Văn Dần
Dung lượng: 254,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)