BAI GIẢNG TẬP HUẤN CM MÔN NGỮ VĂN

Chia sẻ bởi Trần H­Ương | Ngày 21/10/2018 | 111

Chia sẻ tài liệu: BAI GIẢNG TẬP HUẤN CM MÔN NGỮ VĂN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
MÔN NGỮ VĂN THCS
NĂM HỌC 2015-2016
Nhiệt liệt
các thầy cô giáo!
chào mừng
Chuyên đề văn học:
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến
-Ngữ văn 9,Tập I-
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ ĐẶT TÊN CHO CHUYÊN ĐỀ
B. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

C. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1.Kiến thức( Dựa vào chuẩn KT_KN)
-Cảm nhận được tình cảm chân thành của cháu; hình ảnh bà giàu lòng yêu thương, đức hi sinh.
-Tình yêu con và ước vọng của người mẹ Tà-ôi trong kháng chiến chống Mĩ.
-Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
-Nắm vững đặc sắc nghệ thuật của từng bài thơ, bút pháp làm thơ hiện đại
-2.Kĩ năng.
- HS biết đọc diễn cảm, hiểu một bài thơ hiện đại.
-Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp ngôn ngữ, các hình tượng thơ.
-Thấy được mạch liên kết các tác phẩm.
3.Thái độ.
-Hình thành thái độ trân trọng, biết ơn công lao, sự hi sinh to lớn của người phụ nữ.
4. Năng lực
-Năng lực cơ bản được hình thành thông qua chuyên đề: năng lực thưởng thức văn học,cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết các vấn đề thực tế.
-Ngoài ra với chuyên đề này còn hình thành , phát triển các năng lực: tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp…
D. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI / BÀI TẬP KTĐG.
D. Dự kiến đề kiểm tra đánh giá.
Hình thức 1: Đánh giá HS trên từng hoat động học
Hình thức 2:Đánh giá trên bài kiểm tra
a.Kiểm tra 15 p.
I. Trắc nghiệm (4 đ): Đọc, chọn phương án đúng
1. Những bài thơ viết về chủ đề người phụ nữ trong thơ VN sau 1945?
A.Bếp lửa và Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa
B. Đồng chí, Ánh trăng D.Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
2.Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca người phụ nữ trong thời kì:
A.Kháng chiến chống Mĩ C. Kháng chiến chống Pháp và Mĩ
B.Kháng chiến chống Pháp D. Trong thời bình
Viết tiếp vào phần để trống theo các gợi ý sau:
4. “ Bếp lửa” và “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đều sử dụng thể thơ……..Tác dụng…….
3 Trong bài thơ Bếp lửa, tác giả sử dụng phương thức bieeur đạt nào…………Tác dụng…………
II. Tự luận (6đ)
1. Viết đoạn văn 5 câu ( T-P-H) nêu suy nghĩ của mình về câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi; Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”- NKĐ
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Chuẩn bị( Thời gian trước 1 tuần khi dạy chuyên đề)
-Nhiệm vụ GV
+Nghiên cứu SGK,SGV. Thiết kế bài học theo Mô hình trường học mới
+Chuẩn bị phiếu học tập, hướng dẫn HS trả lời các phiếu học tập
+Lập 1 file dữ liệu về tranh ảnh, video , mẩu chuyện về người phụ nữ trong 2 cuộc chiến tranh trong máy chủ thư viện nhà trường để học sinh truy cập.
-Nhiệm vụ HS:+ Đọc,soạn.
+Trả lời câu hỏi theo mẫu phiếu học tập số 1

+Sưu tầm những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong 2 cuộc kháng chiến( tranh, video, câu chuyện) dưới sự hướng dẫn của GV.
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mô tả tiến trình dạy học

E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Phu n­
Phụ nữ VN tham gia chiếnđấu
Phụ Nữ VN ở hậu phương sản xuất và phục vụ kháng chiến
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
II.Đọc-hiểu.
1.Hình tượng người bà trong “Bếp lửa”-Bằng Việt
Kỉ niệm về bà.
-PP: Vấn đáp, Thảo luận nhóm.KT: Phòng tranh.
-Hình thức: Nhóm.
-PT: Giấy Ao. Bút dạ.
-Triển khai hoạt động học:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành 4 nhóm , HS thực hiện các yêu cầu sau:
1.Hình ảnh “Bếp lửa” hiện lên qua những chi tiết nào ở đầu bài thơ? Nêu suy nghĩ của mình về cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn?
2. Phiếu HT số 2:Từ bếp lửa, cháu đã hồi tưởng lại những kỉ niệm gì về bà?







? Qua những hồi tưởng thời thơ ấu, hình ảnh bà hiện lên với những nét tính cách đáng
quý nào?





-Triển khai hoạt động học:

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập(10p)
HS hợp tác, trao đổi để tìm ra tri thức dưới sự điều khiển của GV
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Treo kết qủa thảo luận của nhóm.Đại diện nhóm trình bày. HS bổ sung.GV kết luận.

B4: Đánh giá kết quả:
-Kiến thức: Hình ảnh người bà tảo tần, đảm đang, yêu thương con cháu, giàu đức hi sinh, vững vàng, kiên định.
-Năng lực: Năng lực tự học,năng lực hợp tác,năng lực giao tiếp..
-Kiểm tra đánh giá
+GV đánh giá HS
+ HS đánh giá bạn và chính mình.
II.Đọc-hiểu.
1.Hình tượng người bà trong “Bếp lửa”-Bằng Việt
b.Suy ngẫm về bà và bếp lửa
-PP: Vấn đáp,Thuyết trình.KT: Đặt câu hỏi.
-Hình thức: Cá nhân.
-Triển khai hoạt động học:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
3.Phiếu HT số 3 ?Những kỉ niệm tuổi thơ đã khiến cháu suy ngẫm gì về bà và bếp lửa?
Cuộc đời bà…………Điệp từ “Nhóm” lặp lại mấy lần? Tác dụng?Ý nghĩa của hành động nhóm lửa…………
Bếp lửa lặp lại ……. lần.Bếp lửa, ngon lửa tượng trưng cho…..
Yếu tố bình luận trong đoạn thơ có tác dụng gì?

4.Từ những hiểu biết trên, hãy cảm nhận về cuộc đời, phẩm chất, tình cảm của bà?
5.Hình ảnh người bà gợi ra trong em những suy nghĩ gì về người phụ nữ VN trong kháng chiến?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
B3: Báo cáo kết quả :.
B4: Đánh giá kết quả:-Kiến thức: Cuộc đời bà vất vả, nhưng luôn sáng lên ngọn lửa của lòng yêu thương, san sẻ, đùm bọc.Bà là hậu phương lớn cho tiền tuyến yên tâm đánh giặc.
-Phát triển năng lực: Thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*GV hướng dẫn cụ thể công việc
VD: Nhóm 2: Học làm phóng viên với nhiệm vụ : Tìm hiểu những tấm gương phụ nữ tiêu biểu ở địa phương em.
- Gợi ý HS tìm hiểu những tấm gương phụ nữ trong các lĩnh vực : PN là nông dân giỏi,Là cô giáo “giỏi việc trường, đảm việc nhà”, PN trong hệ thống chính quyền.
-Hình thức: Các bức ảnh, đoạn video, những bài phỏng vấn nhỏ về tấm gương PN giỏi.
-Bài tổng hợp của nhóm: Làm thành powerpoint trình chiếu kèm lời thuyết minh.
*GV : - Liên hệ với các nguồn tư liệu.
-Lập phiếu đánh giá nhóm và các thành viên trong nhóm.
Phiếu đánh giá nhóm

E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ngoại khóa( 1 tiết-Phòng chức năng): Báo cáo kết quả
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thu hoạch chuyên đề
Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần H­Ương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)