Bài giảng sư thi hi lạp

Chia sẻ bởi Hoàng Mạnh Hùng | Ngày 21/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng sư thi hi lạp thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THẦN THOẠI - SỬ THI HI LẠP
I.Hi Lạp - cội nguồn của văn hoá phương Tây hiện đại
Vị trí địa lý

- HL là một dải đất nhỏ hẹp nằm ở cực Nam bán đảo Ban căng, nhiều đồi lắm núi, vài dải đồng bằng nhỏ bé với đường bờ biển khúc khuỷu dài với nhiều đảo vây quanh.
- Khoáng sản hiếm, số dân không nhiều, xuất hiện một nền văn hoá, văn minh lớn mạnh, tạo thành cội nguồn văn hoá châu Âu (nơi giao tiép của nền văn minh cổ đại)
2. Thành tựu
- Người Hi Lạp để lại cho châu Âu một di sản đồ sộ về nhiều mặt: triết học, toán học, vật lý, thiên văn, thần thoại, sử thi, mĩ học, các phong cách điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ và các hoạt động thể thao. Cung cấp cho châu Âu những mẫu, manh tính nhân văn sâu sắc (Bi kịch cổ điển Pháp thế kỉ 17 - đề tài trong kịch mô phỏng Hi Lạp)
- Văn hoá Hi Lạp qua khảo cổ phát hiện hệ thống cung điện, lâu đài, mê cung có từ rất sớm. Đỉnh cao thế kỉ V tr. CN, nền văn minh Hi Lạp đạt dỉnh cao rực rỡ nhiều mặt, trở thành mô hình nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
- Platong (Platon, 427 – 317 tr. CN) theo phái duy tâm, ông cho rằng nghệ thuật là mô phỏng sự mô phỏng (sự mô phỏng các ý tưởng các ý niệm)
- Arixtot (Arixtote, 384 – 322 tr. CN). Một nhà triết học duy vật. Có học trò hỏi ông giữa thầy và chân lí cái nào cao quí hơn thì Arixtot trả lời, thầy và chân lí đều đáng quí trọng, song chân lí quí hơn. Tính chất khoa học là tôn trọng sự thực khách quan của người Hi Lạp.
II. THẦN THOẠI HI LẠP
1.Khái niệm thần thoại
- Là cách gọi chung toàn bộ các câu chuyện kể dân gian, truyền miệng, liên quan đến các chiến công, các truyền thuyết, các thần linh (có sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm)
- Thần thoại là sự đối thoại đầu tiên giữa con người và thế giới tự nhiên huyền bí (sự đối thoại do trí tưởng tượng). Các dân tộc trong buổi bình minh của mình đều sáng tạo ra thần thoại.
- Mác nói “Bản chất của thàn thoại Hi Lạp là tự nhiên và chính là các hình thái xã hội được tưởng tượng cuae nhân dân xây dựng nen một cách có hệ thống, có nghệ thuật, nhưng không tự giác”
2. Thần thoại Hi Lạp
2.1. Thần thoại về các gia hệ thần
- Nhận xét: thế giới gia hệ thần của người Hi Lạp luôn vận động, số lượng luôn gia tăng như các chức năng mà các vị thần đảm nhiệm. Thần dạy cho con người biết ngưỡng mộ cái đẹp, cái thiện. Thần thoại không làm cho con người bé đi, hoặc run rẩy sợ hãi mà chắp cánh cho con người vươn lên làm chủ tự nhiên. Thế giới thần không xa lạ mà gần gũi, thể hiện ước mơ khát vọng về chân thiện mĩ.
2.1.1. Gia hệ thứ nhất được tạo ra từ sự kết hợp giữa Chaos(hỗn mang) và đất mẹ Gaia. Sự kết hợp giữa thé giới ban ngày và ban đêm. Thế giới ban ngày sinh rấng bầu trời và ánh sáng, còn thế giới ban đêm là bóng tối giấc ngủ và mộng mị.
2.1.2. Gia hệ thứ hai được tạo ra từ sự kết hợp giữa Gaia, mẹ đất và bầu trời – Uranos. Dấu ấn của quàn hôn, tạp hôn của các cộng đồng nguyên thuỷ. Sự kết hợp này cho ra đời thế hệ các thần khổng lồ về hình thể và kích thước (một mắt, trămmắt, trăm tay…)
2.1.3. Gia hệ thứ ba được tạo ra từ sự kết hợp giữa Kronnos và Rêa. Đánh dấu một giai đoạn mới phát triển của cộng đồng nguyên thuỷ, từ hái lượm sang săn bắt, thuần hoá vật nuôi, mẫu hệ chuyển sang phụ hệ
2.1.4. Gia hệ thứ tư được tạo ra từ sự kết hợp giữa Dớt, vị chúa tể của thiên đình trên đỉnh Ôlempơ với Hêra. Ghi nhận sự ra đời của gia đình, một tế bào của xã hội, xuất hiện quan hệ hôn nhân vợ chồng cho tương lai của nhân loại. Con người đã đứng dậy trong tư thế đứng thẳng của mình, con người chủ động sản xuất lương thực thực phẩm đảm bảo nhu cầu sinh tồn của họ.
2.1.4. Gia hệ thứ tư được tạo ra từ sự kết hợp giữa Dớt, vị chúa tể của thiên đình trên đỉnh Ôlempơ với Hêra. Ghi nhận sự ra đời của gia đình, một tế bào của xã hội, xuất hiện quan hệ hôn nhân vợ chồng cho tương lai của nhân loại. Con người đã đứng dậy trong tư thế đứng thẳng của mình, con người chủ động sản xuất lương thực thực phẩm dảm bảo nhu cầu sinh tồn của họ.
2.2. Thần thoại về các thành bang
Các loại truyện này giải thích nguồn gốc các thành bang, giải thích phong tục tập quán, lễ nghi xã hội của mỗi đo thành.

- Ví dụ thành bang Aten. Thành này thờ nữ thần Atêna. Atêna là nữ thần công lí, trí tuệ, nữ thần chiến công, nữ thần của nghề thủ công. Sinh ra từ dầu của thàn Dớt. Đầu tiên Dớt phái Pôxâyđông vung ngọn đinh ba gây bão tố kinh hoàng, sau đó Dớt sai Atêna đến, nàng cắm cây trâm cài đầu xuống cổng thành. Một cây ô lưu xanh tốt mọc lên cho hoa thơm quả trĩu cành, dân vui mừng chấp nhận nữ thần làm người bảo trợ cho đo thành của mình.
2.3. Thần thoại về anh hùng
Thần thoại về người anh hùng nhằm bất tử hoá các chiến công của con người, “con người sánh tựa thần linh”. Các câu chuyện kể về quá trình phiêu lưu của người anh hùng.

Cuộc viễn chinh của người Acgônốt (Argonos), anh hùng Giadông đi tìm bộ lông cừu vàng.
Các anh hùng xứ Têbê (Thébé) liên quan đến anh hùng của xứ này tieu biểu là vụ bắt cóc nàng Ơ – rôp (Europe), về người anh hùng Cat - mốt (Cansmos)
Chuyện về dòng họ Antriđơ (Antrides). Nổi tiếng những cảnh thù oán ,nồi da nấu thịt, liên quan đến các nhân vật nhưAgamemnông…

Thần thoại về Hêraklex (Héraklex), người annh hùng xứ sở này với mười hai chiến công thể hiẹn phẩm chất trí tuệ và lòng dũng cảm vô song được đề cao.
Thần thoại về Têdê (Thésé) liên quan đén người anh hùng xứ Aten, tieu biểu cho trí tuệ và lòng dũng cảm, làm vua, là ngừời lập pháp đầu tien của đất nước Hi Lạp.
Thần thoại về Uylitxơ (Uysse) ca ngợi người anh hùng trí sảo Uylitxơ, nhân vật này còn xuất hiện trong sử thi Ôđixê (Odyssée)
3. Đặc điểm chung của thần thoại Hi Lạp
- Hạt nhân hiện thực. Nếu bóc vỏ thần thoại ta thấy hiện thực xã hội thời tiền sử từ việc chế tạo công cụ đến việc săn bắn, thuần dưỡng vật nuôi, sản xuất thủ công, phân công lao động trong xã hội. Hiện thực gắn với khát vọng lãng mạn
- Ca ngợi cái thiện, tuyên truyền cho đạo lí công bằng xã hội, phê phán, lên án những hanh vi làm phương hại đến lợi ích của cộng đồng, của con người. Cuộc đời là đau buồn và hạnh phúc, ở đó con người không ngừng vươn lên để chiến thắng những bất hạnh để tìm lại hạnh phúc cuộc đời. Hình ảnh gót chân Asin, thần thoại HL cho thấy ai cũng có gót chân Asin, các thời đại đều có chỗ yếu kém, vấn đề là phải bảo vệ khắc phục gót chân ấy.
Ước mơ khát vọng lãng mạn chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng, và chính nó làm cho cuộc sống đẹp hơn. Cái đẹp thần thoại HL trên hết nó vượt lên sự quyến rũ của sự giàu sang, vàng bạc, quyền lực, bạo lực.

-TTHL nghiêng về khía cạnh xây dựng các vấn đề mang tính triết học như bổn phận, trách nhiệm, thân phận con người.
III. SỬ THI HI LẠP
HÔMERƠ
HômeRƠ là một con người đặc biệt thần thánh. Con người sinh ra bên bờ sông Mêlét. Ông là một thien tài nghệ thuật, trưởng thành và được nuôi dưỡng trong lòng nghệ thuật hát rong Hi Lạp, trong lòng văn học dân gian, thiên tài này xuất hiện khoảng thế kỉ vx hoặc TK VIII tr.CN
III. SỬ THI HI LẠP
Sử thi Iliát bắt nguồn từ cuộc chiến tranh thành Tơroa (Troie), một do thành nổi tiếng thời cổ đại của người HL. Cuộc chiến tranh này xảy ra vào khoảng 1183 hoặc 1180 tr. CN.
Iliát gồm 24 khúc ca cới độ dài 15.693 câu thơ, kể lại câu chuyện quân HL giao tranh với Tơroa.ra vào khoảng 1183 hoặc 1180 tr. CN.
Mở đầu là cơn giận của Asin đáp trả sự xúc phạm chủ tướng Agamemnông. Trong một trận giao chiến quân đội HL đã thu được một số thắng lợi. Họ bắt được hai nữ tù binh và chia làm phàn thưởng cho hai thủ lĩnh. Nhưng cô gái tù binh, phần thưởng dành cho Agamemnông lại là con gái người chuyên tế tự thần Apôlông (vị thần mà cả người Tơroa và HL đều rất kính trọng)
Viên tử tế cầu xin Agamemnông trả lại là con gái của mình, nhưng Agamemnông không chịu.
+ Viên tử tế cầu xin thần Apôlông trừng phạt – dẫn đến quân HL bị mắc trận dịch hạch kinh khủng.
Đại hỘI binh sĩ ép, Agamemnông buộc phải trả cô gái cho ông già tư tế. Tuy nhiên do lòng tham, Agamemnông đã tước đoạt cô gái phần thưởng mà Asin được hưởng. Asin tức giận không tham gia chiến trận.

+ Mẹ Asin xin Dớt cho quân HL thua vì họ không tôn trọng con bà và Dớt đã chấp nhận lời khẩn cầu đó. (khúc ca1)
Trên chiến trường Tơroa – Hi Lạp đạt thoả ước mỗi bên cử một đại diện thay mặt mình để đánh nhau, ai thắng phe đó thắng.

+ Hi Lạp cử Mênêlat, còn Tơroa cử Paris, thần Dớt chứng giám và đồng ý không thần nào tham chiến.

+ Paris bị Mênêlat dồn vào thế cùng, thấy thế nữ thần A – Phrô – đit liền ra tay giúp Paris. Quân hai bên đổ lỗi cho nhau và lao vào đánh nhau. Dớt đồng ý cho quân Hi Lạp thua trận và cho người báo cho Hecto, dũng tướng của Tơroa xuất trận. (khúc 2 - 7)
+ Quân Tơroa liên tiếp tấn công, gây cho quân Hi Lạp nhiều tổn thất, Agamemnông đã cử người đi thương lượng với Asin và đề nghị xoá bỏ mọi hận thù, song Asin từ chối.

+ Patrôclơ (Patrocle), bạn thân của Asin, do thương xót quân sĩ, mượn áo giáp của Asin và vũ khí để đóng giả Asinm ra trận. kết quả Hi Lạp thoát khỏi nguy hiểm.
HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Mạnh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)