Bài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn - Tiểu học

Chia sẻ bởi Đoàn Minh Hiếu | Ngày 19/03/2024 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ngành Văn - Tiểu học thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY








ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
(HỆ TRUNG CẤP)





Họ và tên: ĐOÀN THỊ MINH HIẾU
Bộ môn: TIẾNG VIỆT
Đơn vị: TỔ VĂN – KHOA TIỂU HỌC








ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

Chương 1: RÈN KỸ NĂNG ĐỌC (5,6)
1. Mục đích, yêu cầu rèn kỹ năng đọc
1.1. Mục đích của việc rèn kỹ năng đọc
KHÁI NIỆM: Đọc là hoạt động dùng cơ quan thị giác đểnhận biết những ký hiệu đồ hình và đồng thời dùng cơ quan ngôn ngữ chuyển thành những tín hiệu âm thanh ngôn ngữ và phát triển âm thanh ngôn ngữ vang lên trong không khí (đọc thành tiếng) hoặc hình thành các biểu tượng âm thanh vang lên trong đầu (đọc thầm).
Hay theo Viện sĩ M.R. Lơvôp định nghĩa:
“Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).
- Hoạt động đọc góp phần thúc đẩy xã hội loài người không ngừng phát triển. Thông qua hoạt động đọc, con người tiếp thu được các sản phẩm văn hóa tinh thần của thế hệ trước, làm giàu kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, có cơ sở kế thừa ,sáng tạo. Đồng thời đọc cũng là hoạt động giúp mỗi cá nhân tự biết học, biết hoàn thiện mình và biết cống hiến cho xã hội.
- Đối với mỗi ngành nghề, mỗi người đọc mang mục đích riêng. Đối với người đi học, đọc là hoạt động tích lũy kiến thức. Đối với nhà KH, đó là hoạt động nghiên cứu, khám phá. Đối với phát thanh viên, đọc là hoạt động truyền tin. Đọc còn là nhu cầu giải trí…
- Trong nhà trường, công việc giảng dạy, giáo dục phần lớn dựa vào sách. Đọc trở thành một đòi hỏi đầu tiên với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để phát triển tư duy,giao tiếp. Rèn luyện kỹ năng đọc với học sinh là vô cùng cần thiết, mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng rất lớn.
1.2.Yêu cầu về kỹ năng đọc với người giáo viên Tiểu học
Người giáo viên tiểu học cần phải có kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm tốt. Đó là hoạt động đọc mẫu (đọc thành tiếng, đọc diễn cảm) cho học sinh trong những giờ tập đọc, hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc thầm để tiếp thu, khám phá bài học.
Muốn có năng lực sư phạm tốt, mỗi GV tiểu học cần phải rèn luyện kỹ năng đọc để đọc thành thạo, đạt trình độ chuẩn cho học sinh noi theo.
2. Các hình thức đọc
2.1. Đọc thành tiếng
2.1.1. Khái niệm
Đọc thành tiếng là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản viết và đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để người khác nghe được, là hoạt động chuyển ngôn bản viết thành ngôn bản nói.
2.1.2. Các mức độ đọc thành tiếng: Đọc đúng và đọc diễn cảm
a) Yêu cầu mức độ đọc đúng
- Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ theo dấu câu và ngữ nghĩa văn bản
- Giọng đọc rõ ràng, lưu loát, đủ nghe
b) Yêu cầu mức độ đọc diễn cảm
- Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm
- Ngắt giọng đúng chỗ
- Tốc độ và âm lượng đọc phù hợp
- Sử dụng ngữ điệu phù hợp
- Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ
- Giao cảm giữa người đọc với người nghe
2.1.3. Kỹ thuật đọc thành tiếng
2.1.3.1. Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm
GV giảng:Người đọc cần có bộ máy phát âm hoàn thiện để phát âm được đầy đủ các âm, vần, tiếng của tiếng Việt. Nếu bộ máy phát âm không hoàn thiện sẽ dẫn tới một số âm không thể phát âm được. Phát âm không rõ tiếng, rõ lời, mất phụ âm đầu:
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng: “Ấy ái uông”
(Hồ Xuân Hương)
Hoặc có trường hợp chuyển phụ âm đầu “kh” thành “h”: “không được” thành “hông được”, “củ khoai” thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Minh Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)