Bài giảng quy hoạch đô thị

Chia sẻ bởi Bùi Thị Yến | Ngày 21/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: bài giảng quy hoạch đô thị thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



BÀI GIẢNG
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ



HÀ NỘI - 2013
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: ThS. NCS.TRẦN XUÂN BIÊN
BỘ MÔN: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT   
Chương 1: MỞ ĐẦU
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐÔ THỊ
1. Đô thị là gì?
1.1. Nguồn gốc và sự hình thành đô thị
Loài người xuất hiện trên trái Đất khoảng hơn 3 triệu năm trước đây.
Nơi trú ẩn: Hang động, sử dụng các công cụ lao động thô sơ để kiếm thức ăn  LỬA  Nhà ở ( Vật liệu: Đá, tre, gỗ , lá cây)
Quần cư đầu tiên của con người xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm, khi loài người chuyển sang hình thức xã hội thị tộc.
- Hình thức định cư đầu tiên của loài người là một tập hợp những ngôi nhà ở đơn sơ gần nguồn nước, có hàng rào bảo vệ, xung quanh là khu vực canh tác. Đó là dạng LÀNG TIỀN SỬ.
Khi nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, làng tiền sử  làng nông nghiệp.
- Khi chế độ công hữu và quan hệ bình đẳng trong công xã thị tộc được thay thế bằng chế độ tư hữu, bóc lột và giai cấp đã hình thành. Sức sản xuất tăng lên cùng với sự cải tiến công cụ lao động, hoạt động trao đổi buôn bán, sự phân hoá sản xuất chăn nuôi nông nghiệp ra thành thủ công nghiệp và nông nghiệp, tài sản xã hội gia tăng nhanh chóng.
ĐÔ THỊ hình thành
- Đô thị ban đầu gánh vác hai chức năng: trao đổi, mua bán sản phẩm (thị) và là thành luỹ để chủ nô lệ cũng cố địa vị của mình (đô). THỊ + ĐÔ = ĐÔ THỊ
1.2. Điểm dân cư đô thị và phân loại đô thị
1.2.1. Khái niệm
a. Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị
b. Quy định về đô thị
Ở nước ta theo quy định của Chính phủ, các điểm dân cư được gọi là điểm dân cư đô thị khi thỏa mãn 5 yêu cầu sau đây:
- Là trung tâm vùng lãnh thổ hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn)
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65% trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị.
- Mật độ dân cư được xác định tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng.
1.2.2. Một số đặc điểm của điểm dân cư đô thị
a. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở điểm dân cư đô thị chỉ tính trong phạm vi nội thị chiếm tỷ lệ cao.
Lao động phi nông nghiệp bao gồm những lao động làm việc trong các lĩnh vực:
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
- Lao động xây dựng cơ bản
- Lao động phục vụ: giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng, thương nghiệp, dịch vụ công cộng, du lịch .
- Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học...
- Những lao động khác ngoài nông nghiệp.
b. Cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của người dân theo lối sống đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị gồm:
- Hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, điện, nước, cống rãnh thoát nước, năng lượng và thông tin, vệ sinh môi trường...
- Hạ tầng xã hội: Nhà ở tiện nghi, các công trình dịch vụ công cộng văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, cây xanh, vui chơi giải trí...
c. Mật độ dân cư đô thị
- Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị, nó được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị tính trên diện tích đất đai nội thị (người/km2 hoặc người/ha).
1.2.3. Phân loại đô thị
Phân loại đô thị nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính về đô thị, đồng thời để xác định cơ cấu và định hướng phát triển đô thị.Việc phân loại đô thị dựa theo tính chất, quy mô và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị quốc gia.
1.3. Đô thị hoá
1.3.1. Định nghĩa:
Đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển.
Mức độ đô thị hoá đô thị tính bằng A/B (% )
Trong đó A: dân số đô thị
B: Tổng số dân toàn quốc hay vùng
Tuy nhiên tỷ lệ % này không phản ảnh đầy đủ mức độ thị hóa của 1 quốc gia.
1.3.2. Phân loại:
a. Đô thị hóa tăng cường:
Xảy ra ở các nước phát triển, đô thị hoá chính là quá trình công nghiệp hóa đất nước, ngày càng nâng cao điều kiện sống và làm việc, tạo ra cac tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, xóa bỏ dần những mâu thuẫn, sự khác biệt cơ bản giữa đô thị và nông thôn.
b. Đô thị hóa giả tạo
Xảy ra ở các nước đang phát triển, Đô thị hóa đặc trưng là sự bùng nổ về dân số và sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp. Mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn trở nên sâu sắc do sự phát triển mất cân đối của các điểm dân cư, đặc biệt là sự phát triển độc quyền của các đô thị cực lớn, tạo nên những hiện tượng độc cực trong phát triển đô thị .
 
1.4. Quản lý đô thị
1.4.1. Khái niệm về quản lý đô thị
Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển.
1.4.2. Những nội dung chủ yếu trong công tác quản lý đô thị
Quản lý đô thị là sự kết hợp hài hoà giữa quản lý hành chính và quản lý chuyên môn.

- Quản lý hành chính đô thị là một hệ thống thể chế thực thi quyền hành pháp nhằm quản lý toàn diện bằng hệ thống pháp quy. Quản lý hành chính đô thị lệ thuộc vào chế độ chính trị, có tính xã hội, có tính pháp quyền.
- Quản lý chuyên môn đô thị có tính hệ thống tầng bậc, có tính thích nghi và có tính chuyên môn hoá nghề nghiệp cao.
1/ Nội dung quản lý đất và nhà đô thị
a/ Nội dung quản lý đất đô thị
Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quản lý đất đô thị là Luật đất đai hiện hành và Nghị định của Chính phủ về quản lý sử dụng đất đô thị.
b/ Nội dung quản lý nhà đô thị
Các công trình kiến trúc là tài sản cố định quý giá hàng đầu trong đô thị, vì vậy việc quản lý các công trình (nhà) là một khâu đặc biệt quan trọng trong quản lý đô thị. Nội dung chính về quản lý nhà đô thị như hình 4.

2/ Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Mục tiêu của quy hoạch là tạo sự tiện lợi, kinh tế, hài hòa giữa các chức năng của đô thị và các mối quan hệ của con người. Quy hoạch đô thị là một công tác tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành như: lịch sử, địa lý, kinh tế, nhân văn, nghệ thuật, luật pháp, an ninh, an toàn...
3/ Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống giao thông; Hệ thống thông tin liên lạc: điện thoại, điện báo...; Hệ thống cung cấp năng lượng: điện, chất đốt, nhiệt sưởi ấm; Hệ thống chiếu sáng công cộng; Hệ thống cấp nước, thoát nước; Hệ thống quản lý các chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.
4/ Quản lý hạ tầng xã hội đô thị
Quản lý hạ tầng xã hội đô thị là một công tác tổng hợp như quản lý ngành y tế, giáo dục, thương mại, thể thao, vui chơi giải trí...
Quản lý xã hội đô thị bao gồm nhiệm vụ: an ninh đô thị, phòng chống cháy nổ, an ninh văn hóa, trật tự công cộng, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội...
Quản lý hạ tầng xã hội đô thị là một nhiệm vụ quản lý nhà nước về đô thị do chính quyền đô thị chịu trách nhiệm.
5/ Quản lý tài chính, kinh tế đô thị
Quản lý kinh tế đô thị là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống bộ máy quản lý đô thị. Chính quyền đô thị cần có kế hoạch phát triển tài chính. Tài chính đô thị lấy từ các nguồn: đầu tư ngân sách nhà nước; vốn của các doanh nghiệp và các cá nhân; đầu tư nước ngoài.
Mục đích của việc quản lý tài chính là phát triển nhằm tạo ra một chính sách, một cơ chế tài chính hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển kinh tế.
Quản lý tài chính đô thị trước hết là xác định chính sách tài chính. Quá trình này bao gồm việc sưu tầm các số liệu về các nguồn quỹ chủ yếu, phân tích xu thế phát triển, dự đoán sự phát triển, quyết định về tiềm năng tài chính và thiết lập kế hoạch tài chính hợp lý.
6/ Quản lý môi trường đô thị
Những vấn đề cần giải quyết trong quản lý môi trường đô thị gồm: chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn, cây xanh...
Việc quản lý vệ sinh môi trường là một dịch vụ công cộng mà chính quyền đô thị phải chịu trách nhiệm. Các cấp chính quyền đô thị tổ chức phối hợp giữa các đơn vị và các ngành liên quan như giao thông, năng lượng, nông nghiệp để việc giải quyết chất thải được thực hiện một cách tốt nhất.
1.4.3. Phân cấp quản lý đô thị
Việc phân cấp quản lý đô thị được dựa trên các cơ sở sau đây:
a. Dựa theo phân loại đô thị
- Các thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại do Trung ương quản lý.
- Các thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc loại III do tỉnh quản lý.
- Các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại III hoặc loại IV do tỉnh quản lý.
- Các thị trấn thuộc huyện là đô thị loại V do huyện quản lý
Hạ tầng kỹ thuật của đô thị loại II, III do Trung ương quản lý.
b. Dựa theo nhu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ
Do tình hình phát triển không đồng đều giữa các đô thị trong toàn quốc và trong từng vùng nên vị trí vai trò và tính chất đô thị đối với từng vùng lãnh thổ cũng khác nhau.
Trong trường hợp đặc biệt một số đô thị được phân cấp quản lý cao hơn hoặc thấp hơn một bậc so với quy định trên.
c. Dựa theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và quy hoạch chung xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài 6 loại đô thị theo quy định của Nghị định 42/209/NĐ-CP, những năm gần đây trong quy hoạch tổng thể có xuất hiện thêm loại “Thị tứ” hoặc “Khu trung tâm cụm xã”, được hiểu là trung tâm của các xã hoặc các đơn vị liên xã.
Thị tứ hoặc Khu trung tâm cụm xã chưa phải là đô thị, nhưng đây là một hình thức đô thị hoá tại chỗ rất thích hợp với Việt Nam. Nó sẽ là mầm mống của các điểm dân cư đô thị trong tương lai theo hướng đô thị hoá nông thôn.
2.1. Định nghĩa
- QHĐT còn gọi là QH không gian đô thị nghiên cứu có hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với những nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó.
- QHĐT là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều vấn đề: đời sống, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật và cấu tạo môi trường sống.
2.2. Một số đặc điểm và yêu cầu của công tác QHĐT

Chương 2: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
2.2.1. Đặc điểm
- QHĐT là công tác có tính chính sách .
- QHĐT là công tác có tính tổng hợp .
- QHĐT là công tác có tính địa phương và tính kế thừa
- QHĐT là công tác có tính dự đoán và cơ động .
2.2.2. Yêu cầu
Quy hoạch xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng.
Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường.
Phù hợp với đặc điểm của địa phương về: ĐKTN, KT, XH

Đảm bảo việc xây dựng mới, cải tạo các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và đạt hiệu quả về các mặt:
- Bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc công trình được xây dựng cải tạo.
- Bảo vệ được lợi ích của toàn xã hội, bao gồm:
+ Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, chính trị, xã hội;
+ Bảo vệ công trình xây dựng và tài sản bên trong công trình;
+ Đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh;
+ Đảm bảo phát triển bền vững.
- Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên;
- Sử dụng bền vững tài nguyên môi trường.
2.3. Mục tiêu & nhiệm vụ cơ bản của công tác QHĐT & XDĐT
2.3.1. Mục tiêu
Công tác QHĐT nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia,trước tiên là cụ thể hóa chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân.
Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch : quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý đệ quản lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở VN theo quy định của Bộ XD thì đồ án QHXDĐT bao gồm các giai đoạn sau:
QH vùng lãnh thổ
QH chung đô thị
QH chi tiết đô thị
2.3.2. Nhiệm vụ
a. Tổ chức sản xuất
Quy hoạch đô thị cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị.
- Phân bố sản xuất hợp lý
+ Thuận lợi cho phát triển kinh tế.
+ Thuận tiện cho người dân lao động.
+ Đảm bảo quan hệ giữa các vùng hợp lý.
- Phù hợp với cộng đồng dân cư và các quan hệ xã hội.
b. Tổ chức đời sống
- Đảm bảo nhu cầu về ở, sinh hoạt và làm việc của dân tối thiểu là 20 năm.
- Bố trí sử dụng đất đai và bố trí dân cư hợp lý.
- Tạo môi trường sống trong sạch, an toàn, hiện đại hoá cuộc sống.
c. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Xác định vị trí và hình khối kiến trúc của các công trình chủ đạo.
- Phải tuân thủ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo quan môi trường
* Để thực hiện mục tiêu này cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Bố cục không gian cho toàn thành phố.
- Xác định và phân bố quỹ đất một cách cân bằng và hợp lý.
- Đảm bảo quy hoạch phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.
- Đảm bảo tính bền vững của đô thị.
2.4. Các loại hình của đồ án quy hoạch xây dựng đô thị
Dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật - xã hội, các dự án khả thi, tiền khả thi để lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
Đồ án quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm các nội dung sau:
- Quy hoạch vùng lãnh thổ (xác định mạng lưới đô thị trong vùng - theo quy hoạch vĩ mô quốc gia).
- Quy hoạch định hướng không gian trong đô thị (quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể đô thị).
- Quy hoạch chi tiết đô thị.
- Quy hoạch hành động (action planning): có tính khả thi cao, nhà nước và cộng đồng dân cư cùng thực hiện.
Theo định hướng phát triển vĩ mô của nhà nước, cần phải xác định rõ các giai đoạn quy hoạch phát triển gồm:
+ Quy hoạch ngắn hạn (short term): quy hoạch xây dựng đợt đầu 5 - 10 năm.
+ Quy hoạch dài hạn (long term): 20 năm.
2.4.1. Quy hoạch xây dựng vùng
- Đánh giá tổng hợp thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng.
- Dự báo khả năng tăng trưởng về kinh tế, dân số, đất đai, nhu cầu xã hội...
- Xây dựng mục tiêu quan điểm phát triển vùng.
- Định hướng tổ chức không gian nhằm phân định các vùng chức năng, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Chọn các khu vực và đối tượng ưu tiên phát triển.
- Kiến nghị cơ chế và các chính sách phát triển vùng.
2.4.2. Quy hoạch định hướng không gian đô thị (Quy hoạch chung đô thị)
Đồ án quy hoạch chung được nghiên cứu theo từng giai đoạn 15 - 20 năm cho dài hạn và 5 - 10 năm cho ngắn hạn bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên hiện trạng của đô thị, xác định thế mạnh và động lực chính phát triển đô thị.
- Xác định tính chất, quy mô, cơ sở kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
- Định hướng phát triển không gian kiến trúc, môi trường và cơ sở hạ tầng đô thị .
- Xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị.
2.4.3. Quy hoạch chi tiết đô thị
Các nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch chi tiết:
- Cụ thể hoá và làm chính xác ý đồ cũng như những quy định của quy hoạch chung.
- Đánh giá thực trạng xây dựng, khả năng sử dụng và phát triển quỹ đất hiện có.
- Tập hợp và cân đối các yêu cầu đầu tư xây dựng.
- Nghiên cứu đề xuất các định hướng kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị.
- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia các lô đất cho từng đối tượng sử dụng và lập chỉ giới xây dựng, xác định tầng cao khối tích và tỷ trọng xây dựng các loại công trình.
Có 2 loại bản đồ cần thể hiện:
+ Bản đồ vị trí quy hoạch khu đất - thể hiện ở tỷ lệ 1/10.000 - 1/5.000.
+ Bản đồ quy hoạch chi tiết phân lô xây dựng 1/2.000 - 1/500.
2.4.4. Quy hoạch hành động
Đây là loại hình quy hoạch rất chi tiết thể hiện cao tính khoa học trong việc phân tích và lựa chọn phương án. Nó là một loại hình quy hoạch mới, chưa có trong quy trình quy hoạch đô thị ở nước ta, nó rất thực tế giúp cho các nhà quy hoạch và quản lý đô thị một phương pháp nghiên cứu tiên tiến.
3.1. Quy hoạch chung và xây dựng đô thị
3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch chung xây dựng đô thị
3.1.1.1. Mục tiêu của quy hoạch chung xây dựng đô thị
1/ Bảo đảm sự phát triển ổn định, hài hòa và cân đối giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài đô thị
2/ Bảo đảm sự cân đối và thống nhất giữa các chức năng hoạt động trong và ngoài đô thị
3/ Bảo đảm điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của người dân đô thị
3.1.1.2. Nhiệm vụ của quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên hiện trạng và các thế mạnh hoặc động lức phát triển đô thị, các cơ sở kinh tế - kỹ thuật;
Chương 3
QUY HOẠCH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
- Luận chứng và xác định tính chất, quy mô dân số, đất đai phát triển đô thị;
- Định hướng phát triển không gian đô thị;
- Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5 – 10 năm;
- Xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị;
- Hình thành các cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư;
3.1.2. Xây dựng các tiền để để phát triển đô thị
3.1.2.1. Tính chất của đô thị
1/ Ý nghĩa của vẫn đề xác định tính chất đô thị
- Tính chất của đô thị nói lên vai trò, nhiệm vụ của đô thị đối với các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của bản thân đô thị đó.
- Định hướng phát triển không gian đô thị;
- Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5 – 10 năm;
- Xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị;
- Hình thành các cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư;
3.1.2. Xây dựng các tiền để để phát triển đô thị
3.1.2.1. Tính chất của đô thị
1/ Ý nghĩa của vẫn đề xác định tính chất đô thị
- Tính chất của đô thị nói lên vai trò, nhiệm vụ của đô thị đối với các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của bản thân đô thị đó.
- Tính chất của đô thị có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nhân khẩu, bố cục đất đai, tổ chức hệ thống giao thông và công trình phục vụ công cộng…nó ảnh hưởng tới hướng phát triển của thành phố.
- Việc xác định đúng tính chất đô thị làm nền tảng cho việc định vị quy hoạch xây dựng phù hợp với nhu cầu hoạt động của đô thị trước mắt và lâu dài.
2/ Cơ sở để xác định tính chất của đô thị
- Điều kiện tự nhiên
- Phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước
- Vị trí của đô thị trong quy hoạch vùng lãnh thổ
3.1.2.2. Dân số đô thị
1/ Cơ cấu thành phần dân cư đô thị
a. Cơ cấu dân cư theo giới tính và lứa tuổi
- Mục đích của vấn đề này là nghiên cứu khả năng tái sản xuất của dân cư, tọa điều kiện để tính toán cơ cấu dân cư trong tương lai.
- Cơ cấu dân cư theo giới la lứa tuổi thong thường được tính theo độ tuổi lao động:
+ Độ tuổi lao động: từ 16 – 60 (nam) và 16 – 55 (nữ).
+ Độ tuổi ngoài lao động: từ 0 – 15 tuổi và trên 60 tuổi đối với nam, trên 55 tuổi đới với nữ.
b. Cơ cấu dân cư theo thành phần lao động
* Nhân khẩu lao động lại được phân thành 2 loại là nhân khẩu cơ bản và nhân khẩu phục vụ:
+ Nhân khẩu cơ bản: là lao động có tính chất cấu thành nên đô thị là sản phẩm của họ không chỉ phục vụ cho đô thị mà còn cho toàn xã hội. Thí dụ như: cán bộ công nhân viên các sở sản xuất công nghiệp, kho tang, các cơ quan hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, các viện nghiên cứu, trường đaog tạo…
+ Nhân khẩu phục vụ: là lao động thuộc các cơ sở mang tính chất phục vụ , sản phẩm của họ chỉ phục vụ cho riêng đô thị đó.
* Nhân khẩu lệ thuộc: là những người chưa đến tuổi lao động (0-15) và những người đã hết tuổi lao động. Tỷ lệ nhân khẩu lệ thuộc tương đối ổn định, không phụ thuộc vào quy mô, tính chất cảu đô thị. Nhân khẩu lệ thuộc thường chiếm tỷ lệ khoảng 45 – 53% dân số.
2/ Tính toán quy mô dân số đô thị
a. Tăng tự nhiên
Tỷ lệ tăng tự nhiên phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý học của các nhóm dân số. Tỷ lệ tăng mang tính quy luật và phát triển theo quán tính..
Mức tăng tự nhiên sẽ giảm đều trên cơ sở phân tích các chuỗi số liệu điều tra trong quá khứ gần.
- Dự báo dân số đô thị tương lai dựa theo tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình hàng năm của đô thị đó theo công thức:
Pt= P0 (1+ α)t (3.1)
 Trong đó: Pt là dân số năm dự báo
P0 là dân số năm điều tra
α là hệ số tăng trưởng %
t là số năm dự báo
b. Tăng cơ học
Tăng cơ học bao gồm quy luật tăng giảm bình thường gồm với các luồng dịch cư và tỷ lệ dịch cư có thể rút ra được.
Ở nước ta tỷ lệ đó thường chiếm khoảng 6 – 9% một năm, nhưng cũng có nhiều đô thị có tỷ lệ tăng cơ học đột biến do sự phát triển đột biến của các cơ sở kinh tế.
- Phương pháp tăng cơ học được tính chủ yếu nhờ những dự báo thống kê và sự phát triển của các cơ sở kinh tế và sản xuất ở đô thị trong một giai đoạn nhất định nào đó. Trên cơ sở đó có thể dự báo dân số theo công thức sau:
Pt=
Trong đó: Pt : Quy mô dân số năm t quy hoạch
A: Lao động cơ bản (người)
B : Lao động dịch vụ (%)
C: Dân số lệ thuộc (%)
c. Phương pháp lập biểu đồ
Đây là phương pháp mô tả sự phát triển và tình hình tăng trưởng dân số của đô thị qua nhiều năm bằng biểu đồ. Từ biểu đồ đã có ta có thể kéo dài đường biểu diễn đến thời điểm dự kiến để có được dự báo dân số ở thời gian cần thiết. Phương pháp này không có đầy đủ các phương pháp cơ sở dữ liệu để tính toán, vì vậy nó có độ chính xác không cao.
3/ Xác định quy mô hợp lý của một đô thị
Quy mô hợp lý của một đô thị từ lâu đã là mối quan tâm của các nhà chuyên môn. Từ thực tế của sự phát triển đô thị thế giới cho thấy rằng quy mô thành phố quá lớn hoặc quá nhỏ đều có nhiều mặt không hợp lý.
+ Quy mô đô thị hóa lớn gây ra nhiều hiện tượng xấu trong cuộc sống đô thị và môi trường đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Quy mô đô thị hóa quá nhỏ thì không phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội và đời sống của nhân dân.
Một đô thị có quy mô hợp lý khi các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và thiên nhiên cho phép đảm bảo tốt nhất về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian đô thị, cảnh quan và môi trường đô thị với những chi phí xây dựng và quản lý đô thị ít tốn kém nhất.
3.1.2.3. Đất đai đô thị
1/ Đất đai đô thị là một tài sản quý giá
- Đất đai đô thị là tài sản quốc gia quý giá, là thành phần môi trường sống, phận bố dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Đất đai đô thị là tài sản quốc gia giao cho đô thị quản lý với chức năng ở chức năng khác.
2/ Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng đô thị
- Nội dung đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng đô thị là việc xác định và phân loại tiềm năng của đô thị.
- Trên quan điểm và mục tiêu chọn đất để quy hoạch và phát triển đô thị dựa trên kết quả đã lượng hóa các yếu tố để chọn đất và phân loại đât: Thuận lợi và vừa không thuận lợi.
- Các nhóm yếu tố thường cố định cho mọi vùng địa lý và các loại đồ án quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch chủ đạo xây dựng đô thị.
- Các tham số trong các nhóm yếu tố có thể thay đổi về số lượng và chủ đề để đạt chất lượng đánh giá thích hợp cho các vùng địa lý khác nhau và các đồ án quy hoạch khác nhau.
3/ Chọn đất đai xây dựng đô thị
* Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Điều kiện tự nhiên tốt, có khí hậu trong lành thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và đời sống, chế độ mưa gió ôn hòa;
- Địa chất thủy văn tốt, có khả năng cung cấp đầy đủ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt;
- Địa chất công trình đảm bảo để xây dựng các công trình cao tầng ít phí tổn gia cố nền móng. Đất không có hiện tượng trượt, hố ngầm, động đất, núi lửa.
- Không chiếm dụng đất đai canh tác, đất sản xuất nông nghiệp và tránh các khu vực có tài nguyên khoáng sản, khu nguồn nước, khu khai quật di tích cổ, các đi tích lịch sử, các di sản văn hóa khác;
- Nên chọn vị trí hiện có của điểm dân cư để cải tạo và mở rộng, hạn chế việc lựa chọn chỗ đất hoàn toàn mới, thiếu các trang thiết bị đô thị. Phải đảm bảo đầy đủ điều kiện phát triển và mở rộng của đô thị trong tương lai.
4/ Chế độ sử dụng đất đô thị
- Đất đô thị là đất nội thành, nội xã, thị trấn, được sử dụng đất để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, có sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh, và các mục đích khác.
- Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị bao gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành,nội thị hiện có, đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới.
- Đất ngoại thành, ngoại thị để xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư và cụm công trình khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì cũng được quản lý theo quy định của đất đô thị
- Việc quản lý và sử dụng đất đô thị phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Chế độ sử dụng các loại đất đô thị được quy định cụ thể trong Luật Đất đai và trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt và được ghi rõ chứng chỉ quy hoạch.
3.1.2.4. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật phát triển đô thị
- Việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và kỹ thuật ở đô thị phụ thuộc rất nhiều vào chính sách khai thác và đầu tư ở đô thị đó.
- Một đồ án quy hoạch hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho các cơ sở kinh tế kỹ thuật phát triển, ngược lại các cơ sở kinh tế kỹ thuật ở đô thị lại là động lực chính để thực thi ý đồ quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
3.1.2.5. Các thành phần đất đai trong quy hoạch xây dựng đô thị
1/ Khu đất công nghiệp
Khu đất công nghiệp trong đô thị bao gồm đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và thủ công nghiệp được bố trí tập trung thành từng khu vực, trong đó tính cả đất giao thông nội bộ, các bến bãi hoăïc công trình quản lý phục vụ cho các nhà máy.
2/ Khu đất kho tàng
Khu đất kho tàng thành phố bao gồm đất xây dựng các kho trực thuộc và không trực thuộc thành phố, kể cả đất đai xây dựng các trang thiết bị kỹ thuật hành chính phục vụ, cách ly, bảo vệ... của kho tàng.
3/ Khu đất giao thông đối ngoại
Bao gồm các loại đất phục vụ cho yêu cầu hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải của thành phố liên hệ với bên ngoài, cụ thể là:
- Đất giao thông đường sắt: Gồm đất sử dụng cho các tuyến đường sắt (không kể đường sắt dùng riêng cho nhu cầu công nghiệp), nhà ga các loại, kho tàng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu hoạt động giao thông đường sắt.
- Đất giao thông đường bộ: là các loại đất xây dựng các tuyến đường, bến xe, các trạm tiếp xăng dầu, bãi đỗ xe, gara thành phố và cơ sở phục vụ cho giao thông đường bộ.
- Đất giao thông đường thuỷ: bao gồm đất xây dựng các bến cảng hành khách và hàng hoá, kể cả các kho tàng, bến bãi, công rình phục vụ và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá của thành phố với bên ngoài.
- Đất giao thông hàng không: là đất xây dựng các sân bay dân dụng của thành phố, nhà ga hàng không và hệ thống công trình thiết bị kỹ thuật khác của sân bay.
4/ Khu đất dân dụng của đô thị
Theo tính chất sử dụng, đất dân dụng thành phố được chia làm 4 loại chính:
- Đất xây dựng nhà ở: bao gồm các loại đất xây dựng nhà ở, đường giao thông, hệ thống công trình phục vụ công cộng, cây xanh trong phạm vi tiểu khu nhà ở. Nó còn được gọi là đất ở.
- Đất xây dựng trung tâm thành phố và các công trình phục vụ công cộng: gồm đất xây dựng các công trình phục vụ về thương nghiệp, văn hoá, y tế, giáo dục... ngoài phạm vị khu nhà ở. Các công trình đó do tính chất và yêu cầu phục vụ riêng mà có thể có vị trí quy hoạch khác nhau hoặc tập trung ở trung tâm thành phố, trung tâm nhà ở, hoặc ở bên ngoài khu vực thành phố.
- Đất đường và quảng trường hay còn gọi là đất giao thông đối nội: bao gồm đất xây dựng mạng lưới đường phố phục vụ yêu cầu đi lại bên trong thành phố kể cả các quảng trường lớn của thành phố.
- Đất cây xanh đô thị: bao gồm đất xây dựng các công viên, vườn hoa của thành phố và khu nhà ở. Các diện tích mặt nước phục vụ cho yêu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân cũng được tính vào đất cây xanh đô thị.
5/ Khu đất đặc biệt
Là loại đất phục vụ cho yêu cầu riêng biệt như doanh trại quan đội, các cơ quan hành chính không thuộc thành phố, các cơ quan ngoại giao, nghĩa trang, công trình kỹ thuật xử lý nước bẩn, bãi rác...
3.1.3. Định hướng phát triển không gian đô thị
3.1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch phát triển không gian đô thị
- Tuân thủ quy hoạch vùng lãnh thổ về địa lý và phát triển kinh tế
- Triệt để khai thác các lợi thế của điều kiện tự nhiên
- Phù hợp với tập quán sinh hoạt truyền thống của địa phương và dân tộc
- Kế thừa và phát huy thế mạnh của hiện trạng
- Phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật tiên tiến
- Đảm bảo tính cơ động và hiện thực của đồ án quy hoạch
3.1.3.2. Cơ cấu chức năng đất đai phát triển đô thị
Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà người thực hiện chính là các kiến trúc sư quy hoạch.
1. Chọn đất và chọn hướng phát triển đô thị
Chọn đất và chọn hướng phát triển đô thị phải đảm bảo mối quan hệ hữu cơ bên trong và bên ngoài của các khu đất không ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển. Sơ đồ cơ cấu chức năng tổng hợp có tính chất lý thuyết được biểu hiện theo 4 chức năng cơ bản của đô thị:
- Khu đất dân dụng;
- Khu đất SX công nghiệp;

- Khu đất cây xanh, nghỉ ngơi giải trí;
- Khu đất giao thông đối ngoại.








Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu mối quan hệ giữa các chức năng đất đai
2. Cơ cấu chức năng phát triển đô thị
a) Chọn vị trí hoa gió, hướng gió
- Hướng gió: chọn hướng gió chủ đạo của vùng.
- Hoa gió: là hình biểu thị tần suất gió của các hướng khác nhau




- Chọn vị trí xây dựng công trình dân dụng
đảm bảo để đón gió Đông Nam, tránh gió
Đông Bắc, tránh hướng Tây.
- Đối với công trình công nghiệp, cần chọn
vị trí saocho giảm được tiếng ồn, khói bụi,
không dùng nước bẩn. Hình 3.2: Hoa gió
b) Chọn mô hình phát triển đô thị
Mỗi loại đất có một nhu cầu riêng về địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật. Do đó mỗi đô thị có một mô hình phát triển không gian thích hợp với quy mô, tính chất và giai đoạn phát triển của đô thị.
* Một số mô hình phát triển đô thị
Tuỳ theo quy mô và điều kiện tự nhiên, đô thị phát triển theo một số dạng sau đây:
+ Dạng tuyến và dải: đô thị phát triển dọc theo các trục giao thông theo nhiều hình thức khác nhau dựa trên cơ sở lý luận chuỗi và tuyến, dải.







Hình 3.3: Sơ đồ đô thị phát triển dọc theo trục đường giao thông về 1 phía và 2 phía
+ Dạng tập trung: đô thị phát triển tập trung tại một vị trí nhất định và mở rộng ra nhiều nhánh hình sao.







Hình 3.4: Đô thị phát triển mở rộng ra nhiều nhánh

+ Đô thị phát triển hình học: với nhiều đơn vị khác nhau, xây dựng tập trung, hoặc tuyến chuỗi.




Hình 3.5: Đô thị phát triển với nhiều đơn vị
+ Dạng hướng tâm vành đai: đô thị phát triển theo hướng tâm và mở rộng ra nhiều hướng có các vành đai theo trung tâm nối liền các tuyến giao thông với nhau.





Hình 3.6: Đô thị phát triển hướng tâm






+ Dạng hỗn hợp: là tổ hợp của dạng tập trung và hình học, nhiều loại đơn vị đô thị xen kẽ nhau gắn với hệ thống giao thông kiểu hình sao và vành đai xen kẽ ở khu vực gần trung tâm.
+ Ngoài ra đô thị còn phát triển theo dạng ô bàn cờ và dạng tự do.
3. Phân vùng chức năng đất đô thị
- Phân vùng chức năng các loại đất trong đô thị phải dựa vào tính chất sử dụng và chỉ tiêu được chọn cho từng loại đất, sau khi đã đánh giá tổng hợp đầy đủ khả năng cho phép sử dụng của đất đai.
- Đất đô thị được phân thành 2 loại sử dụng chính bao gồm: Đất dân dụng và đất ngoài khu dân dụng, được tổng hợp khái quát như sau:
Bảng 3.2: Loại đất sử dụng trong đô thị







4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Các loại đường: giao thông đối nội, giao thông đối ngoại
- Chuẩn bị kỹ thuật đất đai
- Hệ thống thoát nước:
+ Nước mặt (mưa)
+ Nước thải sinh hoạt
+ Nước thoát vật rắn.
- Hệ thống cấp nước:
+ Nước ngầm
+ Nước mặt
- Hệ thống cấp điện:
+ Nhiệt điện
+ Thủy điện
- Hệ thống TTLL:
+ Hữu tuyến
+ Vô tuyến.




3.1.3.3. Bố cục không gian kiến trúc đô thị
Mỗi khu vực dân cư, mỗi khu vực chức năng trong đô thị đều có một số yếu cầu và một tiếng nói riêng phản ánh đặc trưng của mình thông qua hình ảnh kiến trúc ở đó.
+ Bố cục mặt bằng được thể hiện qua việc chọn lọc hình thái không gian đô thị của hệ thống đường phố chính và các quảng trường đô thị với các khu chức năng.
+ Hình thái quy hoạch không gian kiến trúc đô thị được hình thành nhờ điều kiện tự nhiên hỗ trợ.
Bố cục không gian rất phong phú, ngoài trung tâm chính của thành phố, các trung tâm phụ cũng phát triển mạnh theo nhiều hình thức khác nhau tạo nên những chuỗi đô thị với những bố cục kiến trúc khá hấp dẫn. Tuy nhiên dù theo dạng bố cục nào cũng đều phải xuất phát từ thực tế của điều kiện tự nhiên sông, núi, ao hồ v.v...




3.1.4. Quy hoạch cải tạo đô thị
3.1.4.1. Mục đích, yêu cầu
1/ Mục đích.
Những đô thị cũ được hình thành từ lâu, là kết quả h
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)