BÀI GIẢNG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI. TS. BUI QUANG XUÂN

Chia sẻ bởi Bùi Quang Xuân | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: BÀI GIẢNG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI. TS. BUI QUANG XUÂN thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
TS. BÙI QUANG XUÂN
HV CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
ĐT 0913 183 168
Là một phương thức hiểu,
Một cách giải thích đối với một đối tượng, hiện tượng, quá trình nào đó,
Là một quan điểm cơ bản đối với chúng,
Là tư tưởng chỉ đạo đối với một hoạt động có tính hệ thống
QUAN NIỆM LÀ GI?
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
Hướng đến sự khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng
(chẳng hạn con người trong truyện cổ tích, sử thi, truyện đồng thoại,...).
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
- Cách xưng hô, gọi tên nhân vật;
 
- Miêu tả chân dung nhân vật;
 
- Những hành động lặp đi lặp lại của nhân vật;
 
- Tâm lí nhân vật: Ý nghĩ, suy tính, trạng thái hoặc quá trình tâm lí, ý thức và vô thức v.v...
 
- Chi tiết, ngôn ngữ cũng là phạm vi thể hiện quan niệm về con người.
Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật về con người là hệ quy chiếu nội tại của chủ thể trong cảm nhận con người.
Nó luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó.
Càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
Thần thoại lưu giữ kí ức thời nguyên sơ, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn nghệ sau này cho nên cần được lưu ý
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
THẦN THOẠI LÀ MỘT THỂ LOẠI CÓ TÍNH CHẤT TỔNG HỢP;
Ở đó có sự xen kẽ, đan xen giữa khoa học và hiện thực, giữa văn hoá và văn học,
Giữa lịch sử và văn chương,
Giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng,
Giữa yếu tố hoang đường và thực tế.
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
THẦN THOẠI LÀ THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN ĐƯỢC ĐỒNG NHẤT VỚI HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN NHƯ LÀ THỰC THỂ.
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
Con người thần thoại thường mang chức năng của một vài hiện tượng tự nhiên như Sơn Tinh - thần núi, Thuỷ Tinh - thần nước, Thiên Lôi - thần sấm sét, thần gió, thần mưa, thần mặt trời, thần đêm tối v.v...
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
Các thần mang chức năng tự nhiên, văn hoá và xã hội sáng tạo thế giới, sáng tạo loài người nên thường là những hình tượng kì vĩ, có khi được hư cấu, cường điệu quá mức nhằm tạo ấn tượng, khơi dậy trí tưởng tượng mạnh mẽ và lôi cuốn người đọc say mê theo câu chuyện ngay từ đầu.
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
Thông qua hình tượng thần, thần thoại đã đề cao sức mạnh con người, ước mơ giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên, tự tin vào chính mình.
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
Qua thần thoại, ta hiểu được tư duy chất phác của người xưa
Lạc Long Quân và Âu Cơ có tính chất thần thoại do đẻ ra bọc trứng mang giống người Việt. Long Quân tự biến thành chàng trai để quyến rũ Âu Cơ, lại có thể biến thành rồng, rắn, hổ, voi...
Dạng người hoá vật, vật hoá người cũng mang vết tích thần thoại như hòn vọng phu, chuyện trầu cau. Con người thần thoại mang bản chất tự nhiên và hồn nhiên.
CON NGƯỜI TRONG THẦN THOẠI
Đặc điểm đáng chú ý nhất của con người thần thoại thể hiện ở chỗ họ là những người đầu tiên, vị tổ tiên thứ nhất của tộc người và nhân loại, người đẻ ra loài người, người sáng tạo thế giới, người tạo ra đất, trời, ngày đêm và muôn vật.
Long Quân, Âu Cơ;
Thánh Gióng..
CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
Cổ tích là sản phẩm của thời đại mà cộng đồng tan rã, bị phân hoá ra thành các mặt đối lập, huyền thoại mất thiêng; nó "là tấm gương phản chiếu một cách phong phú và chân thật đời sống dân tộc... chân thật ngay cả những sự tưởng tượng đầy tính chất lãng mạn"
CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
Con người cổ tích quan tâm tới số phận cá nhân
Truyện cổ tích thường mang không khí sinh hoạt đời thường, ít không khí hư ảo, phi hiện thực
Nhân vật trong truyện cổ tích thường được phân theo quan điểm đạo đức và tạo thành hai tuyến đối lập nhau
GIẢNG DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH
Cần phải chú ý đến việc giáo dục các em niềm tin vào người lao động và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ
CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN 1945
Trẻ em thường là đối tượng của sự răn dạy, giáo huấn;
Vì thế giọng điệu chung thường là giọng uy quyền, kẻ cả, bề trên... (Bảo cam ra hái hoa (nguyễn gia thiều)
BẢO CAM RA HÁI HOA (nguyễn gia thiều)
Cam tốc ra thăm gốc hải đường,
Hái hoa về kết để làm tràng
Những cành mới nánh đừng vin nặng,
Mấy đoá còn xanh chớ bứt quàng.
Với lại tây hiên tìm liễn xạ,
 
Rồi sang đông viện lấy bình hương.
Mà về cho chóng đừng thơ thẩn,
Kẻo lại rằng chưa dặn kĩ càng.
CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN 1945-1975
Trẻ em là đối tượng trung tâm để tìm hiểu, nhận thức, khám phá của văn học thiếu nhi;
Giọng điệu thiên về tự hào, ngợi ca.
CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ 1975 đến nay
Văn học thiếu nhi thời kháng chiến, nói như tô hoài, là "đã nổi hình các em ta hồn nhiên và cần cù, tươi vui mà nhẫn nại chiến đấu, học tập và lao động.
Khung cảnh và con người thiếu nhi việt nam thật trong sáng, tràn đầy đức tính lạc quan đáng yêu của con em chúng ta" (con đường phát triển của phong trào sáng tác cho thiếu nhi).
CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC THIẾU NHI TỪ 1975 đến nay
Sau 1975, đặc biệt từ 1986 đến nay, người viết đã chú trọng đa dạng hoá các mối quan hệ của nhân vật thiếu nhi - trung tâm của sáng tác văn học dành cho trẻ em (gia đình, nhà trường, xã hội; quá khứ, hiện tại, tương lai,...).
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI TIÊU BIỂU
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI TIÊU BIỂU
Mỗi nhà văn khi viết cho thiếu nhi thường có một cách nhìn nhận riêng về trẻ em cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với bạn đọc nhỏ tuổi.
Điều đó dẫn đến sự phong phú, đa dạng trong quan niệm sáng tác của văn học thiếu nhi Việt Nam
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Tuổi thơ bao giờ cũng hồn nhiên, tươi mát như dòng suối trên nguồn, như khí trời ban mai trong trẻo.
Yêu mến tuổi thơ, say mê viết cho các em là mong muốn những dòng suối ấy, khí trời ấy mãi mãi trong lành, tươi mát
LÂM THỊ MỸ DẠ
Với tôi, mỗi em bé là một thế giới lung linh kì lạ.
Tôi muốn viết về thế giới đó để được sống lại tuổi thơ trong sáng của mình.
Tôi rất yêu trẻ con, và tôi viết vì các em bằng tất cả tình yêu của tôi.
Nếu trái đất này chỉ có toàn trẻ con - hoặc những con người mang tâm hồn trẻ thơ thì trái đất là một thiên đường
LÂM THỊ MỸ DẠ
Với tôi, mỗi em bé là một thế giới lung linh kì lạ.
Tôi muốn viết về thế giới đó để được sống lại tuổi thơ trong sáng của mình.
Tôi rất yêu trẻ con, và tôi viết vì các em bằng tất cả tình yêu của tôi.
Nếu trái đất này chỉ có toàn trẻ con - hoặc những con người mang tâm hồn trẻ thơ thì trái đất là một thiên đường
TRẦN MẠNH HẢO
Viết cho thiếu nhi, chính là chúng ta đã, đang và sẽ viết mãi về tuổi thơ của chính mình.
Tôi đã từng định nghĩa về thơ như sau: "Thơ chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại". Khó khăn thay và vinh dự thay cho người cầm bút viết cho tuổi thơ các em hôm nay cũng chính là viết cho chính tuổi thơ của chúng ta đã đi qua
VÕ QUẢNG
Phải có tính giáo dục, được thực hiện thông qua cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học (...)
Phải phù hợp cho lứa tuổi vì ở mỗi lứa tuổi các em tư duy khác nhau.
Phải luôn giúp cho các em lớn lên về tâm hồn.
Viết cho thiếu nhi là niềm vui cuộc đời tôi.
Tôi từ bỏ tất cả để đến với VHTN và khi viết được tác phẩm hay cho các em đọc nghĩa là tôi đã đi được đến đích của cuộc đời mình.
VÕ QUẢNG
VHTN có mục đích chủ yếu là giúp các em biết sống tốt đẹp, biết cảm thông, biết yêu thương, biết quý trọng cái đẹp, hiểu rõ nghĩa vụ làm người.
Nhưng VHTN hiểu theo đúng nghĩa của nó không phải là những lời giảng dạy khô khan, những lời lí giải trừu tượng, những chữ câu giá lạnh.
Đề tài viết cho thiếu nhi rất rộng và ở mỗi lứa tuổi tư duy các em phát triển mỗi khác.
NGUYỄN QUANG SÁNG
Khi viết tôi viết với một tâm huyết, viết hết lòng vì các em.
Và tôi hiểu, viết cho tuổi nhỏ, tài năng phải lớn
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ
Sự trưởng thành của con người và ý nghĩa đích thực của cuộc sống chủ yếu là ở tình bạn chân chính; vì thế mà trong sáng tác văn học dành cho tuổi thơ của ông, ta thấy Phạm Hổ đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ
Những người bạn trong thơ ông là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu.
Chú bò tìm bạn là một bài thơ thể hiện rất rõ phong cách dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà cũng rất hóm hỉnh, rất có "nghề" trong nắm bắt tâm lí trẻ thơ của Phạm Hổ.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ
Những người bạn trong thơ ông là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu.
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai Bò chào:
"Kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây!"
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ
Những người bạn trong thơ ông là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu.
CHÚ BÒ TÌM BẠN
"Kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây!"
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười nhoẻn miệng
 
Bóng bò chợt tan biến
 
Bò tưởng bạn đi đâu
 
Cứ ngoái trước nhìn sau
 
"Ậm ò" tìm gọi mãi...
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ
Tình bạn cũng là đề tài chủ đạo trong mảng truyện đồng thoại của ông.
BÊ VÀ SÁO là bức tranh của xóm làng Việt Nam.
Bức tranh quen thuộc như theo một đề tài dân gian. Và chủ đề cũng không mới. Nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì những quan sát tỉ mỉ, vì tình cảm tế nhị và giọng văn giản dị, giàu cảm xúc.
Bê và sáo là đôi bạn thông minh, thân thiết, lo lắng cho nhau đề phòng và chống lại kẻ ác. Những ai từng quen với thú vật, từng nuôi thú vật có thể thấy rõ tâm tính loài vật không giản đơn tí nào.
Và thấy tác giả đã bỏ ra nhiều công phu mới viết được những trang giàu quan sát và nhiều tình cảm này.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA PHẠM HỔ
Đọc thơ, truyện và kịch viết cho trẻ em của phạm hổ, người ta ta dễ dàng nhận ra hai đặc điểm nổi bật ở con người của tác giả:
- Lòng yêu trẻ, yêu con người và cuộc sống thật đôn hậu và trong sáng; 
- sức làm việc bền bỉ, trí tưởng tượng dồi dào và phong phú.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
Đọc truyện thiếu nhi của Tô Hoài, người ta dễ nhận ra quan niệm giàu tính nhân văn của người viết:
Con người, nhất là tuổi trẻ, sẽ trưởng thành lên từ chính những sai lầm, vấp ngã của họ. Ông thường sử dụng những mẩu chuyện với lời văn dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc cụ thể, và nhất là với hình ảnh những con vật quen thuộc để khêu gợi những suy nghĩ đơn giản nhưng thấm thía về những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt hằng ngày của các em.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
Trong kịch CON MÈO LƯỜI, tác giả đã dựng nên cảnh nhộn nhịp của những con vật đang náo nức chuẩn bị theo chủ đi vỡ nương, thông qua đó tác giả phê phán nhẹ nhàng một chú mèo... lười.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
Trong VÕ SĨ BỌ NGỰA, các em được gặp một chú bọ ngựa có những nét rất giống với các cậu bé "choai choai" mới lớn, hiếu động và hiếu thắng, không lượng nổi sức mình.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
Lí tưởng sống tốt đẹp là thước đo chân giá trị của cuộc sống con người.
Trong truyện viết cho thiếu nhi, Tô Hoài đã nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau.
Bài học về sự phấn đấu để đạt được mục đích cao cả, tốt đẹp nhất của cuộc đời vì thế cũng không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi đối tượng tiếp nhận.
TUỔI THƠ - CÁNH DIỀU - TRẦN HỒNG
Niềm thương, nỗi nhớ bềnh bồng
 
Diều như con mắt mẹ trông, mẹ chờ...
 
Gió đừng làm đứt dây tơ
 
Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều...
Cho em bay với... diều ơi!
Bố em bỏ mẹ em rồi... còn đâu!
 
Lớp chín, càng chín nỗi đau
 
Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ trồng
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Cuộc đời là trường đời rộng lớn của con người.
Hãy nghe suy nghĩ của Mèn: "Đường đời nhiều bài học, mỗi bài học một kiểu, chịu nghĩ thì học được, học giỏi, bằng không thì... Nhưng cũng vì thế mà tôi tỉnh ngộ...".
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Tính cách con người được hình thành qua sự trải nghiệm của chính họ. Nghĩa là, tính cách ấy không phải ngẫu nhiên mà có.
Đó là kết quả của cả một quá trình tôi luyện, thử thách và phấn đấu không mệt mỏi của mỗi cá nhân trong từng chặng đường đời, trải qua nhiều cảnh ngộ, va chạm, tiếp xúc với rất nhiều hạng người, nhiều cảnh huống khác nhau.
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Cụ thể:
- Thuở Dế Mèn còn trẻ: Biết chăm lo giữ gìn sức khoẻ, yêu lao động, yêu đời và biết ước mơ nhưng cũng ích kỉ, hiếu thắng, thích "cà khịa", ngông cuồng đến mức tàn nhẫn...
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Sau khi gặp bác Xiến Tóc, bị bác ta cắt cụt một sợi râu, Mèn hoàn toàn tỉnh ngộ, thực sự tự vấn lại lương tâm.
Mèn tự thấy phải thay đổi nếp sống, nếp nghĩ: "Ở đời thương nhau là hơn, thù hằn độc ác làm gì".
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
- Sau khi Mèn gặp Trũi, kết nghĩa anh em, thề sinh tử có nhau và cả hai bắt đầu chuyến phiêu lưu kì thú, Mèn ngày càng trưởng thành hơn và khám phá ra ý nghĩa thật của cuộc đời chính là "cùng nhau đi khắp thế giới kết làm anh em".
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Nhờ trải qua nhiều đoạn đường đời, gặp gỡ, va chạm với nhiều người, nhiều tính cách... Mèn đã học hỏi được nhiều điều hay và rút kinh nghiệm được những điều dở ở mỗi người để hoàn thiện nhân cách của mình.
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Nhận xét về tính cách Dế Mèn, Tô Hoài viết: "Dế Mèn yêu lao động, thích vui chơi, biết mơ ước, rất ghét đứa làm ác. Cho nên khi gặp lí tưởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lí tưởng. Đời hoạt động cho lí tưởng phải trải qua những cảnh ngộ éo le, gian khổ, Dế Mèn và các bạn đã vượt qua và chiến thắng, vì vậy mới thành ra câu chuyện sóng gió kì thú này".
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Ý nghĩa đích thực của cuộc đời con người là sống phải có lí tưởng, không nên an phận đến vô vị, sờn mòn.
Nhân vật Dế Mèn được tác giả dày công miêu tả là hình tượng tiêu biểu cho lớp thanh niên trước Cách mạng không vừa lòng với cuộc sống tầm thường, luôn khao khát đi tìm cái thiện, cái đẹp trong cuộc đời.
PHÂN TÍCH QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Điều này cũng đã được chính tác giả của thiên truyện bày tỏ:
"Có những chuyện anh (Dế Mèn) kể từ thời ấy, mà đến bây giờ, càng ngày tôi càng thấy ra thêm bao ý nghĩa sâu sắc. Bởi vì các câu chuyện với bầu bạn, với đồng bào, với quê hương như thế nào của Dế Mèn vẫn là câu chuyện hàng ngày của chúng ta hôm nay và cả ngày mai"
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
 ... Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Những ngày chống hạn
Vục mẻ miệng gầu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất...
(Trích Hạt gạo làng ta)
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
- Đây là đoạn thơ thể hiện rất rõ công lao của trẻ em những năm chiến tranh trong việc làm ra hạt gạo.
- Đọc đoạn trích, ta thấy nổi bật hình ảnh hào hùng của trẻ em Việt Nam thời đại chống Mĩ cứu nước: Tuổi nhỏ không chỉ làm việc nhỏ mà nhiều lúc còn đảm đang cả những công việc vượt quá sức vóc của mình để góp phần vào sự nghiệp chung của toàn dân tộc: "Lúa cao rát mặt và quang trành quết đất là những chi tiết cụ thể, sát thực tả trẻ con.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
Những em bé này còn bé lắm, không cao hơn cây lúa, nên bắt sâu, lá lúa mới táp rát mặt.
Vậy mà các em bé ấy đã phải gánh vác những công việc rất nặng nhọc của người lớn, chống hạn đến vục mẻ miệng gầu, còn gánh phân thì quang trành quết đất.
Quang trành là tên của một loại quang làm bằng bốn rảnh dây thừng, dưới buộc cái sảo tre.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
Đây là loại quang dành riêng cho việc gánh phân.
Gánh lúa người ta gánh bằng quang tre. Gánh rạ, gánh rơm thì chỉ cần hai sợi dây thừng.
Đấy là những dụng cụ của nghề nông việc gì thứ nấy.
Thoạt đầu, có một bác biên tập có lẽ không sống ở nông thôn, tưởng tôi viết nhầm hoặc nói ngọng, nên muốn câu thơ rõ ràng, bác đã chữa thành: Quang chùng quét đất.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
Quang chùng là quang gì?
Muốn diễn đạt cái quang dài, quá dài so với tầm vóc người gánh ư?
Thì cái quang đã... quét đất rồi, nghĩa là rất dài, rất chùng rồi, việc chi phải thêm chữ chùng nữa.
Câu thơ hoá thừa chữ, rườm lời mà ít ý"
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
Đánh giá chung về quan niệm thơ Trần Đăng Khoa
+ Đọc thơ Trần Đăng Khoa, người ta cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu đằm thắm, thiết tha với con người, thiên nhiên và cuộc sống.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
Thơ anh đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động, những cảm xúc chân thành nhân ái. Thơ anh còn khơi dậy những rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong cái trong trẻo, cái tinh nguyên của những cảm xúc đối với thiên nhiên, đối với nghệ thuật.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
+ Tình yêu quê hương đất nước là nội dung chủ đạo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa.
Thơ anh đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống nhưng nội dung nổi bật nhất là thơ viết về nông thôn.
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
Đó là nông thôn miền Bắc trong những năm chống Mĩ cứu nước. Bức tranh quê sinh động, độc đáo đã đưa anh lên vị trí những nhà thơ nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại. Điều này đã được nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: "Làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ màu sắc đến linh hồn".
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA THỂ HIỆN TRONG ĐOẠN THƠ
+ Sự già dặn, trưởng thành trong suy nghĩ về cuộc sống, thời đại và lao động nghệ thuật: Thơ Trần Đăng Khoa được thể hiện độc đáo bằng những thủ pháp nghệ thuật và một trí tuệ, một sự lao động nghiêm túc, vượt qua tính chất thơ ngây của một em nhỏ làm thơ. Chính điều này đã làm cho thơ anh có một giá trị lâu bền trong lịch sử.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Quang Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)