Bai giang Quan li hanh chinh nha nuoc p3

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Đường | Ngày 18/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: bai giang Quan li hanh chinh nha nuoc p3 thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II
ĐƯỜNG LỐI, QUAN ĐiỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
H?C PH?N
QU?N Lí HCNN và quản lý ngành gdđt
GVC. THS. HOÀNG CÔNG TRÀM
PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
2
CHƯƠNG II
Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
II. Những quan điểm chỉ đạo sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
3
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.1. Những thành tựu chủ yếu
I.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa, đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến đại học.
- Mạng lưới trường phổ thông xây dựng rộng khắp, có trường nội trú, bán trú cho các con em dân tộc ít người.
- Trường, lớp, trung tâm dạy nghề phát triển mạnh.
- Trường ĐH và CĐ được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục Đào tạo, năm học 2007-2008 cả nước có 11.629 nhà trẻ, trường mầm non, mãu giáo, 14.939 trường Tiểu học, 10.485 trường THCS, 2.476 trường THPT; 275 trường TCCN, 262 trường dạy nghề, 369 trường ĐH,CĐ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, số trường, lớp đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng.
Đa dạng hóa về loại hình, phương thức đào tạo: công lập, ngoài công lập; chính quy, không chính quy (tại chức, chuyên tu, từ xa, v.v...), liên kết với nước ngoài. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập chiếm một tỷ lệ khá cao, năm học 2006-2007 ví dụ như 74,97% trẻ nhà trẻ, 83,69% trẻ mẫu giáo, 30,6% hs THPT, 13% sv ĐH,CĐ.
4
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.1. Những thành tựu chủ yếu
I.1.2. Quy mô GD tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội
Tổng số trường năm 2007-2008 là 41.123 tăng 6064 trường so với năm 2000-2001.
Năm học 2007-2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 1,03% so với năm học 2000-2001; trong đó số học sinh học nghề tăng 2,14 lần; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,41 lần; số sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,83 lần, nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân tăng 1,6 lần, số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng 2,48 lần.
Số sinh viên trên một vạn dân là 118 năm 2000-2001 tăng lên 179 vào năm 2006-2007.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo các trình độ khác nhau tăng từ 20% vào năm 2000 lên 31,5% vào năm 2007.
I.1.3. Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo.
Giáo dục các vùng dân tộc thiểu số có chuyển biến tích cực (năm học 2004-2005 có 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyệnvà 519 trường bán trú xã, cụm xã).
Hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đang thực hiện phổ cập THCS. Đến 12/2008 đã có 42/63 tỉnh, thành phố (67%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 47/63 tỉnh (74,6%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Gần 94% dân cư từ 15 tuổi biết chữ. Số năm đi học trung bình đạt 9,6.
Đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục.
5
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.1. Những thành tựu chủ yếu
I.1.4. Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu
Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục.
Tập trung nguồn kinh phí xã hội đóng góp chiếm 25% tổng kinh phí giáo dục
Vào năm học 2007-2008, cả nước có gần 6.000 cơ sở giáo dục mầm non, 95 trường tiểu học, 33 trường trung học cơ sở, 651 trường trung học phổ thông, 308 cơ sở dạy nghề, 72 trường trung cấp chuyên nghiệp và 64 trường cao đẳng, đại học là các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Số học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng tăng. Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập là 15,6% (năm 2000 là 11,8%), trong đó tỷ lệ học sinh phổ thông là 9%; học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 18,2%; học nghề là 31,2%; sinh viên cao đẳng, đại học là 11,8%.
I.1.5 Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt
Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận h/s và s/v được nâng cao.
Giáo dục THPT chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới.
Sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ có tinh thần tự lập, năng động.
Chất lượng đào tạo một số ngành khoa học cơ bản và công nghệ đã được nâng cao một bước.
Giáo dục ĐH đã đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao .

6
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.1. Những thành tựu chủ yếu
Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2005 xếp thứ 105 (0,733) trong tổng số 177 nước ược xếp hạng và được xếp ở mức trung bình cùng với các nước Nga (0,7970, Trung Quốc (0,768), Philippin (0,763).
Nguyên nhân thành tựu:
Nhân dân có tính hiếu học, chăm lo việc học tập của con em.
Các nhà giáo tận tụy với nghề.
Đảng và Nhà nước quan tâm, có những chủ trương chính sách đúng đắn phát triển giáo dục. (Nghị quyết TW 2 khóa 8, Luật GD, chiến lược phát triển GD 1996-2000, 2001-2010)
Đầu tư ngân sách tăng từ 8% năm 1990 tăng lên 15% năm 2000, 16,4% năm 2003.
Ngành GD đã có một số đổi mới về mục tiêu GD , đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Sự ổn định chính trị và những thành quả phát triển kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho phát triển giáo dục.
7
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.2. Những yếu kém, bất cập chủ yếu
I.2.1. Chất lượng GD nói chung còn thấp, một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng nghề nghiệp; khả năng lập nghiệp còn hạn chế.
Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này.
I.2.2. Hiệu quả hoạt động GD chưa cao
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp còn thấp, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa (năm học 1999-2000 tỷ lệ này ở tiểu học và THCS xấp xỉ 70%, ở THPT - 78%)
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, còn nhiều HS,SV sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm
8
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.2. Những yếu kém, bất cập chủ yếu
I.2.3. Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối.
Cách thức tổ chức phân luồng trong hệ thống giáo dục còn thể hiện nhiều lúng túng. Tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của xã hội.
Nặng về đào tạo ĐH, chưa chú trọng trong việc đào tạo nghề, đặc biệt là nghề trình độ cao.
Tăng quy mô chủ yếu diễn ra ở bậc ĐH, tỷ lệ HS, SV cao đẳng kỹ thuật, THCN và học nghề còn thấp và tăng chậm.
Công tác dự báo, quy hoạch ngành nghề chưa tốt.
Các cơ sở giáo dục (ĐH và nghề) tập trung ở các thành phố, giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Chưa chú trọng đúng mức đến các hình thức đào tạo không chính quy
9
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.2. Những yếu kém, bất cập chủ yếu
I.2.4. Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo từ mầm non đến đại học dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu. Ở các trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ còn quá ít. Phương thức đào tạo trong các nhà trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2006-2007 cả nước có 82,3% GV mầm non, 97,04% GV Tiểu học, 96,84% GV THCS và 97,63% GV THPT đạt chuẩn và trên chuẩn.
“Mặc dù tỷ lệ GV các cấp trên danh nghĩa đạt chuẩn khá cao, song trên thực tế chất lượng giảng dạy còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ giáo viên chậm đổi mới về phương pháp, dạy để đối phó với thi cử. Một số giáo viên giỏi chưa phát huy được vai trò là hạt nhân tích cực trong tập thể, lo dạy thêm dạy ngoài... “ (Theo Đặng Huỳnh Mai trong TCCS số 32 (tháng 11/2003).
10
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.2. Những yếu kém, bất cập chủ yếu
I.2.5. Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn
Chưa thanh toán hết các lớp học ca 3, cơ sở trường học còn nghèo nàn.
Thư viện trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu và lạc hậu.
I.2.6. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa
Chương trình mang nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành.
Chưa gắn với nhu cầu thực tiển phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu người học.
Thi cử lạc hậu, tuyển sinh ĐH còn vụng về, tốn kém.
I.2.7. Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả
Một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chưa được ngăn chặn kịp thời.
Các hiện tượng “thương mại hóa“ giáo dục làm ảnh hưởng đến cả nhà trường, nhà giáo.
Gian lận trong kiểm tra, thi cử.
11
I. Tình hình giáo dục Việt nam hiện nay
I.2. Những yếu kém, bất cập chủ yếu
Nguyên nhân yếu kém
Trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp thực tiễn.
Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu“ chưa được nhận thức đầy đủ.
Chịu sức ép về nhu cầu học tập ngày càng tăng - tăng quy mô trong khi khả năng hạn chế.
Chậm trễ trong cải cách hành chính, quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương.
Nước ta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người thấp, đầu tư cho giáo dục còn thiếu thốn.
12
II. Những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo
II.1. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu
Phát triển giáo dục là nền tảng, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vai trò động lực của giáo dục đào tạo thể hiện trong các lĩnh vực sau:
+ Giáo dục cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn cao cho sự phát triển KT
+ Giáo dục là nhân tố nòng cốt của sự phát triển KHCN
+ Giáo dục góp phần nâng cao dân trí, yếu tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững
Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương.
Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.
13
II. Những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo
II.2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa M.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
Quan điểm này xác định tính chất của nền giáo dục Việt nam. Các tính chất trên được thể hiện trong tất cả các khâu chủ yếu của quá trình giáo dục: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương thức.
Tính nhân dân được thể hiện ở phương thức giáo dục, đó là thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo, khuyến khích người học giỏi phát triển tài năng.
Tính dân tộc được thể hiện trong mục tiêu, yêu cầu về nội dung giáo dục. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ và ngề nghiệp, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có khả năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tính khoa học, hiện đại được thể hiện trong chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục.
14
II. Những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo
II.3. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học-công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh
Quan điểm này nhằm thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội
Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là xây dựng một nền giáo dục phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT-XH, lấy mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực làm nhiệm vụ trung tâm. Sự nghiệp giáo dục đào tạo phảI được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
Việc gắn phát triển GD ĐT với phát triển KT-XH được thể hiện cụ thể trong việc:
- Đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền
- Mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Kết hợp đào tạo, sử dụng và việc làm.
15
II. Những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo
II.4. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân:
Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Xã hội hóa giáo dục bao gồm 2 mặt:
Thứ nhất, đó là việc huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục (XH hóa quá trình giáo dục)
Thứ hai, đó là nhà nước tạo điều kiện để người dân thụ hưởng những thành quả do giáo dục mang lại (XH hóa kết quả giáo dục).
Để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, cần phải thực hiện những công việc sau đây:
Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và phương thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời.
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, phát huy hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp, hội khuyến học, các loại quỹ học bổng, quỹ khuyến học v.v…
Một mặt Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư để phát triển giáo dục, mặt khác khuyến khích các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, người học, người sử dụng lao động đóng góp sức lực, trí tuệ, vật chất cho giáo dục và coi đó là trách nhiệm của mình.
Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, cũng như toàn xã hội phảI nhận thức được rằng sự nghiệp giáo dục không phảI là công việc riêng của nhà trường, của ngành giáo dục, mà đó là công việc chung của toàn xã hội.
16
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
1. Mục tiêu phát triển giáo dục
1.1. Mục tiêu chung:
Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trong một số lĩnh vực so với các nước trong khu vực.
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học-công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy-học, đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
17
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
1. Mục tiêu phát triển giáo dục
1.2. Mục tiêu phát triển các cấp học, bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
1.2.1. Giáo dục mầm non
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước năm 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn, tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình.
Các chỉ tiêu: 2000 2005 2010
- Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ 12% 15% 18%
- Tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi đến trường lớp mẩu giáo 50% 58% 67%
- Riêng trẻ 5 tuổi 81% 85% 95%
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưởng 20% <15%
18
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
1. Mục tiêu phát triển giáo dục
1.2. Mục tiêu phát triển các cấp học, bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
1.2.2. Giáo dục phổ thông
Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
+ Tiểu học:
- Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
- Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010
+ Trung học cơ sở:
- Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010
- Tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80% năm 2005 và 90% năm 2010
+ Trung học phổ thông:
- Hoàn thành việc phân ban mới và thay sách giáo khoa.
- Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT từ 38% năm 2000 lên 45% năm 2005 và 50% năm 2010
19
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
1. Mục tiêu phát triển giáo dục
1.2. Mục tiêu phát triển các cấp học, bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
1.2.3. Giáo dục nghề nghiệp:
Nâng cao chất lượng dạy nghề, nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại.
Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng
Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, chuyên viên nghiệp vụ.
THCN thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường THCN đạt 10% năm 2005, 15% vào năm 2010.
Dạy nghề thu hút học sinh sau THCS vào các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 15% năm 2005, 25% năm 2010.
Dạy nghề bậc cao: thu hút học sinh sau THPT, THCN vào học các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010.
20
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
1. Mục tiêu phát triển giáo dục
1.2. Mục tiêu phát triển các cấp học, bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
1.2.4 Giáo dục cao đẳng, đại học
Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội.
Mở rộng giáo dục sau trung học thông qua việc đa dạng hóa chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống đào tạo liên thông;
Tăng cường khả năng thích ứng với việc làm trong xã hội;
Nâng tỷ lệ sinh viên trên 1 vạn dân từ 118 năm học 2000-2001 lên 200 năm 2010.
Tăng quy mô đào tạo thạc sĩ từ 11.727 học viên năm 2000 lên 38.000, nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000 vào năm 2010.
21
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
1. Mục tiêu phát triển giáo dục
1.2. Mục tiêu phát triển các cấp học, bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
1.2.5. Giáo dục không chính quy
Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực;
Củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010; tạo điều kiện để thực hiện phổ cập trung học trong những năm tiếp theo;
Tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, bồi dưỡng;
Chú trọng phát triển các chương trình chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương
22
III. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.
2. Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục.
3. Đổi mới quản lý giáo dục.
4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục.
5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục
6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục.
23
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.

Đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đồng thời thích ứng với nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, từng vùng, từng địa phương.
Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Chú trọng giáo dục thể chất, bồi dưỡng nhân cách người học.
Hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục.
24
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.
a.Giáo dục phổ thông
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện giảm tải, có cơ cấu chương trình hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức, vừa tạo điều kiện để phát huy năng lực của mỗi HS, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, coi trọng kiến thức khoa học xã hội nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.
Chú trọng nâng cao kiến thức tin học và ngoại ngữ. Dạy ngoại ngữ trên diện rộng từ lớp 6. Phổ cập kiến thức tin học cơ sở trong nhà trường, chú trọng khả năng truy cập và xử lý thông tin trên mạng
Thực hiện chương trình và sử dụng sách giáo khoa mới. Triển khai ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, lớp 10 từ năm học 2004-2005. Phấn đấu đến năm 2006-2007 hoàn thành triển khai chương trình, sách giáo khoa mới trong giáo dục phổ thông.
b. Giáo dục nghề nghiệp
Xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẽo, thích ứng với thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết với việc làm, liên thông với các trình độ đào tạo khác.
Kết hợp chặt chẽ đào tạo với cơ sở sản xuất kinh doanh.
Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề bậc cao
25
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.
c. Giáo dục đại học, cao đẳng và sau đại học
Tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển;
Các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, các ngành đào tạo mũi nhọn phải đi đầu trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục;
Thiết kế các chương trình chuyển tiếp, chương trình đa giai đoạn, áp dụng quy trình đào tạo mềm dẽo;
Ban hành chương trình khung đào tạo đại học và đào tạo thạc sĩ;
Đổi mới chế độ thi cử, tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo;
Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập
26
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.2 Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục
Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng.
Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục,dạy cho người học có phương pháp tự học, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập.
Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên.
a. Giáo viên mầm non:
Đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non.
Xây dựng chính sách đối với giáo viên mầm non.
b. Giáo viên phổ thông:
Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên nhạc, họa, thể dục thể thao, nữ công gia chánh, hướng nghiệp dạy nghề;
Nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2005 tất cả giáo viên THCS có trình độ cao đẳng trở lên. Nâng tỷ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ lên 10% vào năm 2010.
27
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.2 Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục
c. Giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp.
Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn, thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chu kỳ 5 năm/lần.
Nâng tỷ lệ giáo viên THCN có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010.
Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng từ các doanh nghiệp, các trường cao đẳng, đại học.
d. Giáo viên đại học, cao đẳng.
Giảm tỷ lệ sinh viên /giảng viên xuống khoảng 20sv/1 gv
Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bổ sung nhân lực trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng;
Tăng tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ lên 40%, có trình độ tiến sĩ lên 25% vào năm 2010.
Bổ sung nguồn giảng viên, ưu tiên gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, tăng cường giao lưu khoa học trong nước và ngoài nước.
e. Hoàn thiện đúng mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo.
Xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng dạy học;
Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Mở rộng diện tuyển giáo viên, giảng viên theo chế dộ hợp đồng dài hạn.
g. Tăng cường năng lực đào tạo và đổi mới chương trình đào tạo của các trường, khoa sư phạm.
28
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.3. Đổi mới quản lý giáo dục
a. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước:
Chỉ đạo tập trung của chính phủ trong việc thực hiện chiến lược giáo dục.
Đổi mới chức năng và phương thức hoạt động của Hội đồng Quốc gia giáo dục.
b. Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợp lý:
Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục, xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng đào tạo, cơ chế thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch, công tác dự báo và cung cấp thông tin.
Thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho các Bộ, ngành và các địa phương, giao quyền chủ động cao hơn cho các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các trường đại học, cao đẳng.
Thực hiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục.
29
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.3. Đổi mới quản lý giáo dục
c. Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục:
Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý;
Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục;
Tiếp tục xây dựng và phát triển lý luận về nền giáo dục Việt nam, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục, đổi mới quản lý và nội dung, phương pháp giáo dục.
d. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục
Thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục;
Phát triển Đảng, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các cơ sở giáo dục.
30
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục
Hoàn thiện theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên thông, liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến đại học, cao đẳng và sau đại học. Tổ chức phân luồng sau THCS và THPT. Phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục theo hướng khắc phục các bất hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề, cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Ưu tiên phát triển các trường cao đẳng, kỹ thuật công nghệ. Ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Cơ cấu lại hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nước, cơ cấu lại các trình độ đào tạo theo chuẩn quốc tế;
Mở thêm các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn;
Phát triển mạng lưới trường phổ thông, xây dựng trên mỗi địa bàn xã, phường hoặc ở nơi thưa dân thì cụm xã, phường ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một trường THPT trọng điểm;
Thực hiện phân ban mới ở cấp THPT, hoàn thiện mô hình trường THPT chuyên, nghiên cứu thí điểm và từng bước hình thành các trường THPT kỹ thuật công nghiệp hoặc nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ;
Củng cố và mở thêm các cơ sở dạy nghề, xây dựng mạng lưới các trường THCN;
Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng;
Củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục thường xuyên.
31
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục. Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 và 20% năm 2010. Tranh thủ nguồn vốn vay và các nguồn tài chính khác.
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính;
Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây dựng thêm trường sở, đặc biệt quan tâm xây dựng các trường kiên cố, bán kiên cố ở các vùng thường xảy ra thiên tai.
Tăng cường và hiện đại hóa trang thiết bị giáo dục, phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và 100% trường đại học, cao đẳng được nối mạng Internet.
Xây dựng thư viện.
Xây dựng phòng thí nghiệm.
32
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới một xã hội học tập.
Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiển, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa giáo dục.
Phát triển hệ thống các trường ngoài công lập.
Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục, đổi mới chế độ học phí.
Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội ... tạo điều kiện để xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến và quy hoạch phát triển, điều chỉnh cơ cấu...
Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh.
Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng Nhân dân, quản lý của ủy ban Nhân dân, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục.
33
2. Các giải pháp phát triển giáo dục
2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục
Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất.
Tăng số dự án viện trợ, vốn vây để đào tạo đội ngũ.
Phát triển các dự án khoa học trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.
Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các đầu tư Việt Nam.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý tốt việc du học tự túc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Đường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)