Bai giang Quan li hanh chinh nha nuoc p1

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Đường | Ngày 18/03/2024 | 20

Chia sẻ tài liệu: bai giang Quan li hanh chinh nha nuoc p1 thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. CÔNG VỤ VÀ CÔNG CHỨC.
H?C PH?N
QU?N Lí HCNN và quản lý ngành gdđt
GVC. THS. HOÀNG CÔNG TRÀM
PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
2
CHƯƠNG I
C. Công vụ, công chức. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
I. Công vụ và các nguyên tắc công vụ
II. Hoạt động công vụ
III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
3
I. Công vụ và các nguyên tắc công vụ
I.1. Khái niệm về công vụ và nền công vụ
Công vụ
Công vụ: - nhiệm vụ của nhà nước chủ thể: do CB,CC NN tiến hành
- nhiệm vụ về mặt nhà nước công cụ: sử dụng quyền lực NN
Là hoạt động do người làm công cho nhà nước (công chức) thực hiện và được nhà nước trả công,
Là hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước và được bảo đảm bằng quyền lực Nhà nước
Là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự, có tính thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục.

Định nghĩa: công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước giao cho trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội.
4
I. Công vụ và các nguyên tắc công vụ
I.1. Khái niệm về công vụ và nền công vụ
Nền công vụ
Nền công vụ là một hệ thống chứa tất cả các công vụ và các điều kiện để cho công vụ được tiến hành. Vì vậy, nền công vụ là một khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố cơ bản:
Thể chế của nền công vụ gồm pháp luật, chính sách, chế độ quy định quyền, nghĩa vụ và hoạt động đối với công chức;
Hệ thống tổ chức quản lý và hoạt động công vụ
Đội ngũ cán bộ, công chức với tư cách là chủ thể thực sự tiến hành các công vụ cụ thể. Đây chính là hạt nhân của nền công vụ;
Công sở, tổ chức bộ máy làm việc.
5
I. Công vụ và các nguyên tắc công vụ
I.2. Nội dung của công vụ
Nội dung công vụ là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản:
Quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
Thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, bảo đảm kỷ cương xã hội, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo luật định.
Quản lý tài sản công và ngân sách Nhà nước, xây dựng một nền tài chính vững mạnh và hiệu quả cao.
6
I. Công vụ và các nguyên tắc công vụ
I.3. Tính đặc thù của công vụ
Hoạt động công vụ có những đặc thù riêng, khác với các hoạt động thông thường khác, điều đó được thể hiện:
Hoạt động công vụ được bảo đảm bằng quyền lực Nhà nước và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước.
Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức, tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự, có tính chất thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục.
Cán bộ, công chức là người đại diện cho Nhà nước, có quyền và nghĩa vụ được quy định theo pháp luật. Tuy nhiên, thẩm quyền của công chức, suy cho cùng là nghĩa vụ, không phải là quyền riêng của cá nhân.
Công dân và các tổ chức kinh tế - xã hội khác được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép. Nói cách khác là có những việc tuy luật pháp không cấm, nhưng xét trên lợi ích tổng thể toàn cục và lâu dài, Nhà nước không cho nền công vụ làm thì không được làm.
7
I. Công vụ và các nguyên tắc công vụ
I.4. Các nguyên tắc của công vụ
1.4.1. Nguyên tắc phục vụ nhân dân vô điều kiện
1.4.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
I.4.3. Nguyên tắc kế hoạch hóa
I.4.4. Nguyên tắc pháp chế
8
II. Hoạt động công vụ
Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức trong các công sở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân.
Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân và người nước ngoài.
Hoạt động công vụ phải tuân thủ nguyên tắc:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
9
II. Hoạt động công vụ
II.1. Tổ chức công sở
II.2. Trách nhiệm công chức khi thi hành công vụ
II.3. Quan hệ công vụ trong công sở và giữa các công sở
10
III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.1. Giới thiệu chung
Sự cần thiết phải ban hành Luật CB,CC
Hoạt động công vụ, công tác quản lý cán bộ, công chức chưa đổi mới và theo kịp với sự đổi mới về vai trò của Nhà nước.
Các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ, cán bộ công chức;
Việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hiện nay chủ yếu gắn với chỉ tiêu biên chế chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, năng động.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật Cán bộ, công chức là hết sức cần thiết.
Ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật Cán bộ, công chức và ngày 28/11/2008, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 20/2008/L-CTN về việc công bố Luật.

11

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.1. Giới thiệu chung

Quan điểm xây dựng Luật
- Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Hoàn thiện chế độ công vụ, cán bộ, công chức đồng bộ với tiến trình đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;
 - Bảo đảm tính minh bạch, công khai và tính tự chịu trách nhiệm trong hoạt động công vụ;  
- Bảo đảm tính kế thừa và phát triển của các quy định hiện hành về cán bộ, công chức; 
- Các quy định của Luật Cán bộ, công chức phải phù hợp với tình hình đặc điểm cụ thể của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm, thành tựu khoa học của các nền công vụ tiên tiến trên thế giới.
12

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.1. Giới thiệu chung

Mục tiêu xây dựng Luật
- Luật Cán bộ, công chức phải trở thành công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần vào thực hiện quá trình đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Luật Cán bộ, công chức phải tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao nhằm xây dựng và quản lý đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới; phát huy tính năng động, sáng tạo của công chức và thể hiện được chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới.
- Luật Cán bộ, công chức phải góp phần đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, quy định và thực hiện có hiệu quả việc kết hợp giữa hệ thống chức danh tiêu chuẩn công chức với hệ thống vị trí việc làm đang là xu hướng tích cực của các nền hành chính hiện đại trên thế giới hiện nay.
13
III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.1. Giới thiệu chung
Bố cục của Luật
Luật CBCC có 10 chương, 87 điều:
Chương I Những quy định chung 7 điều (Đ.1 - 7)
Chương II Nghĩa vụ, quyền của CBCC 13 điều (Đ.8 - 20)
Chương III Cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện 11 điều (Đ.21 - 31)
Chương IV Công chức ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện 29 điều (Đ.32- 60)
Chương V Cán bộ, công chức cấp xã 4 điều (Đ.61 - 64)
Chương VI Quản lý cán bộ, công chức 5 điều (Đ.65- 69)
Chương VII Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ 4 điều (Đ.70-73)
Chương VIII Thanh tra công vụ 2 điều (Đ.74 – 75)
Chương IX Khen thưởng và xử lý vi phạm 8 điều (Đ.76 - 83)
Chương X Điều khoản thi hành 4 điều (Đ.84 - 87)
14
III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.1. Giới thiệu chung
Các Nghị định liên quan
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009: Quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách CBCC cấp xã
Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010: Quy định những người là công chức
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010: Quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức
Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010: Quy định về quản lý biên chế công chức
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010: Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức


15

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.2. Khái niệm về CBCC
III.2.1. Khái niệm.
Theo Luật cán bộ, công chức (Điều 4) CBCC bao gồm 3 nhóm: Cán bộ, Công chức và cán bộ xã, phường, thị trấn.
III.2.2. Phân loại công chức
Phân loại công chức theo ngạch:
công chức loại A (là những người được bổ nhiệm vào ngạch cao cấp);
công chức loại B (là những người được bổ nhiệm vào ngạch chính);
công chức loại C (là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương);
công chức loại D (là những người được bổ nhiệm vào các ngạch còn lại- các ngạch thấp hơn ngạch chuyên viên).
Phân loại công chức theo vị trí công tác gồm:
công chức lãnh đạo, quản lý
công chức thừa hành.
16

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.3. Nghĩa vụ và quyền của CBCC
III.3.1. Về nghĩa vụ của cán bộ, công chức
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tại Mục 1 Chương II của Luật CBCC gồm 3 điều Điều 8, Điều 9, Điều 10
Đây là những yêu cầu để cán bộ, công chức rèn luyện phấn đấu
Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá của cấp có thẩm quyền
Là cơ sở cho sự giám sát của công dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức.
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức có thể chia thành các loại sau
Nghĩa vụ của CBCC đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân (Điều 8)
Nghĩa vụ của CBCC trong thi hành công vụ (Điều 9)
Nghĩa vụ của CBCC là người đứng đầu (Điều 10)
17

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.3. Nghĩa vụ và quyền lợi của CBCC
III.3.2. Về quyền của cán bộ, công chức
Mục đích của việc quy định về quyền của CBCC:
- Thể hiện sự cam kết của Nhà nước đối với công chức, khi nghĩa vụ của họ được thi hành nghiêm chỉnh. Quyền của công chức cũng đồng nghĩa với nghĩa vụ của Nhà nước đối với công chức.
- Nhằm động viên khuyến khích CBCC trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
Nội dung
- Quyền của CBCC được quy định tại Mục 2 Chương II của Luật CBCC gồm 4 điều, từ điều 11 đến điều 14 bao gồm:
Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ (Điều 11)
Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan tiền lương (Điều 12)
Quyền về nghỉ ngơi (Điều 13)
Các quyền khác (Điều 14)
18

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.3. Nghĩa vụ và quyền lợi của CBCC
III.3.3. Về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức
Mục đích của việc quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của CBCC:
- Nhằm xây dựng một nền công vụ phục vụ nhân dân, góp phần vào việc xây dựng văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức trong thực thi công vụ
Nội dung
- Đạo đức, văn hóa giao tiếp của CBCC được quy định tại Mục 3 Chương II của Luật CBCC gồm 3 điều, từ điều 15 đến điều 17 bao gồm:
Đạo đức của CBCC (Điều 15)
Văn hóa giao tiếp ở công sở (Điều 16)
Văn hóa giao tiếp với nhân dân (Điều 17)
19

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.3. Nghĩa vụ và quyền lợi của CBCC
III.3.4. Những việc CBCC không được làm
Mục đích của việc quy định những việc CBCC không được làm
để cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, bảo đảm khách quan, vô tư, tuân thủ theo pháp luật
nhằm để ngăn ngừa những hành vi tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, giữ gìn sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, công chức góp phần xây dựng đội ngũ CBCC
Là cơ sở để quản lý CBCC của các cấp có thẩm quyền, là cơ sở cho sự giám sát của nhân dân
Nội dung
- Những việc CBCC không được làm được quy định tại Mục 4 Chương II của Luật CBCC gồm 3 điều, từ điều 18 đến điều 20 bao gồm:
Những việc CBCC không được làm liên quan đến đạo đức công vụ (Điều 18)
Những việc CBCC không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Điều 19)
Những việc khác CBCC không được làm (Điều 20)
20

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.4. Tuyển dụng CBCC
Tuyển dụng công chức là một trong các nội dung có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng thực thi, thừa hành công vụ. Do vậy, Luật quy định cụ thể các vấn đề sau:
III.4.1. Căn cứ và điều kiện tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế (Điều 35)
Điều 36 quy định tất cả công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có cơ hội như nhau tham gia dự tuyển công chức, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật còn quy định những trường hợp không được đăng ký dự tuyển (không thường trú tại Việt Nam, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhịêm hình sự, bị kết án mà chưa được xoá án tích...).
III.4.2. Về phương thức tuyển dụng: 
- Thi tuyển và xét tuyển (Điều 37)
III.4.2. Về nguyên tắc tuyển dụng: 
- 4 nguyên tắc (Điều 38)
21

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.5. Quản lý CBCC
III.5.1. Nguyên tắc quản lý CBCC
Có 5 nguyên tắc (Điều 5)
III.5.2. Nội dung quản lý CBCC
Có 5 nội dung (Điều 65)
Thực hiện quản lý CBCC (Điều 67)
22

III. Những nội dung cơ bản của Luật cán bộ, công chức
III.6. Khen thưởng và xử lý vi phạm
III.6.1. Khen thưởng
Khen thưởng là hình thức ghi nhận và ban cho công chức có thành tích những giá trị tinh thần và vật chất để động viên, khích lệ sự cống hiến của cán bộ, công chức.
Trong PLCB, CC quy định 5 hình thức khen thưởng ( Điều 37 ).
Giấy khen
Bằng khen
Danh hiệu vinh dự Nhà nước
Huy chương
Huân chương
Ngoài ra, Pháp lệnh còn quy định “Cán bộ, công chức lập thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc trước thời hạn theo quy định của Chính phủ“ (Điều 38) nhằm động viên cán bộ, công chức có thành tích, lao động, xứng đáng.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG IV: CÔNG CHỨC Ở TRUNG ƯƠNG, CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
Mục 1 CÔNG CHỨC VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Điều 34. Phân loại công chức
1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 1: NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 1: NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 1: NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 2: QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 2: QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 2: QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 3: ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA GIAO TiẾP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở
1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân
1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 4: NHỮNG ViỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG II : NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Mục 4: NHỮNG ViỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG IV: CÔNG CHỨC Ở TRUNG ƯƠNG, CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
Mục 2: TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG IV: CÔNG CHỨC Ở TRUNG ƯƠNG, CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
Mục 2: TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.
Điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.

LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
Điều 65. Nội dung quản lý cán bộ, công chức
1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức bao gồm:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
c) Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;
d) Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế;
đ) Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật này.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể nội dung quản lý cán bộ, công chức quy định tại Điều này.



LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 67. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức
1. Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chức.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của Chính phủ.



LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG IX: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 76. Khen thưởng cán bộ, công chức
1. Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
Chính phủ quy định cụ thể khoản này.

Theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng thì CB,CC có các hình thức khen thưởng sau:
giấy khen, bằng khen, danh hiệu vinh dự nhà nước, kỷ niệm chương, huy chương, huân chương

LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG IX: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.
4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.



LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG IX: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Đường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)