Bài giảng Quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chia sẻ bởi Lò văn hưởng |
Ngày 11/05/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: bài giảng Quá độ lên chủ nghĩa xã hội thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
Bài 9
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Nội dung chính:
I. Bối cảnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
III. Về xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng và phương hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.
I. BỐI CẢNH QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm của thời đại ngày nay.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thời đại này có đặc điểm:
CNTB còn tồn tại, CNXH đã ra đời nhưng chưa thắng thế hoàn toàn và luôn phải đấu tranh với CNTB.
Đặc điểm lớn của thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa.
2. Đặc điểm giai đoạn hiện nay của thời đại ngày nay.
Giai đoạn này có đặc điểm:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
Các mâu thuẫn cơ bản trên toàn thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển.
Cục diện thế giới đa cực hình thành ngày càng rõ nét.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển năng động nhưng tiềm ẩn nhân tố bất ổn định.
Nhân dân thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách: Môi trường, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm…
Nhiều tình hình thế giới biến đổi nhanh, phức tạp khó lường cả về môi trường thiên nhiên, lẫn các biến cố xã hội.
Những dự báo bối cảnh thế giới trong 5 – 10 năm tới và một số đặc điểm cần lưu ý:
+ Sự phối hợp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp ứng phó với thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, kể cả các vấn đề xã hội như: Tội phạm, chiến tranh, khủng bố…
+ Quan hệ hợp tác của khu vực và Đông Nam Á đạt bước phát triển.
+ Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trở thành yêu cầu của các quốc gia.
+ Con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
+ Tương quan sức mạnh của các ngành kinh tế thay đổi xuất hiện những liên kết mới; sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn…
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
a, Đặc trưng CNXH ở Việt Nam theo quan niệm Hồ Chí Minh.
Gồm 4 đặc trưng:
CNXH là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
CNXH là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự nghiệp phát triển của khoa học kỹ thuật.
CNXH là chế độ không còn người bóc lột người.
CNXH là chế độ xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Theo Hồ Chí Minh CNXH là sự tổng hợp một hệ thống giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng dân chủ, đảm bảo quyền con người, bác ái, đoàn kết hữu nghị…
b, Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực xây dựng CNXH ở Việt Nam.
4 mục tiêu chính:
Mục tiêu chính trị: Xác lập chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Mục tiêu kinh tế: nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Mục tiêu về văn hóa – xã hội: Là mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội. Đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới.
Mục tiêu xây dựng con người: Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng XHCN là đào tạo con người.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta thời kỳ quá độ.
+ Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Trong lĩnh vực kinh tế: Người nhấn mạnh đến việc tăng năng xuất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
+ Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: Người nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới.
Biện pháp đi lên XHCN.
+ Xây dựng XHCN là một quá trình phổ biến, có tính quy luật trên thế giới.
+ Việc xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều kiện cụ thể, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
III. VỀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MÀ NHÂN DÂN TA ĐANG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1. Về xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có 6 đặc trưng:
Do nhân dân làm chủ.
Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng thao lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta bổ sung và phát triển, nêu lên tám đặc trưng:
Một là, xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Hai là, do nhân dân làm chủ.
Ba là, Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Bốn là, Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm là, Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Sáu là, Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Bảy là, có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đại hội XI,tiếp tục bổ sung hoàn thiện thêm nội dung các đặc trưng của XHCN mà nhân dân ta xây dựng:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ( “dân chủ” lên trước “công bằng”)
Do nhân dân làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ( thay đổi về cách diễn đạt ).
Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Có quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
2. Phương hướng đi lên XHCN ở nước ta.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII nêu bảy phương hướng cơ bản:
Một là, xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân; củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ tri thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo toàn dân tộc.
Hai là, Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa nđất nước theo hướng hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm.
Ba là, phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí minh trở thành hệ tưởng chủ đạo đời sống tinh thần của xã hội.
Năm là, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì mục tiêu chung.
Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
Trên cơ sở bảy phương hướng xawy dựng XHCN nêu trong cương lĩnh 1991, Đại hội X đã sắp xếp lại, điều chỉnh, sắp xếp lại bổ sung thành tám quá trình phải thực hiện ở nước ta.
Một là, Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là, xây dựng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội.
Bốn là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Năm là, xây dựng Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Sáu là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Bảy là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia.
Tám là, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991, Đại hội Đảng thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ( bổ sung và phát triển năm 2011) như sau:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ba là, xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, an toàn xã hội.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh./.
Nghiên cứu về XHCN để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn về CNXH, CNXH là một trong hai giai đoạn phát triển cao của CSCN; giúp ta hiểu rõ hơn về nhận thức của Đảng ta về XHCN và con đường đi lên XHCN ở nước ta. Từ đó củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng Nhà nước ta. Tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm xuyên tạc về CNXH và đi ngược CNXH ở Việt Nam.
Câu hỏi thảo luận:
1. Hãy nêu rõ về đặc trưng cơ bản của CNXH?
2. Đại hội XI của Đảng đã đưa ra những phương hướng xây dựng đất nước lên CNXH ở nước ta như thế nào? Để góp phần xây dựng XHCN, theo đồng chí huyện Sốp Cộp và đơn vị, cơ quan đồng chí phải làm gì?
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Nội dung chính:
I. Bối cảnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
III. Về xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng và phương hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.
I. BỐI CẢNH QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm của thời đại ngày nay.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thời đại này có đặc điểm:
CNTB còn tồn tại, CNXH đã ra đời nhưng chưa thắng thế hoàn toàn và luôn phải đấu tranh với CNTB.
Đặc điểm lớn của thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa.
2. Đặc điểm giai đoạn hiện nay của thời đại ngày nay.
Giai đoạn này có đặc điểm:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
Các mâu thuẫn cơ bản trên toàn thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển.
Cục diện thế giới đa cực hình thành ngày càng rõ nét.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển năng động nhưng tiềm ẩn nhân tố bất ổn định.
Nhân dân thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách: Môi trường, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm…
Nhiều tình hình thế giới biến đổi nhanh, phức tạp khó lường cả về môi trường thiên nhiên, lẫn các biến cố xã hội.
Những dự báo bối cảnh thế giới trong 5 – 10 năm tới và một số đặc điểm cần lưu ý:
+ Sự phối hợp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp ứng phó với thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, kể cả các vấn đề xã hội như: Tội phạm, chiến tranh, khủng bố…
+ Quan hệ hợp tác của khu vực và Đông Nam Á đạt bước phát triển.
+ Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trở thành yêu cầu của các quốc gia.
+ Con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
+ Tương quan sức mạnh của các ngành kinh tế thay đổi xuất hiện những liên kết mới; sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn…
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
a, Đặc trưng CNXH ở Việt Nam theo quan niệm Hồ Chí Minh.
Gồm 4 đặc trưng:
CNXH là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
CNXH là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự nghiệp phát triển của khoa học kỹ thuật.
CNXH là chế độ không còn người bóc lột người.
CNXH là chế độ xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Theo Hồ Chí Minh CNXH là sự tổng hợp một hệ thống giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng dân chủ, đảm bảo quyền con người, bác ái, đoàn kết hữu nghị…
b, Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực xây dựng CNXH ở Việt Nam.
4 mục tiêu chính:
Mục tiêu chính trị: Xác lập chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Mục tiêu kinh tế: nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Mục tiêu về văn hóa – xã hội: Là mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội. Đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới.
Mục tiêu xây dựng con người: Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng XHCN là đào tạo con người.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta thời kỳ quá độ.
+ Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Trong lĩnh vực kinh tế: Người nhấn mạnh đến việc tăng năng xuất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
+ Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: Người nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới.
Biện pháp đi lên XHCN.
+ Xây dựng XHCN là một quá trình phổ biến, có tính quy luật trên thế giới.
+ Việc xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều kiện cụ thể, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
III. VỀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MÀ NHÂN DÂN TA ĐANG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1. Về xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có 6 đặc trưng:
Do nhân dân làm chủ.
Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng thao lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta bổ sung và phát triển, nêu lên tám đặc trưng:
Một là, xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Hai là, do nhân dân làm chủ.
Ba là, Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Bốn là, Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm là, Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Sáu là, Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Bảy là, có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đại hội XI,tiếp tục bổ sung hoàn thiện thêm nội dung các đặc trưng của XHCN mà nhân dân ta xây dựng:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ( “dân chủ” lên trước “công bằng”)
Do nhân dân làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ( thay đổi về cách diễn đạt ).
Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Có quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
2. Phương hướng đi lên XHCN ở nước ta.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII nêu bảy phương hướng cơ bản:
Một là, xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân; củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ tri thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo toàn dân tộc.
Hai là, Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa nđất nước theo hướng hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm.
Ba là, phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí minh trở thành hệ tưởng chủ đạo đời sống tinh thần của xã hội.
Năm là, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì mục tiêu chung.
Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
Trên cơ sở bảy phương hướng xawy dựng XHCN nêu trong cương lĩnh 1991, Đại hội X đã sắp xếp lại, điều chỉnh, sắp xếp lại bổ sung thành tám quá trình phải thực hiện ở nước ta.
Một là, Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là, xây dựng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội.
Bốn là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Năm là, xây dựng Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Sáu là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Bảy là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia.
Tám là, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991, Đại hội Đảng thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ( bổ sung và phát triển năm 2011) như sau:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ba là, xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, an toàn xã hội.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh./.
Nghiên cứu về XHCN để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn về CNXH, CNXH là một trong hai giai đoạn phát triển cao của CSCN; giúp ta hiểu rõ hơn về nhận thức của Đảng ta về XHCN và con đường đi lên XHCN ở nước ta. Từ đó củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng Nhà nước ta. Tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm xuyên tạc về CNXH và đi ngược CNXH ở Việt Nam.
Câu hỏi thảo luận:
1. Hãy nêu rõ về đặc trưng cơ bản của CNXH?
2. Đại hội XI của Đảng đã đưa ra những phương hướng xây dựng đất nước lên CNXH ở nước ta như thế nào? Để góp phần xây dựng XHCN, theo đồng chí huyện Sốp Cộp và đơn vị, cơ quan đồng chí phải làm gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lò văn hưởng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)