Bài giang ôn thi TN

Chia sẻ bởi Đỗ Huyền Linh | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: bài giang ôn thi TN thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỘT SỐ AXIT THƯỜNG GẶP
II. MỘT SỐ BAZƠ THƯỜNG GẶP
III. CÁCH LẬP CÔNG THỨC MUỐI,
BẢNG TÍNH TAN CỦA MỘT SỐ MUỐI
Cần nhớ 6 nhóm chính :
NO3-, Cl-, SO42-, CO32-, PO43-, OH-.
* NO3- tan hết
* Cl- tan hết trừ AgCl,PbCl2 ko tan
* SO42- tan hết trừ BaSO4,PbSO4,CaSO4 ko tan.
* CO32- đều ko tan trừ muối của kim loại kiềm và amoni
* PO43- ko tan trừ muối của kim loại kiềm và amoni
* OH- hầu hết k tan trừ kim loại kiềm, amoni
và Ba(OH)2, Ca(OH)2 ít tan
IV. CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN

V. CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC TỔNG QUÁT VÀ CHÚ Ý

1, Bazo + axit Muối + Nước
2, Bazo + muối muối mới + bazo mới
3, Axit + muối muối mới + axit mới
* Chú ý: sp tạo thành phải có chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu
4, Oxit axit + bazo Muối + Nước
5, Oxit bazo + axit Muối + Nước
6, Kl + HCl ( hoặc H2SO4 loãng) muối + H2
Điều kiện: KL đứng trước H
7, Kl + HNO3 ( hoặc H2SO4 đặc) muối + sản phẩm khử + H2O
8, Kl + Muối kim loại mới + muối mới
Điều kiện: KL đứng trước đẩy KL đứng sau và kim loại phải ko tan trong nước
Câu 1: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. R2O3. B. RO2.
C. R2O. D. RO.
Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
A. R2O3. B. RO2.
C. R2O. D. RO.
Câu 3: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. FeSO4. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3 .
Câu 4: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 2. B. 1.
C. 3. D. 4.
* Chọn muối tác dụng NaOH tạo thành chất kết tủa
Câu 5: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
* Chọn kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa
Câu 6: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. B. Fe và Au.
C. Al và Ag. D. Fe và Ag.
* Chọn 2 kim loại đứng trước Cu trong dãy điện hóa
Câu 7: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2 B. Cu + AgNO3.
C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.
* Chọn D vì Ag đứng sau Cu nên ko đẩy được Cu ra khỏi dd muối
Câu 8: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. NaCl loãng. B. H2SO4 loãng.
C. HNO3 loãng. D. NaOH loãng
Câu 9: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4. B. AgNO3.
C. KNO3. D. HCl.
Câu 10: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag. B. Fe.
C. Cu. D. Zn.
* Chọn kim loại đứng trước Fe và Cu
Câu 11: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl. B. AlCl3.
C. AgNO3. D. CuSO4
Loại A vì Cu ko tác dụng HCl
Chọn C vì Cu và Zn đứng trước Ag
Câu 12: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là
A. CuSO4 và HCl.
B. CuSO4 và ZnCl2.
C. HCl và CaCl2.
D. MgCl2 và FeCl3.
* Loại B, C, D vì Fe đứng sau Ca, Zn, Mg nên ko tác dụng với muối của chúng
Câu 13: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
* Chọn các kl đứng trước Pb


Câu 14: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?
A. Pb(NO3)3. B. Cu(NO3)2 . C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2.
* Chọn muối chứa kim loại đứng sau Ni và Pb
Câu 15: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. B. H2SO4 loãng.
C. HNO3 loãng. D. KOH.
Câu 16: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Al. B. Na.
C. Mg. D. Fe.
Câu 17: Cho phản ứng:
aAl + bHNO3cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5. B. 4.
C. 7. D. 6.
Câu 18: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3
A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO
C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca
* Chọn kl đứng trước H và Ag
Câu 19: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl3.
B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3.
D. Cu + dung dịch FeCl2
Câu 20: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg B. Al
C. Zn D. Fe
* Chọn D vì Fe có hai hóa trị
Câu 21: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. K B. Na C. Ba D. Fe
*Chọn KL ko tan trong nước và đứng trước Cu
Câu 22: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag. B. Au.
C. Cu. D. Al.
* Chọn KL đứng trước H
Câu 24: Cu tác dụng được với dung dịch
A. H2SO4 đặc, nóng.
B. H2SO4 loãng.
C. FeSO4.
D. HCl.
Câu 25: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. KNO3. B. FeCl3.
C. BaCl2. D. K2SO4.
Câu 26 : Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. KCl. B. KOH.
C. NaNO3. D. CaCl2
* chọn D vì tạo thành CaCO3 kết tủa trắng
Câu 28: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl.
* Chọn C vì tạo thành kết tủa BaSO4 trắng
Câu 29: Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3.Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là
A. NaOH. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Al(OH)3.
* Chọn A vì Na là kim loại có tính khử mạnh nhất
Câu 30: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.
* Chọn D vì Al đứng trước Cu
Câu 31: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch
A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. CuSO4.
* Chọn A vì tạo thành Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Huyền Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)