Bài giảng NQ 11 của Đảng

Chia sẻ bởi Nguyễn Sỹ Chung | Ngày 02/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng NQ 11 của Đảng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


H?C T?P, QU�N TRI?T NGH? QUY?T
D?I H?I D?NG TO�N QU?C
L?N TH? 11, NHI?M K? 2011-2015




Bỏo cỏo viờn: Trỡnh Van Nhó
Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
1- Tầm quan trọng của Đại hội XI
Đại hội XI có ý nghĩa trọng đại, vì 6 nhiệm vụ của Đại hội:
- Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2011-2015);
- Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, xác định Chiến lược 10 năm 2011-2020;
- Tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991;
- Kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá X;
- Bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng;
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (nhiệm kỳ 2011- 2015).
- Đại hội diễn ra từ ngày 12-19/1/2011 với 1377 đại biểu đại diện cho 3,6 triệu Đảng viên trong cả nước tham dự;
- Đại hội đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong những năm sắp tới, trong đó có các Văn kiện lớn như:
+ Cương lĩnh XD đất nước ( bổ sung và phát triển năm 2011);
+ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm từ 2011-2020;
+ Báo cáo chính trị;
+ Điều lệ Đảng;
- ĐH XI của Đảng là Đại hội có nhiều VK nhất,
- Số Đại biểu nhiều nhất từ trước đến nay 1377
- Bầu BCH số dư nhiều nhất - 40%,
- Số UVBCH nhiều nhất 175,
Sáng ngày 18/01/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI gồm 175 đồng chí Ủy viên chính thức và 25 đồng chí Ủy viên dự khuyết. 9/15 Ủy viên Bộ Chính trị khóa X tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Trong số 175 Ủy viên chính thức có 72 đồng chí lần đầu tiên tham gia Ban Chấp hành Trung ương, 16 đồng chí từng là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Trong số ủy viên chính thức có 14 đồng chí là nữ; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương nhiều tuổi nhất là đồng chí Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi) - Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên chính thức ít tuổi nhất là đồng chí Võ Văn Thưởng (41 tuổi) - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. 100% các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đều có trình độ từ đại học trở lên.
- Bộ Chính trị gồm 14 Ủy viên, Ban Bí thư gồm 4 ủy viên, bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Đại hội bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Đồng chí Ngô Văn Dụ được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
* Tư tưởng chỉ đạo của cấp uỷ đối với việc triển khai học tập NQ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cần:
Nắm những vấn đề cơ bản và những điểm mới, một số nhận thức có thể rút ra trong qúa trình nghiên cứu, học tập, quán triện, tổ chức thực hiện NQ.
Chuyên đề 1

CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
- Chúng ta cần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu
+ Cương lĩnh của Đảng là gì; Tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của CL;
+ Tại sao cần bổ sung, phát triển.
+ Khi nghiên cứu, học tập CL( bổ sung, phát triển 2011) cần tập trung vào những nội dung nào?
I- Cương lĩnh của Đảng là gì? Tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của CL
- CL của Đảng là một văn kiện quan trọng nhất, là Tuyên ngôn chính trị của Đảng; CL của Đảng là VŨ KHÍ TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN cho Đảng và nhân dân ta trên con đường đi lên XHCN; CL trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng về các vấn đề chính trị- xã hội đương đại; thái độ của Đảng trong việc giải quyết vấn đề đó, định hướng con đường đi lên của đất nước trong giai đoạn tương đối dài.
Trong 80 năm qua, chúng ta đã có 5 Cương lĩnh chính trị:
1) Cương lĩnh vắn tắt, Sách lược vắn tắt trực tiếp do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tháng 2/1930;
2) Luận cương Cách mạng tư sản dân quyền được thông qua tại HN BCHTW, tháng 10/1930;
3) Chính cương Đảng Lao động VN, thông qua tại ĐH toàn quốc lần thứ 2 của Đảng tháng 2/ 1951;
4) CL XD ĐN trong thời kỳ quá độ lên CNXH - gọi tắt là CL1991- thông qua tại Đại hội VII.
5) CL XD đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH- bổ sung, phát triển năm 2011);
*Giá trị, tầm vóc, ý nghĩa của Cương lĩnh:
- Tầm vóc của Cương lĩnh được thể hiện ngay từ tên gọi của Cương lĩnh: Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hàng loạt các sự kiện diễn ra trước đó ở các nước trong phe XHCN như Đông Đức, Ba lan, Hung Ga ri, Tiệp Khắc, Latvia… từ những năm 1956- 1989 và cho đến 1990-1991 khi CNXH ở Liên Xô sụp đổ; trong tình thế kẻ thù nã "đại bác" để phủ định, tiêu diệt CNXH, phủ định và xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin, trong nội bộ của chúng ra có một bộ phận hoài nghi .
1.Armenia2.Azerbaidjan3.Belorussia4.Estonia 5. Gruzia
6.Kazakhstan7.Kirghizia8.Latvia9.Litva10.Moldavia11.Nga12. Tadjikistan13. Turkmenia14. Ukraina15. Uzbekistan


Trước tình hình đó, Cương lĩnh 1991 của Đảng ta chính là sự khẳng định con đường Việt Nam đã đi, đang đi và sẽ đi là đúng đắn và Cương lĩnh 1991 thực sự là một ngọn cờ chiến đấu. Sau khi có Cương lĩnh 1991, tình hình tư tưởng dần trở lại ổn định. Sự thống nhất trong Đảng niềm tin trong nhân dân được củng cố.
CL 1991 là một ngọn cờ tư tưởng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Giá trị và ý nghĩa của CL còn được thể hiện ở sự nhạy bén của Đảng ta ngay từ Đại hội VI, với việc khởi xướng tư tưởng đổi mới, tuy chỉ là bước đầu ( đổi màu), thì đến Cương lĩnh 1991 đã trình bày một cách khái quát tư tưởng đổi mới, gắn rất chặt với sự nghiệp đổi mới. Như vậy, Cương lĩnh 1991 là ngọn cờ tư tưởng của đổi mới.
Trên cơ sở các luận điểm đổi mới đó, Đảng ta tiếp tục bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X. Chính những tư tưởng đổi mới không ngừng được bổ sung, phát triển hoàn thiện từ các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X là nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu thắng lợi của 25 năm đổi mới đất nước. Những thắng lợi như Đại hội X đã đánh giá, là những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử.
- Sự ra đời Cương lĩnh năm 1991 cũng là sự khẳng định một cách dứt khoát tính đúng đắn trong việc lựa chọn mục tiêu lý tưởng, tính đúng đắn trong đường lối của cách mạng Việt Nam trong suốt 60 năm qua.
=> CL 1991 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Chúng ta cần đánh giá một cách công tâm, đầy sự trân trọng đối với Cương lĩnh 1991.
II- Tại sao phải bổ sung, phát triển?
- Từ thực tiễn của 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, 20 năm thực hiện CL 1991, tình hình trong nước, thế giới đã có những biến đổi sâu sắc:
+ Cách mạng KHCN, quá trình toàn cầu hoá tiếp tục diễn ra mạnh mẽ;
+ VN ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, ngày càng được nhiều nước công nhận là nền kinh tế thị trường;
+ Giao lưu văn hoá, xã hội diễn ra mạnh mẽ…
-Và trong 20 năm thực hiện CL1991, Đảng ta đã bổ sung và phát triển nhiều nhận thức mới, từng bước hình thành dựa trên những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về con đường đi lên CNXH ở VN, góp phần bổ sung, phát triển quan điểm CN Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, chính sách lớn của Đảng được nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Mặc dù còn không ít những điểm cả lý luận và thực tiễn chưa đủ rõ, chưa được làm sáng tỏ cần được tiếp tục nghiên cứu.
- Ở thời điểm kết thúc thập niên đầu của thế kỷ XXI, thực tiễn thế giới đang xuất hiện nhiều vấn đã diễn ra nhiều biến động, nhiều đổi thay lớn và mau lẹ cần được nhận thức rõ một cách đầy đủ chính xác hơn-điều mà năm 1991, thực tiễn lúc đó, nhận thức đó chưa cho phép Đảng ta thể hiện được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong quá độ lên CNXH tại năm 1991. Đây là một yêu cầu khách quan.
Như vậy, điều kiện đã thay đổi, cục diện đã thay đổi, tình thế thay đổi tất yếu phải bổ sung, phát triển về mặt nhận thức lý luận, về mặt tư tưởng chỉ đạo. Cho nên yêu cầu phải bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 là một yêu cầu khách quan.
Về điều kiện chủ quan
Chủ quan có điều kiện là qua 20 năm tổ chức thực hiện Cương lĩnh 1991, Đảng ta qua tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận đã từng bước làm rõ thêm một số vấn đề được trình bày trong Cương lĩnh 1991. Nhận thức về thời đại ngày nay sâu sắc hơn nhiều qua việc theo dõi sự biến động của tình hình và cục diện quốc tế. Nhận thức về CNXH đã từng bước vượt qua những nhận thức còn đơn giản, một chiều như trước đây. Con đường đi lên CNXH ở nước ta bằng thực tiễn kiểm nghiệm qua mấy chục năm đổi mới ngày càng rõ hơn.
Trước yêu cầu đó, đòi hỏi Đảng phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình và định hướng con đường đi lên của đất nước trong thời kỳ từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Đó là lý do, để Đảng ta thông qua Cương lĩnh XDĐN( bổ sung, phát triển năm 2011) trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+>Cương lĩnh 2011 có một giá trị lớn lao cả về lý luận và thực tiễn.
+> Cương lĩnh 2011 còn dựa trên cơ sở chắt lọc những kết quả nghiên cứu lý luận mới nhất ở nước ta và tiếp thu kết quả nghiên cứu lý luận của các đảng cộng sản, các đảng cầm quyền trên thế giới.
- Cương Lĩnh 2011 là bước phát triển mới về lý luận và thực tiễn ;
- Cương lĩnh 2011 là một văn bản tổng kết khái quát nhất chặng đường lịch sử 80 năm của Đảng và đưa ra những ý tưởng, những dự định con đường phát triển đất nước trong tương lai. Đây là một bản tuyên ngôn chính trị của Đảng ta
Vì vậy có thể nói đây là một văn bản gốc của các văn bản của Đảng. Là văn bản định hướng cho việc hình thành các văn bản quan trọng của Đảng
III- Giới thiệu những nét cơ bản, những điểm mới và nhận thức chung về CL 2011
- CL 2011, là kế thừa những quan điểm, tư tưởng cơ bản của CL 1991:
Về kết cấu tổng thể: có 4 phần
+Quá trình CM VN và những bài học kinh nghiệm;
+Thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta;
+Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, VH-XH, QP, AN, đối ngoại;
+Về hệ thống chính trị và sự lãnh đạo của Đảng
Hai là, những nội dung trong CL tiếp tục khẳng định.
-Kế thừa các quan điểm, tư tưởng của CL 1991, CL 2011 có những điểm mới so với CL 1991:
Thứ nhất: Những quan điểm, tư tưởng được kế thừa được trình bày chặt chẽ, khoa học, gọn, phù hợp với nhận thức hiện nay
Thứ hai, bổ sung thành tựu của cách mạng sau 20 năm kể từ khi CL 1991 ra đời (3 thành tựu sự thay đổi có tính cách mạng- sự thay đổi vận mệnh đất nước, dân tộc; sự thay đổi thân phận con người; sự thay đổi vị thế, cục diện đất nước)

Thứ ba, bổ sung, cụ thể hoá một số nội dung trong một số bài học- bổ sung và làm sâu sắc hơn bài học gắn bó với nhân dân; khẳng định quan điểm lấy dân làm gốc, dân làm chủ là quan trọng;
Thứ tư, bổ sung đánh giá về đặc điểm của giai đoạn hiện nay của thời đại là cùng tồn tại hoà bình của các chế độ khác nhau…..; Các nước XHCN còn lại tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản, công nhân phục hồi nhưng còn khó khăn; châu Á- TBD là khu vực phát triển năng động;
Thứ năm, bổ sung về những đặc trưng của XHCN mà nhân dân ta XD với 2 đặc trưng bao trùm:
+ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ có Nhà nước pháp quyền XHXH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
Như vậy, đến CL 2011, đặc trưng mô hình CNXH đã được XD thành 8 đặc trưng cơ bản, 8 đặc trưng ấy hình thành một chỉnh thể bổ sung lẫn nhau, hoà quyện với nhau để trở thành bản chất của CNXH.
8 đặc trưng đó là (CL 1991 chỉ có 6 đặc trưng)
1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
2. Do nhân dân làm chủ.
3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp
4. Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
6. Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và cùng giúp đỡ nhau cùng phát triển.
7. Có Nhà nước pháp quyền xHCN của nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Bổ sung, phát triển một số nội dung trong phương hướng cơ bản.
Về Phương hướng: (-)Trong CL 1991, đã xác định 7 phương hướng cơ bản.
CL 2011 gồm 8 phương hướng:
1. Phát triển KT TT định hướng XHCN;
2. Đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước;
3. XD nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần xã hội;
4. XD nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc;
5. XD Nhà nước pháp quyền XHCN của ND, do ND, vì ND;
6. XD Đảng TSVM;
7. Đảm bảo vững chắc QP và An ninh quốc gia;
8. Chủ động và tích cực hội nhập KT quốc tế.
Muốn thực hiện tốt 8 PH thì cần giải quyết tốt 8 mối quan hệ:

- Đổi mới, ổn định và phát triển;
- Đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị;
- KTTT và định hướng XHCN;
- Giữa phát triển LLSX và xây dựng từng bước qh SXXHCN;
- Giữa tăng trưởng kinh tế và pt văn hoá, thực hiện từng bước công bằng XH;
- Giữa XD và bảo vệ TQ;
- Giữa dộc lập, tự chủ với hội nhập quốc tế;
- Giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ
- Điều chỉnh, bổ sung nhiều điểm trong định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế- xã hội;
- Phát triển cách diễn đạt về bản chất của Đảng cho phù hợp hơn với nhiệm vụ đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay…
Tóm lại: CL 2011, là CL thể hiện tính kiên định và sáng tạo của Đảng. Kiên định mục tiêu lý tưởng, kiên định nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là các vấn đề mà các thế lực thù địch điên cuồng tấn công chúng ta. Kiên định ấy không phải là bảo thủ, không phải là giáo điều, phiêu lưu, không phải là ảo tưởng như các thế lực thù địch đang xuyên tạc, bôi nhọ…
CL 2011, thể hiện tinh thần kế thừa và phát triển. Chúng ta trân trọng kế thừa những giá trị , những nội dung còn nguyên giá trị của CL 1991, nhưng đồng thời cũng bổ sung, phát triển thêm những nhận thức mới, những cách tiếp cận mới. Đây là nguyên tắc đổi mới. Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn. Cái gì đang còn nguyên giá trị thì kiên định, cái gì phù hợp cả trong lý luận và thực tiễn đã được khẳng định, tiếp tục khẳng định thêm.
CHUYÊN ĐỀ 2
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI 2011- 2020
1- Về chủ đề của Chiến lược 10 năm 2011-2020
Chủ đề: “Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp, theo định hướng xã hội chủ nghĩa“
“ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
2- Về kết cấu của Chiến lược: 6 vấn đề lớn
-Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế;
- Quan điểm phát triển;
- Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá;
- Định hướng phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế;
- Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện thắng lợi Chiến lược;
- Tổ chức thực hiện chiến lược.
3. Nội dung cơ bản CL PTKT-XH 2010-2020
3.1. Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế khi bước vào thời kỳ chiến lược 2011-2020
a). Về những thành tựu
1, Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển;
2,Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã được hình thành và từng bước được hoàn thiện;
3, Văn hóa, xã hội đã đạt nhiều thành tựu quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, có một số mặt đạt trình độ của các nước phát triển trung bình;
4, Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và đạt được nhiều kết quả;
5, Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực;
6, Môi trường sống được quan tâm hơn và từng bước được cải thiện;
7, Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên; cải cách .hành chính được đẩy mạnh; phòng chống tham nhũng có kết quả bước đầu;
8, Quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước.
b. Về các hạn chế yếu kém: 8 điểm
1, Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn. thấp các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc;
2, Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu đông bộ, đang cản trở sự phát ,triển;
3, Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển, sức sản xuất chưa được giải phóng mạnh mẽ;
4, Văn hóa, xã hội nhiều mặt còn bất cập, một số vấn đề bức xúc chậm được giải quyết;
5, Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu;
6, Bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém, là thách thức lớn trong quá trình phát triển;
7, Quản lý, điều hành của Nhà nước còn nhiều bất cập;
8, Quốc phòng, an ninh và đối ngoại còn một số mặt hạn chế.
c. Về những bài học chủ yếu
Thực tiễn 10 năm qua khẳng định con đường phát triển của đất nước ta là đúng đắn và rút ra 4 bài học chủ yếu:
(l) Phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết họp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước;
(2) Về đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng;
(3) Về bảo đảm độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước;
(4) Về bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
d. Về bối cảnh quốc tế:
e. Bối cảnh trong nước:
3.2. Về quan điểm phát triển (4 quan điểm)
(1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược;
(2) Phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, tạo động lực cho sự phát triển-
(3) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lúc lượng sản xuất, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất-
(4) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế, phát huy mạnh mẽ nội lực và sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa ngoại lực và sức mạnh thời đại
3.3 Về các mục tiêu chiến lược
-Mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế liếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau“
-Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đạt GDP bq 7-8%/năm; GDP năm 2020 bằng 2,2 lần năm 2010; Thu nhập bq/ng theo giá thực tế khoảng 3000USD( 1180 USD/ng/n); đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; XD cơ cấu kinh tếCN,NN,DV hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng CN và DV chiếm 85%; giá trị SP công nghệ cao và SP ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP; nông nghiệp phất triển theo hướng hiện đại; giảm tiêu hao năng lượng 2,5-3%/GDP/năm; tỉ lệ đô thị hoá 45%; 50% số xã đạt TC nông thôn mới; chỉ số phát triển con người(HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng DS ổn định 1%; tuổi thọ bình quân 75 tuổi; 9 bác sỹ và 26 giường bệnh/ 1 vạn dân; lao động qua đào tạo trên 70%;...tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 1,5-2%/năm; thu nhập thực tế của dân cư gấp 3,5 lần so với năm 2010..
3.4. Ba đột phá Chiến lược
(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết hợp chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ
(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị lớn.
3.5. Về định hướng phát triển KT-XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
3.6. Về nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện thắng lợi chiến lược
3.7.Về tổ chức thực hiện chiến lược
CHUYÊN ĐỀ 3
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XI
Về chủ đề Đại hội XI
“ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
Chủ đề trên gồm 4 thành tố, vừa kế thừa, vừa phát triển chủ đề của Đại hội X, vừa thể hiện tập trung, cô đọng nhất mục tiêu, nhiệm vụ, động lực của cách mạng nước ta trong những năm tới.

III- Kiểm điểm 5 năm thực hiện NQ ĐH X:
Thành tựu: (5)
(1) Nước ta cơ bản đã vượt qua khó khăn thách thức do tác động của khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng ( năm 2010 đạt 6,78%; 5 năm đạt 7%/KH 7,5-8%, VN đạt mức cao so với trong vùng; các nước ASEAN bq 4,6%). Quy mô nền KT tăng, đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá bq 10 năm đạt 7,26%-( Trung Quốc 32 năm > 10%,); các ngành đều có bước phát triển; quy mô nền kinh tế tăng lên (l01,6 tỉ USD)/ năm 2000 là 31,2 tỷ USD, năm 2005 là 53 tỷ USD; thu nhập bq/ng năm 2005 là 638 USD, năm 2010 đạt 1168 USD/ KH 1050-1100 USD/ng…
2. GD và ĐT, KH-CN, VH và các lĩnh vực XH có nhiều tiến bộ, bảo vệ TNMT được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; 19/29 chỉ tiêu đề ra đạt và vượt: ngân sách chi cho GD 20% tổng cho NS; cơ bản các tỉnh, thành phố đạt chuẩn PCTHCS; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%- huyện ta 38%; hộ nghèo giảm từ 20,2% năm 2005 xuống còn 9,5% năm 2010; Thanh Chương 15% tiêu chí cũ, tiêu chí mới 24,91%; chỉ số HDI xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm TB cao. VN hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ…
Nguyễn Huy Hoàng- THPT PBC
3. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường
4. Dân chủ XHCN có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được củng cố;
5. Việc XD NN pháp quyền XHCN được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên (Bộ máy Chính phủ giảm từ 48 xuống còn 28 bộ; 2000-2005 ban hành 58 luật, 43 pháp lệnh; 2006-2010 ban hành 77 luật….,
(4) VH-XH còn nhiều mặt bất cập, một số vấn dề bức xúc chậm được giải quyết;
(5) Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, GD-ĐT, KHCN chưa thực sự là quốc sách hàng đầu;
(6) Công tác bảo vệ tài nguyên MT còn yếu kém, là thách thức trong phát triển;
(7) Tổ chức và quản lý, điều hành của Nhà nước một số lĩnh vực còn yếu
(8) Quốc phòng, an ninh và đối ngoại còn hạn chế;
3- Các bài học kinh nghiệm
(1) Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
(2) Phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững;
(3)Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
(4)Đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
4. Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 - 2015)
Mục tiêu tổng quát : Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Các chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 là 7,0- 7,5%/ năm. GDP bình quân đầu người đạt2.000USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp 17- 18%, công nghiệp và xây dựng 41- 42%, dịch vụ 41- 42%; Tỷ lệ đào tạo qua lao động 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng xuất nhập khẩu; Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước 23-24%; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tố độ tăng DS đến 2015 khoảng 1%. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42-43%
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.
- Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội.
- Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Trong nhiệm kỳ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra

Trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Sỹ Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)