BÀI GIẢNG NGỮ VĂN2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Huyền | Ngày 21/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: BÀI GIẢNG NGỮ VĂN2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG THỊ XUÂN


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN


Hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THUỶ NGUYÊN


THÁI NGUYÊN - 2009
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Vi Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc và một tình cảm nồng thắm nơi trái tim người đọc.
1.2. Vi Hồng sáng tạo trên nhiều thể loại nhưng tiểu thuyết là nơi ông tập trung nhiều tâm huyết và tinh lực nhất. Yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tiểu thuyết Vi Hồng chính là thế giới nghệ thuật đặc sắc. Vì vậy, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết là một việc làm cần thiết khi nghiên cứu sáng tác của Vi Hồng.
1.3. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng là giúp người đọc hiểu hơn về con người, cuộc đời, đặc biệt là tài năng của nhà giáo – nhà văn Vi Hồng. Qua đó góp phần khẳng định vị trí của ông trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
2. Lịch sử vấn đề
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: đã có một số công trình nghiên cứu chung về sáng tác của Vi Hồng trong thành tựu chung của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại; có công trình nghiên cứu tổng quan về toàn bộ sự nghiệp sáng tác hoặc đi vào nghiên cứu những tác phẩm cụ thể của Vi Hồng. Một số công trình lại đi sâu nghiên cứu một số phương diện trong tiểu thuyết của Vi Hồng như: bản sắc dân tộc, bản sắc dân gian, đặc điểm ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật, thế giới nhân vật, chất thơ...
PHẦN MỞ ĐẦU
Ở những công trình này, các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá về nhiều mặt, cả thành công và hạn chế trong sáng tác của Vi Hồng. Tuy nhiên chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách hệ thống về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Thực tế đó đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài:Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
3. Giới thuyết về khái niệm “thế giới nghệ thuật”.
Nhà văn Seđrin đã nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”.
PHẦN MỞ ĐẦU
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “thế giới nghệ thuật là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Thế giới này là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật” (251).
Mỗi tác phẩm lớn, tác giả lớn đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình thể hiện tính độc đáo trong tư duy và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Cách hiểu trên đây về thế giới nghệ thuật là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
PHẦN MỞ ĐẦU
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Vi Hồng mà chỉ tập trung vào một số phương diện cơ bản, đó là: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật; thời gian nghệ thuật; không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
5. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ hơn những nét riêng trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Vi Hồng. Từ đó, có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp của Vi Hồng trong nền Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
PHẦN MỞ ĐẦU
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, hệ thống,
- Phương pháp khái quát tổng hợp,
- Phương pháp đối chiếu, so sánh,
- Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học,
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
7. Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 3 phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật
Cảm hứng nghệ thuật là một phương diện đặc thù của tác phẩm văn học. Nó thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố nội dung cũng như hình thức của tác phẩm như: cốt truyện, kết cấu, xung đột, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ. Trong đó, nhân vật là nơi biểu hiện rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng nghệ thuật của nhà văn.
Khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Vi Hồng chúng tôi nhận thấy có một số cảm hứng cơ bản gắn với một số kiểu loại nhân vật phù hợp. Đó là cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ, cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh, cảm hứng châm biếm, phê phán những con người vô học tối tăm và những kẻ xảo trá, tàn bạo.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2. Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng thường được phân chia thành hai nhóm rõ rệt: chính diện và phản diện, cao đẹp và tầm thường, nhân từ và gian ác. Sáng tạo hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện trong tiểu thuyết của mình, nhà văn Vi Hồng muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp đậm chất nhân văn: “Hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con người đẹp đẽ, cao cả,đồng thời đem hết sức mình ra trừ diệt cái ác, kẻ ác. Trừ khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh hót), khinh bỉ lũ yếu hèn” [61]. Quan niệm trên đã chi phối toàn bộ sáng tác của Vi Hồng cũng như việc xây dựng nhân vật của ông.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ.
1.2.1.1. Ca ngợi những con người có vẻ đẹp lí tưởng về hình thể.
Đọc tác phẩm của Vi Hồng, người đọc thường có ấn tượng khá đậm về những con người có vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo mang đặc trưng của con người miền núi.
Đó là những chàng trai khoẻ mạnh với những bắp thịt nở nang, đường gân cuồn cuộn, giỏi nghề săn bắt, đối mặt với hổ, gấu, chó sói mà không hề khiếp sợ. Cùng với vẻ đẹp về hình thể là một sức khoẻ dẻo dai, họ góp phần làm cho bản mường giầu đẹp hơn. Họ chính là kết tinh sức mạnh của núi rừng Việt Bắc.
Người phụ nữ trong sáng tác của Vi Hồng thường được so sánh với các nàng tiên trong cổ tích. Họ là những bông hoa rừng ngào ngạt hương sắc, mang vẻ đẹp riêng có của người phụ nữ Việt Bắc.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2.1.2. Ca ngợi những con người bình thường có tấm lòng nhân hậu, vị tha.
Nhân vật trung tâm trong sáng tác của Vi Hồng là những người lao động miền núi. Họ là những người bình thường nhưng đầy tình nghĩa, giầu lòng yêu thương con người. Bằng nghị lực và lòng nhân hậu, họ cố gắng vươn lên tự khẳng định mình trong những hoàn cảnh nghiệt ngã đầy thử thách và qua những tình huống đời sống ấy nhân vật bộc lộ hết tính cách và những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là cô Lả Trong tiểu thuyết Lòng dạ đàn bà, Thu Khoan và Kim Công trong Dòng sông nước mắt, La hay chính là The trong Vãi Đàng... Họ chính là những bông hoa đẹp về lòng nhân ái mà tác giả đã dụng công xây dựng.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2.1.3. Ca ngợi những người trí thức có trí tuệ toả sáng, có ý chí nghị lực, giầu lòng yêu thương con người.
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, ta không thể quên người thày giáo giỏi, người kỹ sư nông nghiệp tài năng và đầy nhiệt huyết – Hà Thế Quản (Gã ngược đời), bác sĩ Tú bác sĩ Huy, bác sĩ Hồi, y tá Ly (Người trong ống), On (Vào hang)... Họ được nhà văn Vi Hồng xây dựng như những nhân vật điển hình cho những người trí thức có phẩm chất tốt đẹp: tài năng, tâm huyết với nghề nghiệp, giầu lòng nhân ái. Song ta cảm phục họ hơn bởi những con người này có một nghị lực phi thường, không chịu lùi bước trước tất cả những nghịch lí trớ trêu của cuộc đời. Họ luôn khẳng định giá trị đạo đức của những người trí thức.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2.2. Cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh.
1.2.2.1. Cảm thương cho những con người bị những hủ tục phong kiến xưa vùi dập, đoạ đầy.
Với sự trải nghiệm của chính cuộc đời mình, lại tận mắt chứng kiến những hủ tục lạc hậu đã vùi dập bao số phận người miền núi, Vi Hồng đã viết ra những trang văn đẫm nước mắt. Những “trai hoa, gái nụ” bị gán cho cái tội “có ma gà”, những số phận phải chịu oan khổ do tục ép duyên, tục mê tín dị đoan cứ hiện lên quằn quại, đau đớn và bế tắc.
Cùng với sự đồng cảm, xót xa là khát vọng phá tan những hủ tục lạc hậu, đem ánh sáng văn minh đến cho con người miền núi, để họ không phải sống trong cay đắng, tủi nhục vì những hủ tục lạc hậu. Đây chính là khát khao mang đậm tính nhân văn của nhà văn – nhà giáo Vi Hồng.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2.2.2. Cảm thương cho những con người bất hạnh trước tội ác dã man của bọn thống trị miền núi.
Nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đa số là những người dân nghèo khổ. Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà họ còn bị đầy đoạ về tinh thần bởi bọn thống trị miền núi tàn bạo. Dưới ách áp bức của bọn thống trị miền núi, những người dân hiền lành vô tội bị bắt để phục vụ cho mục đích của chúng.
Già Đội trong Thung lũng đá rơi chính là bằng chứng cho tội ác của bọn quan lại miền núi và bọn quan Tây. Không chỉ có già Đội, cuộc đời của Va Đáo và Thế Du trong tiểu thuyết Phụ tình, của Rằng Xao, Thieo Si trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả cũng vô cùng bất hạnh bởi tội ác dã man của bọn thống trị miền núi.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2.3. Cảm hứng châm biếm, mỉa mai những con người vô học tối tăm và lên án, phê phán những con người xảo trá, tàn bạo.
Yêu thương và căm giận là cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Vi Hồng. Vì vậy khi đọc những trang tiểu thuyết của nhà văn, bên cạnh những nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, có lòng yêu thương con người sâu sắc ta cũng thường gặp những con người xấu xa đáng mỉa mai, lên án.
1.2.3.1. Cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm.
Nhân vật Thìm, Mụ Tẹo trong Tháng năm biết nói; Ngô Khang Sa, Mã Thả An trong Lòng dạ đàn bà; Pác Tàm, La Đăm Đông trong Đoạ đầy… là những con người tối tăm vô học và vô cùng tàn bạo. Vì không hiểu biết nên họ chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt. Vì để thoả mãn cho riêng mình, họ sẵn sàng làm tất cả, kể cả những việc làm vô nhân tính, đầy đoạ con người.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
Viết về những kẻ vô học tối tăm, ngu dốt, sống theo bản năng tự nhiên, ngòi bút Vi Hồng không chỉ thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm mà sau mỗi con chữ, người đọc dường như nhận ra niềm xót xa của nhà văn cho những con người chưa hoàn hảo bản chất làm người. Sự vô học, tối tăm, ngu dốt của họ là nguyên nhân gây ra biết bao nỗi bất hạnh cho những con người hiền lành, lương thiện. Chính vì vậy muốn cho bản mường tươi đẹp phải đưa ánh sáng của văn hoá, văn minh đến cho từng con người miền núi. Phải chăng Vi Hồng muốn nói với chúng ta như thế.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1.2.3.2. Cảm hứng phê phán, châm biếm, lên án những kẻ có chức, có quyền, bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính.
Nếu đối với nhân vật vô học tối tăm, nhà văn tỏ thái độ mỉa mai thì với những con người có học, có chức, có quyền nhưng bất tài tráo trở, Vi Hồng tỏ thái độ phê phán, thậm chí lên án không khoan nhượng.
Đoác trong Vào hang là một con người có “dòng máu đen” với “những ý nghĩ mang nọc độc”, nhân vật Ba trong tiểu thuyết Người trong ống cũng là một nhân vật điển hình cho những con người có chức, có quyền nhưng bất tài, tráo trở, thủ đoạn, mưu mô, xảo quyệt. Đối với Hỷ (Gã ngược đời) tiền tài, danh vọng là cái gốc của cuộc sống, Có được tiền tài và địa vị là có tất cả, kể cả tình yêu và sắc đẹp. Bởi thế hắn đã làm tất cả để đạt được khát vọng này. Bên cạnh nhân vật Hỷ là hiệu trưởng Đương. Đương hiện lên với một dã tâm độc ác đến không còn tính người. Kết cục bi thảm của họ chính là sự trừng trị đích đáng của cái thiện đối với cái ác.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
Đặt những kẻ xấu xa bên cạnh những nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, nhà văn đem đến cho người đọc một niềm tin bất diệt: cái thiện sẽ chiến thắng, cái ác sẽ bị trừng trị, đồng thời thể hiện một khát vọng cao đẹp đầy tính nhân văn của nhà văn đó là tiến tới một xã hội công bằng, tốt đẹp, văn minh. ở đó, có những con người tài giỏi thực sự và có lòng nhân hậu, vị tha. Những con người ấy như những ánh sáng kì diệu thắp sáng lên trong tâm hồn mỗi người những tình cảm cao đẹp, đồng thời thôi thúc chúng ta lên án, đấu tranh loại bỏ cái xấu để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT GẮN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Dựa trên khái niệm về không gian nghệ thuật và sự phân loại không gian nghệ thuật của Giáo sư Trần Đình Sử (Dẫn luận thi pháp học) và tác giả Nguyễn Thái Hoà (Những vấn đề thi pháp của truyện), căn cứ vào thực tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng theo những tiểu loại sau: Không gian bối cảnh (bao gồm bối cảnh thiên nhiên và bối cảnh xã hội), không gian sự kiện và không gian tâm lí.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
2.2.1. Không gian bối cảnh
2.2.1.1. Bối cảnh thiên nhiên
Có thể chia bức tranh thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng ra thành 2 loại khác nhau: bối cảnh thiên nhiên hoang sơ dữ dội và bối cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng mang vẻ đẹp diệu kì làm say đắm lòng người.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

a. Bối cảnh thiên nhiên hoang sơ dữ dội.
Thiên nhiên trong cảm quan của Vi Hồng thường mang dấu ấn của hiện thực khách quan. Nhà văn không né tránh hiện thực cho dù đó là hiện thực khắc nghiệt. Việc tác giả dựng lên không gian hoang sơ, dữ dội chứa đầy nguy hiểm một phần làm cho tác phẩm trở nên chân thực hơn, khiến người đọc được trở về với không gian miền núi thực sự như cái vốn có của nó, một phần làm toát lên nghị lực phi thường của những con người nơi đây. Họ dám đương đầu với tất cả, chiến đấu và chiến thắng thiên nhiên, xây dựng bản làng giầu đẹp như niềm mơ ước mà họ hằng ấp ủ.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
b. Bối cảnh thiên nhiên lãng mạn, thơ mộng
Tiểu thuyết của Vi Hồng đã phơi lộ được tất cả vẻ đẹp thơ mộng rất riêng của thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ mang đầy chất thơ và giao hoà với tâm hồn con người.
Thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ ở núi cao chất ngất, vực sâu hun hút, cánh rừng thăm thẳm mênh mông, thác nước ầm ào và núi non trùng điệp. Những vẻ đẹp ấy không ai có thể tạo ra được. Đó chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người miền núi và khơi nguồn cảm hứng cho Vi Hồng. Ông miêu tả thiên nhiên ở nhiều góc độ khác nhau. Dù ở góc độ nào thì những trang viết của Vi Hồng cũng khiến người đọc say mê chiêm ngưỡng. Những bức tranh thiên nhiên mầu sắc tươi sáng như những nốt nhạc điểm xuyết cho cuộc sống của người dân Việt Bắc. Nó trở thành nguồn động lực giúp họ vượt lên những thử thách khắc nghiệt của núi rừng, vươn lên xây dựng bản làng giàu đẹp.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
2.2.1.2. Bối cảnh xã hội
Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, không gian xã hội miền núi hiện lên với cả hai gam mầu tối và sáng, vừa ngột ngạt, tù túng, u uất, vừa tươi tắn sắc mầu, rộn rã âm thanh và ngập tràn hạnh phúc.
a. Không gian xã hội ngột ngạt, tăm tối.
Dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến, chúa đất miền núi và của thực dân Pháp đời sống người dân nghèo vô cùng khốn khổ. Chúng cướp bóc một cách trắng trợn, giết hại người dân lành, đẩy họ đến chỗ cùng đường, không lối thoát. Bản làng đã tối tăm bởi những hủ tục lạc hậu: ma gà, ép duyên, mê tín dị đoan... nay lại càng thêm tăm tối, ngột ngạt bởi những người có chức có quyền hẹp hòi, ích kỉ, độc ác, tàn nhẫn và những trí thức tha hoá, biến chất, chúng gây ra biết bao đau khổ cho người dân lương thiện.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
b. Không gian xã hội tươi sáng:
* Không gian của những phong tục tập quán độc đáo, hấp dẫn
Vi Hồng rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những phong tục quen thuộc nhưng cũng rất độc đáo của quê hương mình. Từ những cảnh sinh hoạt mang tính đặc thù ấy, Vi Hồng vừa phản ánh một cách chân thực đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc mình vừa thể hiện được đời sống xã hội rộng lớn.
Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Tày có rất nhiều phong tục tập quán đẹp có sức hấp dẫn kì lạ. Đó là hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) của Mường Khoang Đông, đêm liên hoan mừng cơm mới của bản làng Đin Phiêng, lễ mừng thọ bốn chín tuổi của mường Nặm Thoong và Nặm Cáp, lễ thả én ương số phận của mường Nà Lạn, lễ thề nguyền dưới trăng, tục cúng giỗ, tục nằm mả... Tất cả dều được miêu tả một cách tỉ mỉ cặn kẽ và sống động.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
* Không gian của cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa
Khi còn sống, Vi Hồng luôn luôn trăn trở làm sao cho ánh sáng văn hoá đến được với những bản làng xa xôi hẻo lánh, giúp họ phá tan những hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Không gian của cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa dược Vi Hồng phản ánh khá rõ nét trong tác phẩm của mình. Nó như những tín hiệu mơ ước về một cuộc đổi đời của những người dân miền núi đi theo cách mạng, điểm xuyết cho cuộc sống vốn còn gian lao vất vả, đau thương của các dân tộc Việt Bắc trong những ngày còn dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Cùng với bức tranh xã hội ngột ngạt tăm tối, những bức tranh xã hội tươi sáng góp phần quan trọng làm nên giá trị cho tiểu thuyết của Vi Hồng.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
* Không gian bối cảnh gia đình:
Không gian gia đình trong tiểu thuyết của Vi Hồng được miêu tả theo hai hướng: không gian ngột ngạt tù túng và không gian gia đình yêu thương, hạnh phúc.
+ Không gian gia đình ngột ngạt, tù túng:
Ở loại không gian này người đọc thường bắt gặp những nhân vật mà cuộc đời bị thu lại trong những không gian nhỏ hẹp tăm tối. ở đó, bóng dáng gia đình và ngôi nhà ấm áp dường như không có. Kiểu không gian này tô đậm thêm cái dư vị mòn mỏi, bế tắc của những số phận con người miền núi trong cuộc đời còn nhiều dâu bể.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
+ Không gian gia đình hạnh phúc, ấm áp tràn đầy tình yêu thương:
Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, bên cạnh kiểu không gian gia đình ngột ngạt, tẻ nhạt còn xuất hiện những không gian gia đình hạnh phúc.
Có thể thấy không gian gia đình hạnh phúc trong tiểu thuyết của Vi Hồng chỉ có được do những cố gắng của con người khi họ vượt qua được những thử thách ghê gớm. Miêu tả kiểu không gian này, Vi Hồng dường như muốn thử thách bản lĩnh, tình yêu và lòng bao dung của con người miền núi, đồng thời cũng thể hiện khát vọng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác trong cuộc đời.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
29
2.2.2. Không gian sự kiện.
Trong tác phẩm của mình, Vi Hồng thường đặt nhân vật trong một chuỗi sự kiện liên tục nhằm tạo tình huống thử thách, buộc nhân vật bộc lộ bản chất của mình.
Đối với nhân vật chính diện, nhà văn đặt nhân vật vào những tình huống phải chịu nhiều đau khổ, oan khuất, trắc trở để thử thách tình yêu, lòng chung thuỷ, đức hi sinh và ý chí vươn lên, vượt qua những khó khăn, gian khổ hướng tới hạnh phúc và tương lai. ...
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
Nếu như những thử thách, những tình huống éo le, được Vi Hồng xây dựng để cho những nhân vật chính diện bộc lộ bản chất tốt đẹp của mình, thì đó cũng chính là nơi mà nhân vật phản diện trong tác phẩm của ông phơi bày bản chất dâm ô, tàn bạo, xảo quyệt và vô cùng nham hiểm của chúng.
Không gian sự kiện, với những mốc sự kiện và cũng là những mốc thời gian được kể đã thực sự làm nên mạch lạc của truyện, môi trường sống của nhân vật và cũng góp phần quan trọng giúp nhà văn đi sâu khám phá bản chất và tính cách của từng nhân vật.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
2.2.3. Không gian tâm lí.
Giữa không gian bối cảnh và không gian tâm lí thường có quan hệ hai chiều. Hoặc là không gian bối cảnh tác động vào tâm lí hoặc là không gian tâm lí chi phối cái nhìn bối cảnh. Mối quan hệ ấy có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp nhưng càng chặt chẽ thì càng hấp dẫn thú vị, vì đây thường là chỗ giao thoa giữa khung cảnh và nhân vật, giữa truyện và người kể chuyện.
Không gian tâm lí trong tiểu thuyết của Vi Hồng ít được sử dụng. Mặc dù vậy, mỗi lần sử dụng Vi Hồng đều tạo được hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. Xuất hiện ở bên trong nhân vật, không gian tâm lí làm cho đời sống nội tâm của nhân vật phong phú, sinh động hơn.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một phương tiện quan trọng để thể hiện phương thức tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật của nhà văn. Thời gian nghệ thuật là thời gian luôn vận động và biến đổi. Nó mang đặc thù riêng của tác phẩm nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật vô cùng đa dạng, mỗi nhà nghiên cứu lại có cách lí giải và phân loại riêng. Căn cứ trên thực tế tiểu thuyết của Vi Hồng chúng tôi nghiên cứu thời gian nghệ thuật ở hai bình diện: thời gian sự kiện và thời gian tâm lí.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
3.2.1. Thời gian sự kiện
Tìm hiểu thời gian sự kiện trong tiểu thuyết của Vi Hồng chúng tôi thấy tác giả tập trung vào hai loại sự kiện, đó là: thời gian sự kiện lịch sử và thời gian sự kiện đời tư.
3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử:
Thời gian sự kiện lịch sử trong tác phẩm của Vi Hồng là những mốc sự kiện quan trọng của đất nước: trước Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, sau giải phóng miền Bắc, đất nước được hoàn toàn giải phóng năm 1975… Qua đó, Vi Hồng đã đem đến cho người đọc sự hình dung cụ thể về cuộc sống của người dân miền núi qua các chặng đường lịch sử của đất nước.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư
Thời gian sự kiện đời tư là thời gian được tác giả biểu hiện thông qua việc tổ chức diễn biến các sự kiện trong cuộc đời nhân vật và được sắp xếp theo một trình tự thời gian tuyến tính. Đối với những tiểu thuyết mang tính tự truyện, tác giả thường kể theo thời gian một chiều, tạo cái nhìn toàn diện cho cuộc đời nhân vật. Nhưng cũng có lúc tác giả tổ chức theo kiểu thời gian gấp khúc, có sự giãn cách về thời gian.
Trong các tiểu thuyết Tháng năm biết nói, Lòng dạ đàn bà… thời gian sự kiện đời tư của nhân vật Hoàng, Thu Khoan xuôi chảy theo dòng thời gian tuyến tính cứ điểm từng nhịp, nặng nề và mênh mang dằng dặc như dòng sông nước mắt. Miêu tả sự kiện đời tư nhân vật như thế, nhà văn giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về cuộc đời đau khổ của nhân vật.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
Ở một số tiểu thuyết khác như Người trong ống, Thung lũng đá rơi, Vãi Đàng... Vi Hồng lại cấu trúc tác phẩm theo kiểu thời gian giãn cách, đảo ngược.
Nhân vật của Vi Hồng được xây dựng theo mô típ của văn học dân gian. Những người lương thiện, nhân hậu vị tha thì sẽ tìm lại được hạnh phúc của mình như một sự đền bù xứng đáng. Còn những nhân vật phản diện thì “ác giả, ác báo”. Tất cả đều có một kết cục hết sức bi thảm.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
3.2.2. Thời gian tâm lí.
Thời gian tâm lí trong tiểu thuyết của Vi Hồng được thể hiện qua các bình diện sau: thời gian hiện tại, thời gian quá khứ, thời gian tương lai.
3.2.2.1. Thời gian hiện tại
Thời gian hiện tại là thời gian “đang diễn ra” của các sự kiện hoặc những suy nghĩ, hành động đang xảy ra của nhân vật.
Thời gian hiện tại là thời gian của sự sống nhân vật, thời gian được cảm nhận với hiện tại của phát ngôn, hiện tại của người đọc. Ta có thể thấy rất rõ thời gian hiện tại trong các tiểu thuyết của Vi Hồng thông qua nhân vật khi họ xuất hiện, suy nghĩ và hành động.
Thời gian hiện tại của nhân vật góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao cả đồng thời khắc hoạ rõ nét hơn cuộc đời và số phận của từng nhân vật.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
3.2.2.2. Thời gian quá khứ
Thời gian quá khứ là thời gian “đã xẩy ra”, so với hiện tại của nhân vật, thường được biểu hiện qua dòng hồi tưởng của nhân vật về quá khứ. Có quá khứ tươi đẹp khiến nhân vật tiếc nuối, có quá khứ đau buồn khiến cho nhân vật xót xa, hiểu thêm thực tại. Quá khứ thường đối lập với thực tại. Nhờ có thời gian của quá khứ qua sự hồi tưởng mà nhân vật trở thành những con người đang vận động, có chiều sâu tâm hồn như một con người đang tồn tại trong đời sống thực.
Trong nhiều tác phẩm, Vi Hồng để nhân vật sống trong quá khứ, suy tưởng về quá khứ, nhờ đó nội tâm nhân vật được bộc lộ có chiều sâu, tính cách nhân vật được bộc lộ một cách chân thực.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
PHẦN NỘI DUNG
3.2.2.3. Thời gian tương lai
Thời gian tương lai là thời gian thể hiện qua dự kiến, ước mơ của nhân vật về điều “chưa xẩy ra”. Vì thế thời gian thường gắn với những biến đổi tâm lí của nhân vật trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Ta có thể thấy rất rõ những trạng thái tâm lí đó qua các nhân vật như: Ké Háo Trong tiểu thuyết Đi tìm giầu sang, Hoàng trong Tháng năm biết nói, Lả trong Lòng dạ đàn bà, Tập Tạng trong tiểu thuyết Vào hang...
3.2.2.4. Thời gian đồng hiện.
Bên cạnh thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai chúng tôi nhận thấy khi khắc hoạ nhân vật, Vi Hồng còn sử dụng thời gian đồng hiện. Nhà văn luôn đặt nhân vật trong mối quan hệ giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Nhờ có mơ ước về tương lai mà nhân vật thoát li được hiện thực tăm tối, vươn tới ánh sáng của tri thức, của văn hoá, làm chủ cuộc đời mình và sống có ý nghĩa hơn.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
* Mối quan hệ giữa thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.
Thực tế trong tiểu thuyết của Vi Hồng, không gian và thời gian không có sự ngăn cách. Trong những bức tranh miêu tả không gian, dấu ấn thời gian in đậm không thể tách biệt. Việc xây dựng mối quan hệ không tách rời giữa không gian và thời gian nghệ thuật làm cho tiểu thuyết của Vi Hồng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả, đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn.
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
1. Sinh ra và trưởng thành trong khó khăn, cơ cực nhưng Vi Hồng đã tự vươn lên xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ. Sự nỗ lực phấn đấu trong gần 40 năm lao động nghệ thuật nghiêm túc đã khẳng định vị trí của ông trong nền văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
2. Tiểu thuyết là một mảng sáng tác mà nhà văn dành nhiều tâm huyết nhất và đã thu được nhiều thành công nhất định, góp phần làm phong phú nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
PHẦN KẾT LUẬN
41
3. Ngòi bút của Vi Hồng thể hiện nhiều cảm hứng khác nhau. Mỗi cảm hứng gắn với những kiểu loại nhân vật nhất định để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.
Đó là cảm hứng ngợi ca hướng tới những con người có vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn cao quý; cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh; cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm, phê phán, lên án những kẻ có chức, có quyền bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính. Hướng tới những cảm hứng này, phải chăng Vi Hồng muốn gửi tới bạn đọc mọi thế hệ khát khao diệt trừ cái ác, bảo vệ cái thiện, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
PHẦN KẾT LUẬN
4. Về phương diện không gian nghệ thuật, Vi Hồng đã tạo được những không gian thiên nhiên nhiều mầu vẻ và một không gian xã hội với những mảng sáng - tối khác nhau nhằm góp phần chuyển tải tư tưởng của tác phẩm đến với người đọc. Vi Hồng cũng tạo nên một không gian tâm cảnh đặc sắc nhờ sự kết hợp tài tình giữa yếu tố thiên nhiên, xã hội và tâm lý con người, góp phần bộc lộ rõ nét tâm trạng, tính cách và nhân cách của nhân vật trong những cảnh ngộ và tình huống cụ thể
PHẦN KẾT LUẬN
5. Trong tiểu thyết của Vi Hồng, yếu tố thời gian nghệ thuật cũng được tác giả chú trọng và thể hiện một cách đa dạng, phong phú, mang dấu ấn riêng biệt. Đó là thời gian sự kiện lịch sử với những biến cố trọng đại của đất nước, đặc biệt khi miêu tả thời gian tâm lí, Vi Hồng tỏ ra rất nhạy cảm và tinh tế.
Các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng không có sự ngăn cách, mà nó gắn bó, hoà quyện với nhau tạo nên một thể thống nhất. Yếu tố này bổ sung hoàn thiện yếu tố kia. Thời gian để lại dấu ấn trên không gian và ngược lại. Mỗi không gian nghệ thuật lại có một thời gian nghệ thuật tồn tại riêng, phù hợp và tương ứng. Điều đó thể hiện tài năng của Vi Hồng, đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết.
PHẦN KẾT LUẬN
Khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Vi Hồng, ta nhận thấy ông đã tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng, một cảm hứng thẩm mĩ mang đậm dấu ấn cá nhân và thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả.
6. Do điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số phương diện cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng. Nhưng để tương xứng với vị trí của ông, tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng có lẽ cần đến những công trình dài hơi hơn và sự nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nữa.
PHẦN KẾT LUẬN
Em xin chân thành cảm ơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)