Bài giảng ngôn ngữ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ánh Tuyết |
Ngày 03/05/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng ngôn ngữ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON QUAN HOA
CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ NHÀ TRẺ - MẪU GIÁO
+ Có những hoạt động phát triển ngôn ngữ nào?
+ Nội dung phát triển ngôn ngữ có thể tích hợp như thế nào?
+ Hình thức tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non?
1. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Nguyên tắc:
- Các hoạt động nghe, nói,làm quen với sách, bút (nhà trẻ), chuẩn bị cho đọc, viết (mẫu giáo) được thực hiện một cách thống nhất.
- Một hoạt động chơi tập có chủ định nào đó cũng có nội dung chủ đạo của hoạt động đó như (kể chuyện) nhưng vẫn có thể kết hợp các hoạt động khác với liều lượng thích hợp như: trò chuyện, luyện phát âm, đọc thơ, ca dao, đồng dao....
Giáo viên tổ chức cho trẻ được:
- Đàm thoại/Trò chuyện (trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thực hiện các câu hỏi bằng ngôn ngữ)
- Nghe/Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ....
- Nghe/Kể chuyện
+ Kể theo tác phẩm văn học
+ Kể chuyện sáng tạo (Kể chuyện theo tranh, Kể tiếp nối theo chuyện của cô, kể chuyện theo đồ vật đồ chơi...)
- Đóng kịch
- Chơi các trò chơi phát triển ngôn ngữ
- “Đọc” sách tranh, sách chuyện....
- Làm quen với chữ cái
- Làm sách tranh chuyện, chủ đề...
- Tô, đồ các nét chữ, “Viết”: Thiếp, danh sách lớp, đơn thuốc...
Khi xây dựng các hoạt động phát triển ngôn ngữ cần:
- Xác định chủ đề và nội dung của chủ đề được thực hiện trong thời gian đó.
- Lựa chọn nội dung cho các hoạt động ngôn ngữ phù hợp với chủ đề đó
- Xây dựng môi trường phù hợp với chủ đề
- Chuẩn bị các phương tiện học liệu theo chủ đề
- Phân phối các hoạt động theo tuần, ngày và tích hợp nội dung phát triển ngôn ngữ với các hoạt động của các lĩnh vực khác (Chú ý thực hiện một cách nhẹ nhàng, hợp lý)
Thời điểm thực hiện các hoạt động ngôn ngữ
- Mọi lúc mọi nơi, trong các thời điểm sinh hoạt như: Giờ đón, trả trẻ, trong giờ ăn, chuẩn bị ngủ, hoạt động ngoài trời...
- Tích hợp vào các hoạt động khác một cách hợp lý.
- Được tiến hành ở hoạt động chơi tập: trò chuyện về một sự vật, sự việc nào đó: kể chuyện; đọc thơ; ca dao; đồng dao; các trò chơi phát triển ngôn ngữ (trò chơi luyện phát âm, trò chơi thực hiện theo yêu cầu, trò chơi đóng kịch..) và học có chủ định.
2. Tích hợp nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục.
- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp trong tất cả các chủ đề.
- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ được tiến hành ở hoạt động có chủ định và các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi.
* Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn nội dung tích hợp
- Các hoạt động có đầy đủ nội dung và các nội dung có mối liên hệ với nhau xoay quanh một chủ đề.
- Các nội dung lựa chọn cho một chủ đề cần tính đến kinh nghiệm và khả năng của trẻ.
- Không nên tích hợp quá nhiều nội dung trong chủ đề của một ngày.
- Chủ đề có thể lựa chọn trong chương trình, xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương hoặc từ sự hứng thú của trẻ trong lớp.
3. Hình thức tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non
- Cá nhân: trẻ càng nhỏ thì hình thức cá nhân càng phổ biến
- Theo nhóm nhỏ: Lứa tuổi càng nhỏ thì số lượng trẻ trong nhóm càng ít
- Cả lớp.
Môi trường phát triển ngôn ngữ
> Môi trường vật chất
> Môi trường tinh thần
- Môi trường vật chất
+ Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su mềm, phát ra âm thanh về các con vật, phương tiện giao thông, bóng, các loại quả.
+ Tranh ảnh, sách về con người, con vật, hoa quả, phương tiện giao thông, đồ chơi gần gũi với trẻ.
+ Các bộ tranh kể chuyện (kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo tác phẩm văn học, tranh chủ đề)
+ Các loại sách tranh cho trẻ làm bằng bìa cứng, vải, ni lông.
+ Băng nhạc các bài hát ru, các bài hát của trẻ em. Các nhạc cụ, các đồ chơi âm nhạc.
+ Các nguyên vật liệu, các hiện tượng tự nhiên
+ Các vật liệu đã qua sử dụng: Tạp chí, tranh, ảnh, sách, báo, vải....
- Môi trường tinh thần
+ An toàn, không làm trẻ sợ hãi, không im lặng quá, không ồn ào quá, trẻ không nghe được lời nói của cô hoặc gây cho trẻ mệt mỏi về tâm lý.
Nhiệm vụ của giáo viên
- Tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tự do, thoải mái. Tạo cơ hội cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường xung quanh.
- Tạo môi trường ký hiệu phong phú (chữ viết, ký hiệu giao thông...).
- Chú ý lắng nghe trẻ nói, giúp đỡ, khích lệ, động viên, thu hút trẻ trò chuyện với giáo viên, với các bạn và với những người khác.
- Hướng dẫn trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp với khả năng của trẻ.
- Tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát, đóng kịch.
- Tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong khi sử dụng câu từ.
- Quan sát, đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của từng trẻ để lên kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp
- Phát hiện sớm những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ, từ đó có biện pháp thích hợp để giúp đỡ trẻ.
Xếp tranh theo thứ tự, tô màu và kể chuyện
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
TRƯỜNG MẦM NON QUAN HOA
CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ NHÀ TRẺ - MẪU GIÁO
+ Có những hoạt động phát triển ngôn ngữ nào?
+ Nội dung phát triển ngôn ngữ có thể tích hợp như thế nào?
+ Hình thức tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non?
1. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Nguyên tắc:
- Các hoạt động nghe, nói,làm quen với sách, bút (nhà trẻ), chuẩn bị cho đọc, viết (mẫu giáo) được thực hiện một cách thống nhất.
- Một hoạt động chơi tập có chủ định nào đó cũng có nội dung chủ đạo của hoạt động đó như (kể chuyện) nhưng vẫn có thể kết hợp các hoạt động khác với liều lượng thích hợp như: trò chuyện, luyện phát âm, đọc thơ, ca dao, đồng dao....
Giáo viên tổ chức cho trẻ được:
- Đàm thoại/Trò chuyện (trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thực hiện các câu hỏi bằng ngôn ngữ)
- Nghe/Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ....
- Nghe/Kể chuyện
+ Kể theo tác phẩm văn học
+ Kể chuyện sáng tạo (Kể chuyện theo tranh, Kể tiếp nối theo chuyện của cô, kể chuyện theo đồ vật đồ chơi...)
- Đóng kịch
- Chơi các trò chơi phát triển ngôn ngữ
- “Đọc” sách tranh, sách chuyện....
- Làm quen với chữ cái
- Làm sách tranh chuyện, chủ đề...
- Tô, đồ các nét chữ, “Viết”: Thiếp, danh sách lớp, đơn thuốc...
Khi xây dựng các hoạt động phát triển ngôn ngữ cần:
- Xác định chủ đề và nội dung của chủ đề được thực hiện trong thời gian đó.
- Lựa chọn nội dung cho các hoạt động ngôn ngữ phù hợp với chủ đề đó
- Xây dựng môi trường phù hợp với chủ đề
- Chuẩn bị các phương tiện học liệu theo chủ đề
- Phân phối các hoạt động theo tuần, ngày và tích hợp nội dung phát triển ngôn ngữ với các hoạt động của các lĩnh vực khác (Chú ý thực hiện một cách nhẹ nhàng, hợp lý)
Thời điểm thực hiện các hoạt động ngôn ngữ
- Mọi lúc mọi nơi, trong các thời điểm sinh hoạt như: Giờ đón, trả trẻ, trong giờ ăn, chuẩn bị ngủ, hoạt động ngoài trời...
- Tích hợp vào các hoạt động khác một cách hợp lý.
- Được tiến hành ở hoạt động chơi tập: trò chuyện về một sự vật, sự việc nào đó: kể chuyện; đọc thơ; ca dao; đồng dao; các trò chơi phát triển ngôn ngữ (trò chơi luyện phát âm, trò chơi thực hiện theo yêu cầu, trò chơi đóng kịch..) và học có chủ định.
2. Tích hợp nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục.
- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tích hợp trong tất cả các chủ đề.
- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ được tiến hành ở hoạt động có chủ định và các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi.
* Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn nội dung tích hợp
- Các hoạt động có đầy đủ nội dung và các nội dung có mối liên hệ với nhau xoay quanh một chủ đề.
- Các nội dung lựa chọn cho một chủ đề cần tính đến kinh nghiệm và khả năng của trẻ.
- Không nên tích hợp quá nhiều nội dung trong chủ đề của một ngày.
- Chủ đề có thể lựa chọn trong chương trình, xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương hoặc từ sự hứng thú của trẻ trong lớp.
3. Hình thức tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non
- Cá nhân: trẻ càng nhỏ thì hình thức cá nhân càng phổ biến
- Theo nhóm nhỏ: Lứa tuổi càng nhỏ thì số lượng trẻ trong nhóm càng ít
- Cả lớp.
Môi trường phát triển ngôn ngữ
> Môi trường vật chất
> Môi trường tinh thần
- Môi trường vật chất
+ Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su mềm, phát ra âm thanh về các con vật, phương tiện giao thông, bóng, các loại quả.
+ Tranh ảnh, sách về con người, con vật, hoa quả, phương tiện giao thông, đồ chơi gần gũi với trẻ.
+ Các bộ tranh kể chuyện (kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo tác phẩm văn học, tranh chủ đề)
+ Các loại sách tranh cho trẻ làm bằng bìa cứng, vải, ni lông.
+ Băng nhạc các bài hát ru, các bài hát của trẻ em. Các nhạc cụ, các đồ chơi âm nhạc.
+ Các nguyên vật liệu, các hiện tượng tự nhiên
+ Các vật liệu đã qua sử dụng: Tạp chí, tranh, ảnh, sách, báo, vải....
- Môi trường tinh thần
+ An toàn, không làm trẻ sợ hãi, không im lặng quá, không ồn ào quá, trẻ không nghe được lời nói của cô hoặc gây cho trẻ mệt mỏi về tâm lý.
Nhiệm vụ của giáo viên
- Tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tự do, thoải mái. Tạo cơ hội cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường xung quanh.
- Tạo môi trường ký hiệu phong phú (chữ viết, ký hiệu giao thông...).
- Chú ý lắng nghe trẻ nói, giúp đỡ, khích lệ, động viên, thu hút trẻ trò chuyện với giáo viên, với các bạn và với những người khác.
- Hướng dẫn trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp với khả năng của trẻ.
- Tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát, đóng kịch.
- Tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong khi sử dụng câu từ.
- Quan sát, đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của từng trẻ để lên kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp
- Phát hiện sớm những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ, từ đó có biện pháp thích hợp để giúp đỡ trẻ.
Xếp tranh theo thứ tự, tô màu và kể chuyện
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)