Bài giảng: Nghị quyết TW9 2014

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Trung Hiếu | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng: Nghị quyết TW9 2014 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9
BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG( KHÓA XI)
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, từ ngày 08-5 đến ngày 14-5- 2014, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã họp Hội nghị lần thứ 9 để thảo luận, cho ý kiến về:
-Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
-Đề cương các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng; định hướng chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng; Quy chế bầu cử trong Đảng; việc lấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng;
- Tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và một số vấn đề quan trọng khác.
NQ số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Trung ương chỉ rõ phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đồng thời nhấn mạnh tư tưởng: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong xây dựng văn hóa, phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm cốt lõi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến: là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất cả vì sự phát triển phong phú, toàn diện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên.
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc;
lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thương tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống.
Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người bao gồm các nội dung sau:
A-TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
B- ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI
I-MỤC TIÊU
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
II- QUAN ĐIỂM
III- NHIỆM VỤ
1-Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
2- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
3- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế
4- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
5- Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa
6- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
IV- GIẢI PHÁP
1-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa
2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
3- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
4- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sau TW5 (K VIII):
- Hội nghị TW 10(khóa IX) ban hành Kết luận tiếp tục thực hiện NQTW5(Khóa VIII)
Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004 về nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản
Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/2/2005 về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 về văn học, nghệ thuật
Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW về cưới, tang, lễ hội
Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 về chống sản phẩm văn hóa độc hại.
Quốc hội thông qua một số luật về văn hóa: Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo…
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
A-TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết (số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998) Trung ương 5 (khóa VIII), sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. 
1.Thành tựu

1.1 Điểm mới trong tư duy về văn hóa của Đảng ta thời kỳ đổi mới là việc: xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
Với tính cách và vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.   "nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển". Từ năm 1998-2013: 6 NQ, 14 chỉ thị, 9KL, 12 luật, 3 pháp lệnh, 95 nghị định, 169 thông tư, 292 quyết định liên quan trực tiếp đến văn hóa.
1.2 Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng
XH hóa Giáo dục-Y tế :
Nổi bật là đã có gần 15% số trường ngoài công lập trong tổng số các trường đại học, cao đẳng; gần 58% số trường cao đẳng, trung cấp nghề và dạy nghề; tỷ lệ trường ngoài công lập ở bậc mầm non chiếm trên 52%...
Mạng lưới các cơ sở y tế ngoài công lập được thành lập mới ở nhiều địa phương.
1.3 Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành.
.

1.4 Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng;
1.5 Công nghệ thông tin, thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ.
1.6 Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; 
1.7. Truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng... được phát huy
1.8. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng
1.9. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo;
1.10.nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng;
Phong Nha Kẻ Bàng
Vịnh Hạ Long
Thành Nhà Hồ
Hoàng thành Thăng Long
Quần thể danh thắng Tràng An
Đến năm 2012 cả nước có trên 1.300.000 người tốt việc tốt được tuyên dương ở các cấp.
Unesco trao Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ"
1.11. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm.
Các tôn giáo: Cho đến nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 37 tổ chức, hệ phái tôn giáo và 01 pháp môn tu hành thuộc 13 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo (tương đương từ bậc trung cấp đến trên đại học), 25 ngàn cơ sở thờ tự.
Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo.
1.12.Công tác quản lý Nhà nước về Văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện.
1.13 .Đội ngũ làm công tác Văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng.
1.14 Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Ca trù
Đờn ca tài tử
Hát xoan
Mộc bảng kinh Phật
Hạn chế: so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
1. Thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh.
2.Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng.
3. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; 
Khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn.
- 4. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng.
5.Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí có hại. 
6. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng tác.
7. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn.
8. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển.
Cảnh bạo lực trong phim Đường đua
Một cảnh trong phim Đẻ mướn
9. Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích. 
Nhạc sĩ Nguyễn Cường
 10. Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng.(tl)

11.Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. 

12. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, bất cập.
13. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
14. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nhiều nơi còn mang tính hình thức.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
NN khách quan:
Sự biến đổi nhanh chóng, nhiều yếu tố mới, phức tạp của đời sống xã hội tác động.
Mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa
Sự phát triển mạnh mẽ và quốc tế hóa công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí, tiêu dùng
Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp
Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
Nguyên nhân chủ quan
Các cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt
Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi.
Công tác quản lý Nhà nước về Văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.
Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông dự toán kinh phí hết hơn 34 nghìn tỷ đồng đã khiến dư luận băn khoăn.
Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải.
Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.
Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Điểm chuẩn ngành quản lý VH ĐH VH HN và TPHCM 15-16


B- ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI

Dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển văn hóa nước ta
1.1 Những thuận lợi
Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung
Thành tựu, kinh nghiệm của những năm đổi mới tạo cho đất nước sức mạnh tổng hợp lớn hơn.

Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn
Khoa học, công nghệ phát triển mạnh, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin
Dân chủ xã hội ngày càng mở rộng
1.2 Những khó khăn và thách thức:
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa khắc phục được.
Cuộc đấu tranh cho chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc vẫn diễn biến phức tạp; tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ngày càng gay gắt, khó lường
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, sản phẩm độc hại tác động tiêu cực đến văn hóa
Tâm lý bao cấp, thụ động; đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ chỉ đạo, quản lý văn hóa bất cập.
Âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch
Những biểu biện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân…
I-MỤC TIÊU
Mục tiêu chung
Xây dựng nền Văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
-Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá Văn hóa Việt Nam.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
II- QUAN ĐIỂM
1-Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
2- Xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
4 - Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa;
5- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
III- NHIỆM VỤ
1-Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện 

-Xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ.
-Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
-Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam.
-Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
-Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người";
-Kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.
-Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên.
-Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.

- Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực.
2- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
-Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội.
-Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
-Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
-Gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
-Xây dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa.
- Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng.
-Khuyến khích các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", từ thiện, nhân đạo.
3- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế
-Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
- Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại.
-Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.
- Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
4- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.

-Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản vă n hóa với phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
- Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài.
- Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật
-Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam.
- Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật.
-Khuyến khích nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
- Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình.
-Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.
-Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
-Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân.
-Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực.
Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
5- Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa
Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của Văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá Văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển.
- Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa.
- Nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội.

6- Chủ động hội nhập quốc tế về Văn hóa, tiếp thu tinh hoa Văn hóa nhân loại

-Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước. trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, Văn hóa, con người Việt Nam.
Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam.
Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
-Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc Văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.
-Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.
IV- GIẢI PHÁP
1-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để vǎn hóa, vǎn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn.
Phải coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Văn hóa

3- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Văn hóa
Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển.

-Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa.
Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù.
4- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa
Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư.

Vòng quay của Công viên Á Châu (Đà Nẵng) với chiều cao 115 m đã lọt vào top 10 vòng quay cao nhất thế giới.
Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...).
Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN





HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Trung Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)