BAI GIANG: NGHE THUAT HOC II

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Quang | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: BAI GIANG: NGHE THUAT HOC II thuộc Nghệ thuật

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG
Bài dạy : Nghệ thuật học (Phần II)
GV : NGUYỄN HỮU QUANG
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG
Bài dạy : Nghệ thuật học
GV : NGUYỄN HỮU QUANG
VI- Nghệ thuật Phục Hưng

1- Nguồn gốc và lịch sử
Thuật ngữ Rinascenza (tái sinh) được nhà sử học Giorgio Vasari dùng ban đầu vào năm 1550 để chỉ sự hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động nghệ thuật và khoa học bắt đầu tại Ý vào thế kỷ 13. Tái sinh ở đây có hai nghĩa: một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung. ng.
Từ Hán-Việt viết hoa Phục hưng, hay Phục Hưng, là thuật ngữ tương đương với khái niệm này.
2- Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ đại
Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,...).
Tiên đề cho tư tưởng mới của thời kỳ Phục Hưng là những ý tưởng tự tin của các nhà thơ người Ý của thế kỷ 14 như Francesco Petrarca, người thông qua các nghiên cứu rộng lớn về các nhà văn thời kỳ Cổ đại và với Chủ nghĩa Cá nhân của ông đã cổ động cho niềm tin về giá trị của sự đào tạo nhân văn và ủng hộ cho việc nghiêm cứu về ngôn ngữ, văn học, lịch sử và triết học bên ngoài quan hệ với tôn giáo.
Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật.
Tác phẩm nghệ thuật Hội họa :










Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc :

MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG
NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Chủ nghĩa ấn tượng ( Impresionsmo )
CN ấn tượng là xu hướng trong NT cuối TK19 đầu 20,cac hoạ sĩ trường phái nàycó khát vọng mô tả một cách rất tự nhiên cái TG hiện thực trong sự biến động của nó và truyền đạt những ấn tượng thoáng qua của mình .
CN ấn tượng nảy sinh trong những năm 1860 trong hội hoạ Pháp :E.Ma-Nê,O Rơ- Noa, E. Đê-Ga, Vangogh
2.Chủ nghĩa lập thể ( Cubisme )
CN lập thể nảy sinh năm 1907,người đặt nền móng là Picatxo và Bơrăc .
Hoạ sĩ lập thể đi ra từ quan niệm của Xêdan,hoạ sĩ của trường phái này đặt nền móng cho CN lập thể “ Trong không gian tập hợp những hình thể “ Hoạ sĩ Bracơ coi thường hình thể,biến đổi tất cả, cảnh vật,dung mạo con người và nhà cửa bằng những phác thảo hình học,những hình lập phương…
CN lập thể tiếp thu kinh nghiệm sáng tác của Xêdan(Cezanne) khi ông cho rằng “Tất cả trong thiên nhiên đều hình thành theo những khuôn mẫu hình cầu, hình nón,hình trụ,…cần phải học vẽ trên những hình thể đơn giản đó,sau đó người ta có thể làm được tất cả những gì mà họ mong muốn…”
Tác giả tiêu biểu : Picatxo , Bơrăc ,Bracơ.
Một số tác phẩm tiêu biểu CN lập thể
Tác giả P.R Picatxo
GHECNICA": ("Guernica"), tranh sơn dầu cỡ 782 x 355 cm do Picaxô P. R. (P. R. Picasso) vẽ năm 1937, theo đơn đặt hàng của Chính phủ bình dân Tây Ban Nha và trưng bày ở gian phòng Tây Ban Nha tại Triển lãm quốc tế Pari cùng năm ấy. Picaxô đã vẽ rất nhiều phác thảo khác nhau trước khi thực hiện tác phẩm hoàn chỉnh với những chi tiết khó giải thích của cái cảnh bi thảm và mang tính tượng trưng. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể lĩnh hội hết sức rõ ràng nỗi kinh hoàng của chiến tranh huỷ diệt hiện đại và lòng trắc ẩn đối với những đau khổ của nhân dân. Về mặt tạo hình, "G" là bức tranh đúc kết những tìm tòi nghệ thuật trước đó của Picaxô từ lập thể qua biểu hiện. Hình thể biến dị, màu sắc trầm uất, toàn bộ ngôn ngữ tạo hình hiện đại được sử dụng nêu bật nội dung tư tưởng của bức tranh và làm cho "G" thành lời kêu gọi khẩn thiết chống chiến tranh.
"G" lúc đầu được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Niu Yooc (Hoa Kì). Sau khi tướng Francô (F. Franco) chết, bức tranh được đưa về Bảo tàng Mĩ thuật Prađô (Prado) ở Mađrit, Tây Ban Nha. "G" được đánh giá là tác phẩm chính của nền hội hoạ dấn thân trong thế kỉ 20 và tiêu biểu cho toàn bộ sáng tạo kì tài của Picaxô.

 
3.Chủ nghĩa siêu thực (Surrealisme)
Khuynh hướng nghệ thuật lớn xuất hiện ở Pháp và ra tuyên ngôn năm 1924,người đề xuấtlý thuyết siêu thực là nhà thơ Pháp Andre Breton,trung tâm của nghệ thuật Pari.
CN siêu thực dựa trên thuyết phân tâm lý của Phrớt,thuyết trực giác của BecXông,quan niệm :”…Đấy là sự đọc của tư duymà không có bất cứ sự kiềm chế nào của lý trí, đứng ngoài mọi thiển kiến thẩm mỹ hay đạo lý…”Có 2 thế giói-Thế giới hiện thực và Thế giới phi hiện thực(siêu thực )
Giai đoạn sau các hoạ sĩ siêu thực chú trọng khai thác bản năng sinh lý của con người mà quên mất những vấn đề XH bức thiết đặt ra…đi vào con đường tiêu cực,truyền bá tư tưởng đôi trụy,gây ảnh hưởng nguy hại
Tác giả tiêu biểu : Elua, Aragong ,Acpơ(Pháp),Miro, Dali (Tây Ban Nha),Ecnơxto (Đức) Magrit ( Bỉ )….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)