Bài giảng Môn GDQP

Chia sẻ bởi Bùi Bá Hân | Ngày 27/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Môn GDQP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I. Lịch sử súng tiểu liên AK
Mikhail Timofeevich Kalashnikov (sinh ng�y 10/11/1919) l� t?ng công trình su thi?t k? vu khí n?i ti?ng c?a Liên Xô (Nga), hai l?n anh hùng lao d?ng, gi?i thu?ng Stalin (1949) v� l� ngu?i khai sinh c?a th? h? súng AK-47.
ễng sinh ra ? l�ng Kurya, vựng Altai, trong m?t gia dỡnh nụng dõn con. Kalashnikov gia nh?p H?ng Quõn nam 1938 v� dó th? hi?n kh? nang c?a mỡnh khi sỏng t?o ra mỏy d?m d?n v� do gúc b?n cho xe tang. V�o nh?ng nam d?u c?a cu?c Chi?n tranh V? qu?c Vi d?i



ông đã là trưởng xe chỉ huy xe tăng nhưng vào năm 1941 ông đã bị thương nặng. Trong khi điều trị 6 tháng tại bệnh viện hậu phương, Kalashnikov nhận thấy rằng súng tiểu liên của Phát xít Đức tốt hơn hẳn súng  tiểu liên PPS 41 của Liên xô nên quyết tâm chế tạo một loại vũ khí bộ binh có khả năng vượt trội hơn của Đức, sau nhiều lần thiết kế, ông đã tạo nên mẫu súng tự động đầu tiên của mình. Mẫu của ông đã được chế tạo và giới thiệu với chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực vũ khí, Giáo sư Blagonravov. Mặc dù nhận xét của vị giáo sư đối với thành phẩm của Kalashinkov không có ưu điểm nhưng giáo sư cũng nhấn mạnh sự độc đáo và nhiệt thành trong sáng tạo của sản phẩm. Giáo sư đã đề nghị cử Kalashinikov đi học tiếp



T? nam 1942 Kalashnikov l�m vi?c t?i Trung tõm nghiờn c?u khoa h?c sỳng tru?ng Trung uong thu?c B? Tu l?nh phỏo binh. ? dõy v�o nam 1944 ụng dó t?o ra m?u sỳng cacbin n?p du?c nhi?u d?n. M?u sỳng n�y tuy khụng du?c dua v�o s? d?ng nhung ph?n n�o dó giỳp cho vi?c sỏng t?o sỳng t? d?ng. T? nam 1945, Kalashnikov b?t d?u vi?c sỏng t?o sỳng t? d?ng cho lo?i d?n tiờu chu?n 7,62ì39. Trong cu?c thi nam 1947, sau khi th? hi?n hi?u qu? cao trong cu?c th? nghi?m, vu?t qua nhi?u d?i th?, sỳng tru?ng c?a Kalashnikov dó du?c ch?p nh?n trang b? cho to�n LLVT v?i tờn g?i AK-47.


Ak-47
Kalashnikov bắt đầu thiết kế súng trường khi nằm điều trị ở bệnh viện sau khi bị thương trong trận đánh tại Bryansk. Sau đó, ông tham gia một cuộc thi chế tạo vũ khí dùng loại đạn cỡ 7.62 x 41 mm, mẫu thiết kế   không bị kẹt đạn, chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến. Ông đã đoạt giải nhất và trở thành tổng công trình sư thiết kế vũ khí của Liên Xô.
Năm 1947, mẫu thiết kế AK-47 được công nhận sau 1 cuộc thi rất khắc nghiệp (Viết tắt của Автомат Калашникова образца 1947 года - Súng tiểu liên kiểu Kalashnikov model 1947), đây là thành công lớn nhất của ông. Vào năm 1949, AK-47 trở thành tiểu liên tấn công cơ bản của Hồng Quân Liên Xô; và là  phát minh nổi tiếng nhất của Kalashnikov.

II. Thông số kỹ thuật súng tiểu liên AK.
1. Số liệu kỹ thuật
Cỡ đạn: 7,62×39 mm
Nguyên tắc nạp đạn tự động: trích khí phản lực
Khóa nòng: chốt xoay
Hộp đạn: 30 viên /băng đạn, ngoài ra còn sử dụng được trống đạn 71 hoặc 100 viên.
Trọng lượng súng không có hộp tiếp đạn, lưỡi lê và dây đeo: 3,6 kg (AK-47), 3,14 kg (AKM)
Trọng lượng khi lắp hộp tiếp đạn bằng sắt với 30 viên đạn: 4,3 kg (AK-47), 3,957 kg (AKM)
Chiều dài cả báng: 869 mm
Chiều dài nòng súng: 414 mm
Rãnh xuắn trong nòng súng: 4 rãnh, bước rãnh xoắn: 235 mm
2. Tính năng chiến đấu
Tầm bắn xa nhất: 3000m
Tầm bắn thẳng:
+ Mục tiêu người nằm bắn: 350m.
+ Mục tiêu người chạy bắn: 525mm
Tầm ngắm ghi trên thước ngắm:
+ Súng AK thường: 1 – 8 ứng với 100m – 800m
+ Súng AK cải tiến (AKM ): 1 – 10 ứng với 100m – 1000m.
Tốc độ đầu của đầu đạn: AK 710m/s; AKM 715m/s
Tốc độ bắn: Lý thuyêt: 600phát/phút
+ Tốc độ bắn phát một: 40 phát/phút.
+ Tốc độ bắn liên thanh: 90 ÷ 100 phát/phút.
Bắn mục tiêu quân nhảy dù: 500m
IiI. Cấu tạo chung của súng và đạn
1. C?u t?o chung .
Sỳng TLAK cú cỏc b? ph?n chớnh sau:
- Nũng sỳng
- H?p khoỏ nũng v� N?p h?p khoỏ nũng
- B? ph?n ng?m
- B? khoỏ nũng v� thoi d?y
- Khoỏ nũng
- B? ph?n d?y v?
- ?ng d?n thoi v� ?p lút tay
- B? ph?n cũ
- Bỏn sỳng, tay c?m
- H?p ti?p d?n
- Lu?i lờ (n?u cú)


2. Tác dụng cấu tạo các bộ phận của súng tiểu liên AK:
* Nòng súng:
a. Tác dụng:
- Làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc.
- Định hướng bay của đầu đạn
- Tạo đầu đạn có tốc độ ban đầu nhất định
- Làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục khi vận động .
b. Cấu tạo
Có ren đầu nòng để lắp vành bảo vệ đầu nòng súng, lỗ trích khí thuốc, khâu truyền khí thuốc để truyền khí thuốc đẩy bộ phận bệ khoá nòng lùi, buồng đạn, bốn đường xoắn trong nòng súng từ dưới lên trên sang phải, đối diện hai đường xoắn cỡ nòng 7,62mm, bệ lắp đầu đạn.

Hộp khoá nòng
a. Tác dụng :
Để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động.
b. Cấu tạo :
Ổ chứa tai khoá nòng, trong ổ chứa tai khoá nòng trái có mặt vát để làm cho khoá nòng tự xoay; gờ trượt để khớp với rảnh trượt ở bệ khoá nòng giữ hướng cho bệ khoá nòng chyển động, mấu hất vỏ đạn, rãnh dọc, rãnh ngang để lắp nắp hộp khoá nòng, lẫy giữ hộp tiếp đạn, các lỗ lắp cần định cách bắn và khoá an toàn, các lỗ lắp trục: lẫy bảo hiểm, trục búa, trục cò
Bộ phận ngắm:
a. Tác dụng:
Để định góc bắn và hướng bắn.
b. Cấu tạo: gồm đầu ngắm và thước ngắm
+ Đầu ngắm có: Ren liên kết với bệ di động để hiệu chỉnh về tầm, bệ di động liên kết với bệ đầu ngắm, có vạch chuẩn hướng để hiệu chỉnh về hướng.
+ Thước ngắm có: Khe ngắm, hai bên thành thước ngắm có 2 hàng số ghi các số từ
1÷ 8, tương ứng cự li thực tế từ 100m ÷ 800m (thước ngắm chữ ∏ tương ứng cự li 300m)
Nắp hộp khoá nòng:
Tác dụng:
Bảo vệ các bộ phận bên trong của súng
Cấu tạo:
Đầu nắp hộp khoá nòng, cửa thoát võ đạn, đuôi nắp hộp khoá nòng có lỗ vuông chứa đuôi cốt lò xo đẩy về.
Bệ khoá nòng và thoi đẩy:
a. Tác dụng:
Truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi.
b. Cấu tạo:
Bệ khoá nòng có rãnh để đóng mở khoá nòng khi đóng mở khoá nòng, rãnh trượt và gờ trượt thành bệ khoá nòng, thoi đẩy chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng về sau.
Khoá nòng:
a. Tác dụng:
Đẩy đạn vào buồng đạn, đóng mở khoá nòng, làm đạn nổ, lấy vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.
b. Cấu tạo:
Ổ chứa đít đạn, móc đạn, 2 tay khoá để mắc vào 2 ổ chứa tai khoá ở hộp khoá nòng, mấu đẩy đạn, mấu đóng mở, khe trượt, kim hoả.
Bộ phận cò:
Tác dụng:
Giữ búa ở thế dương, làm búa đập, định cách bắn: Liên thanh hoặc phát 1, chống nổ sớm khi chưa khoá chắc chắn, khoá an toàn khi chưa bắn.
Cấu tạo:
- Lẫy bảo hiểm: Để giữ cho búa không đập và kim hoả khi khoá nòng chưa khoá chắc chắn, đầu lẫy khớp với khấc đuôi búa, đuôi lẫy để mấu gạt bệ khoá nòng gạt vào khi đóng khoá nòng.
- Búa: Để đập vào kim hoả các khấc mắc vào đầu lẫy phát 1 khi bắn phát 1, hai tai búa để ngoàm giữ búa mắc vào, khấc đuôi búa để khớp vào đầu lẫy bảo hiểm, lò xo búa, trục búa.
- Cò: Để giữ búa ở thế giương, thả búa khi bóp cò, có ngoàm giữ búa, chân cò, tay cò.
- Lẫy phát 1: Giữ búa khi bắn phát một, có mấu đầu lẫy, mấu đuôi lẫy, lò xo lẫy.
- Cần định cách bắn và khoá an toàn: Để định cách bắn và khoá an toàn, có cần định cách bắn, mấu đè – đè lên lẫy phát 1 khi bắn liên thanh, đè lên chân cò khi khoá an toàn.
Bộ phận đẩy về:
a. Tác dụng: Đẩy bệ khoá nòng tiến về trước
b. Cấu tạo:
Lò xo đẩy về, cốt lò xo và mấu vuông, vành hãm
* Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên:
Tác dụng: Dẫn thoi chuyển động
b. Cấu tạo:
Gồm ống dẫn thoi, ốp lót tay để cầm súng khỏi nóng khi bắn
Báng súng và tay cầm:
Tác dụng: Tỳ súng vào vai khi bắn
b. Cấu tạo:
Có đế báng súng, tay cầm, ổ chứa bộ phận phụ tùng
Ốp lót tay dưới:
Tác dụng: Để cầm tay khi bắn không nóng
Cấu tạo: Làm bằng gỗ, hoặc bằng nhựa
Hộp tiếp đạn:
Tác dụng: Chứa đạn (hộp tiếp đạn chứa 30 viên)
b. Cấu tạo:
Hộp tiếp đạn, nắp hộp tiếp đạn, bàn nâng đạn, lò xo hộp tiếp đạn
Lê:
Tác dụng:
Để diệt địch khi đánh giáp lá cà, dùng cắt dây thép gai; dây điện
b. Cấu tạo: Cán lê, lưỡi lê.
3. Cấu tạo của đạn:
- Tác dụng: Để giết hại mục tiêu
- Cấu tạo: Đầu đạn, vỏ đạn, thuốc phóng, hạt lửa.
IV. Tháo lắp thông thường súng AK
1. Quy tắc tháo lắp súng.
Để kiểm tra, lau chùi, bảo dưỡng, sửa chữa… khi tháo súng phải thực hiện các quy tắc:
Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.
- Chọn nơi khô ráo, chuẩn bị đồ dùng cần thiết như tấm trải và các phụ tùng khác.
- Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết cho tháo, lắp và kiểm tra súng.
- Tháo và lắp súng phải làm đúng động tác, xếp đặt có thứ tự, dùng đúng phụ tùng
- Tháo lắp phải nhẹ nhàng, khi gặp vướng mắc phải nghiên cứu không dùng sức mạnh để đập.

2. Tháo và lắp súng:
a) Tháo súng: gồm 7 bước
* Tháo hộp tiếp đạn kiểm tra súng:
Tay trái nắm ốp lót tay giữ súng dựng đứng trên bàn, miệng súng lên trên mặt súng sang trái.
Tay phải nắm hộp tiếp đạn, ngón cái bóp lẫy giữ hộp tiếp đạn, đồng thời đẩy hộp tiếp đạn lên trên lấy ra đặt xuống bàn.
Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo theo khoá nòng về sau hết cỡ, nhìn xem trong buồng đạn có đạn hay không, thả khoá nòng về trước.
Tháo ống phụ tùng:
Tay trái nắm ốp lót tay, nhấc súng lên khỏi mặt bàn, tay phải dùng ngón trỏ ấn nắp ổ chứa phụ tùng vào hết cỡ, đầu ngón tay tỳ vào ống phụ tùng, lấy ống phụ tùng ra khỏi ổ chứa phụ tùng.
Hai tay kết hợp mỡ nắp ống phụ tùng, tháo rời phụ tùng ra khỏi ống đựng đặt lên bàn.
Tháo thông nòng: Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn, tay phải cầm thông nòng kéo sang phải sao cho đầu thông nòng rời khỏi khuyết chứa lấy thông nòng ra.
Tháo nắp hộp khoá nòng:
Đặt súng trên bàn, miệng nòng súng hướng về trước, mặt súng hướng lên trên.
Tay trái nắm cổ báng súng, ngón tay cái ấn mấu giữ nắp hộp khoá nòng tụt vào trong, tay phải cầm nắp hộp khoá nòng nhấc lên lấy ra.
Tháo bộ phận đẩy về: Tay trái nắm cổ báng súng, tay phải cầm đuôi cốt lò xo đẩy về, ấn về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi khuyết chứa ở hộp khoá nòng, nhấc lên lấy ra.
Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng: Tay trái nắm lấy cổ báng súng, tay phải nắm bệ khoá nòng, kéo bệ khoá nòng về sau hết mức, nhấc lên lấy ra khỏi hộp khoá nòng. Tay trái đặt súng xuống bàn, tay phải lật ngữa bệ khoá nòng, tay trái đẩy khoá nòng về sau xoay khoá nòng sang phải rồi rút khoá nòng ra.
Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên:
Tay trái nắm ốp lót tay dưới, lòng bàn tay ngữa, tay phải dùng ống đựng phụ tùng đưa vào đầu díp giữ ống thoi lên trên 450 để mặt bằng trục lẫy thẳng với mặt cắt phía sau của ốp lót tay trên và ống dẫn thoi nhấc lên lấy ra.


b) Lắp súng:
* Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên: Tay trái nắm ốp lót tay dưới, lòng bàn tay ngửa, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên, lắp đầu ống dẫn thoi và đầu khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống hết cỡ, ấn díp giữ ống dẫn thoi xuống, nếu chặt dùng ống phụ tùng ấn lẫy giữ xuống.
* Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng:
Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, đầu thoi về trước, tay trái cầm khóa nòng, lắp vào lỗ chứa khóa nòng, xoay khóa nòng sang trái và đẩy về trước, tay phải cầm cổ báng súng, mặt súng hơi nghiêng sang phải, ngón cái tay phải tùy vào tai khóa trái, giữ khóa nòng ở vị trí phía trước, lắp thoi và bệ khóa nòng vào hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng lên trên hết cỡ.


Lắp bộ phận đẩy về: Tay trái cầm cổ báng súng, tay phải cầm đuôi cốt lò xo đẩy về, lắp đầu cốt lò xo đẩy về vào lỗ chứa, ấn đuôi cốt lò xo đẩy về khớp vào rãnh dọc hộp khóa nòng.
Lắp nắp hộp khóa nòng: Tay trái cầm cỗ báng súng, tay phải cầm nắp hộp khóa nòng, lắp đầu nắp hộp khóa nòng vào khuyết chứa hình cung ở bệ thước ngắm, lòng bàn tay ấn nắp hộp khóa nòng xuống sao cho mấu giữ lọt vào lỗ giữ nắp hộp khóa nòng.
Kiểm tra chuyển động của súng:
Tay trái cầm ốp lót tay, giữ súng trên bàn, tay phải cầm tay kéo khóa nòng kéo bệ khóa nòng về sau hai đến ba lần, nếu súng chuyển động tốt là được, bóp cò chết, tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí khóa an toàn.


Lắp thông nòng: Tay trái nắp ốp lót tay( hoặc khâu truyền khí thuốc); Giữ súng như khi tháo. Tay phải lắp thông nòng vào các lỗ ở dưới khâu truyền khí thuốc và khâu giữ ốp lót tay dưới, cầm đuôi thông nòng kéo sang phải và ấn xuống hết cỡ.
* Lắp phụ tùng: Tay trái giữ ống đựng phụ tùng, tay phải lắp các phụ tùng vào ống rồi đậy nắp ống đưng phụ tùng. Tay phải cầm ống đựng phụ tùng đặt đầu ống vào ổ chứa, dùng ngón trỏ đẩy ống vào hết mức rồi rút ngón tay ra, nắp ống tự động đóng lại. Với súng tiểu liên báng gấp thì cất ống phụ tùng vào túi đựng hộp tiếp đạn.
Lắp hộp tiếp đạn: Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn, tay phải cầm hộp tiếp đạn lắp mấu trước của hộp tiếp đạn khớp vào khuyết chứa ở hộp khóa nòng, ấn cho mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy giữ.


Đường đạn trong không khí
Đường ngắm cơ bản của thước ngắm cơ khí
Đường ngắm đúng của thước ngắm cơ khí
Đường ngắm đúng của thước ngắm cơ khí
Ak-47
AK 74









Ak 101
AK 103










Ak 102










AK 104










Ak 105










Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Bá Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)