Bài giảng Mĩ học

Chia sẻ bởi Trần Tác | Ngày 21/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Mĩ học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CÁI BI
BẢN CHẤT CỦA
CÁI BI
Bi kịch là gì?
Hoạt động 1
I. Khái niệm về cái bi
1. Ví dụ
Vở kịch Lơ Xít – Cooc Nây (Rôđrigơ – Si Men)
Bi kịch Vua Lia – Hăm Let (Sếch pia)
Trăng nơi đáy giếng - Trần Thuỳ Mai
Một cõi đi về - Đức Hậu (Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/ Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/ Dọi xuống trăm năm một cõi đi về).
Khái niệm về cái bi
Cái đẹp trong (tự nhiên, xã hội, nghệ thuật)
Cái bi chỉ có trong xã hội - nghệ thuật.
Cái đẹp có trong cả nội dung và hình thức đẹp
Cái bi có trong nội dung
Cái đẹp thì vui hào hứng
Cái bi thì gắn với cái buồn , đau thương, mất mát.
Cái đẹp gắn với sự hài hoà
Cái bi gắn với xung đột
Khái niệm về cái bi
- Bi kịch là nói đến mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp(mâu thuẫn cái đẹp > < xấu không đành xấu là cái hài; mâu thuẫn cái đẹp > < cái xấu toàn bộ dẫn tới cái bi)
- Mâu thuẫn xung đột ở đây là từ hai phía(xấu - đẹp) đều muốn tỏ ra giá trị tồn tại hợp pháp và cố gắng duy trì sự tồn tại đó.
- Xung đột có tính chất xã hội, lịch sử, đạo đức, tâm lí liên quan đến lẽ sống rộng lớn của con người.
- Hài kịch thẩm mỹ vui vẻ, tống tiễn cái xấu, bi kịch loại hình thẩm mĩ trang nghiêm, dùng tiếng khóc để răn đời, có ý nghĩa triết học sâu xa (khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp).
Kết luận
- Bi kịch là hiện tượng quan trọng trong xã hội, nhưng phải thông qua cá nhân và tính cách cá nhân cụ thể.
- Bi kịch chính thống, là bi kịch chân chính - Bi kịch nói đến con người có hành động nghiêm túc và cao thượng, nhân vật bi kịch là những người tốt, rất tốt(so với thực tế)
- Trong xung đột với cái xấu, những người tốt đó gặp phải điều bất hạnh, thậm chí bị giết thảm khốc.
- Cái chết không uổng phí, họ được người đời ca ngợi, vẽ chân dung họ và khắc bức chân dung thật đẹp, treo trước cuộc đời một tấm gương (cảm xúc xót thương và cảm phục).
- Tấm gương là bài học đường đời, nó giúp con người tránh điều ác, làm điều thiện, bi kịch làm trong sạch hoá những cảm xúc tương tự, qua cách khêu gợi xót thương và khủng khiếp.
- Bi kịch làm trong sạch hoá cảm xúc, còn khích lệ con người đấu tranh cho lý tưởng sống. Thậm chí dám hy sinh cho lý tưởng ấy, đánh giá lý tưởng cao hơn cả sự sống của bản thân (gọi là bi kịch anh hùng đẫm lệ)
Quan niệm của Arixtốt
Hoạt động 2
Tìm hiểu
các loại bi kịch
II. Các loại bi kịch
Ví dụ:
- Khởi nghĩa Yên Thế; Khởi nghĩa bãi sậy
- Sự hy sinh của liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu(TQ) Tố Hữu đã ca ngợi:
“Sống chết được như anh
Thù giặc thương nước mình
Sống làm quả bom nổ
Chết như dòng nước xanh”
- Sự hy sinh của bao chiến sĩ cách mạng như: Hoàng Văn Thụ; Nguyễn Thị Minh Khai; Lý Tử Trọng...Đặc biệt cái chết của cô du kích trong bài thơ “Núi đôi” của Vũ Cao đem lại nhiều ám ảnh khó phai mờ trong lòng bạn đọc.
1. Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối.

Ăng ghen “Đây là xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn”.
- Đây là bi kịch của cái mới, tiến bộ, cái cách mạng còn đang trong thế yếu(thời kì chứng nước)
- Nhu cầu lịch sử cần thay đổi cũ và mới là tất yếu, nhưng cái mới chưa thật chín muồi.
Kết luận
- Cái chết trong bi kịch là cái vĩ đại, đại diện cho xu thế của thời đại, của lịch sử đang lên. Đó là hành động có ý thức của họ, tấm gương trở thành cái trác tuyệt, cái chết thúc đẩy lịch sử.
- Cái chết của họ làm rõ bộ mặt của kẻ thù lịch sử. Reo vào lòng người sống một sự sống, cái tinh thần cái ý chí của họ sống mãi, ngọn nguồn cổ vũ mọi người hãy đứng lên đấu tranh cho lẽ phải.
2. Bi kịch của các nhân vật chết trước bình minh
Ví dụ:
- Bi kịch lạc quan trong chiến bại
- Bi kịch “Người thứ 41”( Thời Nga Xô Viết - chống Bạch Vệ)
- Bi kịch “Bài ca chim Chơ Rao”
- Bi kịch: “Chị Sứ” – Bi kịch Võ Thị Sáu “Mùa hoa Lê Ki Ma đang nở”
- Bi kịch “Dáng đứng Việt Nam” Lê Anh Xuân.
Bi kịch của cái tiến bộ, cái cách mạng, họ đã thắng ở toàn cục, nhưng cục bộ nào đó lâm vào cảnh chớ trêu, anh hùng tạm thời xa cơ lỡ vận và bị tiêu vong thảm thương.
Kết luận:
- Hành động hy sinh của họ phù hợp với dòng thác lịch sử, khả năng thực hiện lí tưởng của họ rộng mở.
- Cái chết của họ không mất, lý tưởng của họ bị treo trước cuộc đời, cả thế hệ, cả dân tộc, nối tiếp nhau xả thân vì lý tưởng cao đẹp của họ.
- Họ ngã xuống ngay trước ngưỡng cửa bình minh, cái chết mang tính mỹ học mới, đó là tính bi hùng.
3. Bi kịch của cái cũ
Ví dụ:
- Thất bại của vua Duy Tân trước sự xâm lăng của Thực Dân Pháp.
- Bi kịch của cái cũ như cuốn sổ sờn gáy, đang lật những trang cuối cùng, với lịch sử nó chưa trở thành xấu xa phản động, trái lại nó còn ít nhiều sứ mạng trước lịch sử mà sớm bị tiêu vong thảm thương, dẫn tới bi kịch.
- Mác viết: “Lịch sử của chế độ cũ là bi kịch, chừng nào nó còn quyền lực của thế giới tồn tại bao nhiêu đời nay, còn trái lại, tự do là cái tư tưởng ám ảnh một số người cá biệt”
- Kết luận: Bản thân cái cũ nó chưa hết vai trò lịch sử, còn tin vào sự hợp lý của nó. Họ không phải là con người lầm lạc cá nhân mà là lầm lạc có tính chất lịch sử toàn thế giới, cái chết mang tính bi kịch.
4. Bi kịch của chính cái xấu
Ví dụ
+ Bi kịch Mác bét - Sếch pia
+ Bi kịch Phe Đrơ – Ra Xin
+ Bi kịch Ham Lét - Sếch pia
+ Bi kịch trong truyện “Đồng tiền Vạn Lịch”
Giá trị mỹ học
- Đây là bi kịch của chính cái xấu, bi kịch của tội ác.
- Lấy sự khủng kiếp để răn đời, răn người ta chớ làm điều ác, trái với lương tâm, kẻ gieo gió phải gặp bão.
- Arixtốt “Bi kịch làm trong sạch hoá những cảm xúc tương tự qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp”.
5. Bi kịch của sự lầm lẫm kém hiểu biết (hoặc sự ngu dốt)
+ An Dương mất Loa thành.
+ Ô Ten Lô(Othello) giết Đéc đê mô na(Desdemone) trên gường hạnh phúc của mình.
+ Ơ Đíp làm vua, giết cha lấy mẹ.
Kết luận
+ Bi kịch đặt ra như bài học xương máu cho đường đời, nhắc nhở con người bài học cảnh giác (kẻ thù là sự dốt nát ẩn náu quanh ta).
+ Mác nói rất đúng: sự ngu dốt là con quỷ mà chúng ta e rằng nó sẽ còn gây ra nhiều tấn bi kịch cho con người trong xã hội hiện tại và tương lai.
5. Bi kịch của những khát vọng con người.
+ Thị Kính trong Quan âm Thị Kính

+ Nàng Kiều - Nguyễn Du

+ Bi kịch của An Na Kê ri nê na trong tác phảm cùng tên của Tôi xTôi.
+ Bi kịch Bà Bô Va Ri của FlôBe.
Kết luận
+ Là bi kịch của những người bình thường, nỗi đau bi kịch của họ có ý nghĩa phổ biến.
+ Điều có ý nghiã nhất ở họ là thể hiện khát vọng chân chính.
+ Bi kịch của họ vạch trần, lên án cái xấu, khuyên răn con người biết trân trọng nguyện vọng, mong muốn chính đáng của con người
III. Nghệ thuật bi kịch
1. Nguồn gốc bi kịch
- Bi kịch có từ chế độ công xã Nguyên Thuỷ đến chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Sự xuất hiện giai cấp, người bóc lột người dẫn tới bi kịch, vì xã hội đó quan hệ con người với nhau là chó sói.
- Nguồn gốc tế lễ thần linh mang màu sắc tôn giáo(Tục tế lễ thần rượu nho Đi ô ni sốt, I ca Rơ và Mục tử).
2. Bi kịch Hy Lạp cổ đại
- Bi kịch hướng tới đề tài lịch sử, phản ánh con người anh hùng, những lầm lỡ lịch sử, xây dựng tính cách anh hùng.
- Ví dụ anh hùng I li át và Ô đisê của Hô Me.
- Vở Prô mê tê bị xiềng, Ơ đíp làm vua, Ăng ti gôn.
- Kết luận: Các anh hùng thường thất bại thảm thương, bị đoạ đầy đau khổ, bị hy sinh trong biển máu.
3. Bi kịch thời trung cổ Phương Tây
- Mang màu sắc tôn giáo “cuộc đời là ngọn nến leo lắt, là bể khổ”. Đời là bể khổ tình là giây oan…
- Dựa vào thuyết phạm tội của ông bà A Đam và Ê Va giáng trần và chịu khổ hình trên thánh giá của chúa Giê Su.
KL:Mĩ học trung cổ phong kiến ca ngợi sự quằn quại đau thương của đời người bằng một thứ triết lí khắc kỉ giả dối.
4. Bi kịch thời kỳ Phục Hưng
+ Hăm Lét, con người có tính cách khổng lồ, một thái độ hoài nghi KH.
+ Ô ten Lô giết người yêu của mình, vì sự ngộ nhận, đau đớn và tuyệt vọng chàng tự kết liễu đời mình bằng một lưỡi kiếm.
+ Rô Mêô và Juy Li ét,…Đều là những bi kịch hết sức thảm thương.
+ Bi kịch tính cách luôn mâu thuẫn với hoàn cảnh khắc nghiệt.
+ Khai thác sự ham muốn quá độ, nạn nhân dục vọng.
+ Ý nghĩa triết luận về cuộc đời “Toàn nhân loại, thế giới là một nhà tù, mà vương quốc Đan Mạch là nhà tù tối tăm nhất”(Sếch Pia)
5. Bi kịch cổ điển thế kỷ 17 (Pháp)
- Bi kịch cổ điển Pháp tạo nên hoàn cảnh chớ trêu…
- Đây là bi kịch ngập ngừng.
- Phản ánh mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và dục vọng.
- Tiêu biểu là bi kịch của coóc nây – Ra xin…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tác
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)