Bài giảng lịch sử thế giới 12 chi tiết
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha |
Ngày 26/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng lịch sử thế giới 12 chi tiết thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
LÊ PHỤNG HOÀNG
___________________
LÊ PHỤNG HOÀNG
MỘT SỐ BÀI GIẢNG VỀ
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
KHOA LỊCH SỬ – ĐHSP TP.HCM
2013
BÀI I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1917 – 1941)
_____________________________
I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
1. Tình hình kinh tế, xã hội và chính trị của nước Nga trước Cách mạng
- Tuy ở cạnh các nước Tây Âu, Nga chịu tác động không nhiều của các biến động lớn từng diễn ra ở những nước này trong các thế kỷ XVIII và XIX (sự xuất hiện và phổ biến của các trào lưu tư tưởng tiến bộ, những cuộc cách mạng dân chủ...).
- Khác với các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, chế độ chính trị ở Nga cho đến năm 1917 vẫn là quân chủ chuyên chế. Quyền hành của vua là rất lớn, sự tồn tại của viện Duma mang ý nghĩa hình thức hơn là thực chất. Đã có một số cải cách, như chế độ nông nô được hủy bỏ (1881), cải cách ruộng đất dưới thời thủ tướng Stolypin (1906 – 1911), nhưng đều không tác động đáng kể đến tính chất chuyên chế của chế độ sa hoàng. Trong những năm đầu thế kỷ XX, chế độ sa hoàng đã trải qua một số cuộc khủng hoảng, như Chiến tranh Nga- Nhật (1904 – 1905), Cách mạng 1905 – 1096. Chiến tranh Thế giới thứ Nhất (1914 – 1918) đã làm bộc lộ mọi yếu kém của chế độ sa hoàng và đẩy nó đến sụp đổ vào tháng 3.1917 (Cách mạng tháng Hai).
- Bước sang thế kỷ XX, Nga vẫn chủ yếu là nước nông nghiệp, với 85% dân số sống ở nông thôn. Mặc dù chế độ nông nô đã được xoá bỏ năm 1861 và đã có một cuộc cải cách nông nghiệp được thủ tướng Stolypin cầm quyền trong những năm 1906 – 1911 tiến hành, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân Nga vẫn không được cải thiện bao nhiêu. Vấn đề ruộng đất chiếm một vị trí có ý nghĩa quyết định chi phối các mối quan hệ ở nông thôn: quý tộc và địa chủ chiếm không đầy 1% dân số, nhưng sở hữu đến 67% tổng số ruộng đất.
- So với trình độ phát triển chung của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, nền công nghiệp của Nga còn rất lạc hậu và có một số đặc điểm đáng chú ý sau: mức độ tập trung rất cao, cả về quy mô sản xuất lẫn lực lượng lao động (40% toàn số công nhân làm việc trong 2,5% tổng số xí nghiệp; 54% tổng số công nhân làm việc trong các xí nghiệp lớn có trên 500 công nhân, trong lúc ở Mỹ tỷ lệ này là 33%0. Riêng tại Saint Petersburg và Moskva đã tập trung hơn 1 triệu công nhân. Sự tập trung đông đúc này đã khiến giai cấp công nhân, tuy ít về số lượng tuyệt đối, vẫn trở thành một lực lượng xã hội quan trọng và tạo môi trường thuận lợi cho sự tuyên truyền của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tư tưởng mác xít, nhất là khi họ phải sống và làm việc trong những điều kiện cực kì tồi tệ: lao động cực khổ, giờ công kéo dài, đồng lương rất thấp...
- Nga là một đất nước bao la (22,8 triệu km2 vào đầu thế kỷ XX), kéo dài suốt từ Âu sang Á, bao gồm cả hàng trăm dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, sinh hoạt kinh tế và trình độ phát triển. Giữ địa vị ưu thế là người Nga chỉ chiếm 43% dân số. Chế độ sa hoàng thi hành nhiều chính sách nghiệt ngã nhằm vào các dân tộc không phải Nga (Nga hoá, chia để trị...). Tất cả đã khiến Lênin gọi đế quốc Nga là “nhà tù của các dân tộc”. Vấn đề dân tộc trở thành một vấn đề lớn.
- Căn cứ theo lập trường đối với chế độ sa hoàng, người ta có thể phân chia lực lượng chống đối thành ba nhóm: bảo hoàng, tư sản tự do và xã hội chủ nghĩa.
Tiêu biểu cho phe bảo hoàng là nhóm Trăm Đen (cực hữu) và đảng Tháng Mười (bảo thủ). Đại diện phe tư sản tự do là đảng Dân chủ lập hiến (đảng KD). Phe xã hội chủ nghĩa bao gồm những đảng phái tự nhận là đại diện quyền lợi của người dân lao động. Phe này rất phân hoá:
+ Đảng Xã hội-Cách mạng (1902) chủ trương “xã hội hóa ruộng đất” nhằm thủ tiêu chế độ tư hữu ruộng đất của địa chủ và chuyển giao quyền này cho nông xã nông thôn để đảm bảo sự bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)