BAI GIÃNG KỶ THUẬT ĐO LƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP

Chia sẻ bởi Đào Xuân Dần | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: BAI GIÃNG KỶ THUẬT ĐO LƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:



MỤC LỤC


I. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO 2
1.1. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ANALOG. 2
1.2. CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐỒNG HỒ OMÊGA 5
1.3. CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐỒNG HỒ NẠN NĂNG DIGITANL. 5
1.4. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ DÙNG THỰC TẬP. 8
1.5. GIỚI THIỆU ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ( VOM) 8
1.6. MẨU QUỐC TẾ, CÁCH ĐỌC TRỊ SỐ ĐIỆN TRỞ 4 VÒNG MÀU, 5 VÒNG MÀU 11
1.7. ĐO DÒNG ĐIỆN BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG 13
1.8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA LINH KIỆN THỤ ĐỘNG. 14
1.8.1. Đối với điện trở: 14
1.8.2. Đối với tụ điện: 15
1.8.3. Đối với cuộn dây dẫn điện: 17
1.8.4. Sử dụng thang đo điện áp: 19
1.8.5. Sử dụng thang đo dòng điện (mA): 20
1.9. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ OMÊGA. 21
II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MÁY ĐO HIỆN SÓNG (OSCILLOSCOPE) 22
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG. 23
2.1.1 Máy hiện sóng(oscilloscope): 23
2.1.2. Những tín hiệu âm tần những ống nói và những máy khuếch đại. 33
III. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO 40













I. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO
A- Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Đo được điện áp một chiều và điện áp xoay chiều.
- Đo được dòng điện một chiều.
- Đo được điện trở và thông mạch và các thông số khác.
- Đảm bảo thời gian qui định, an toàn lao động.
1.1. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ANALOG.
a. Giới thiệu chung.
*. Chức năng các bộ phận điều chỉnh của đồng hồ vạn năng Analog. ( hình 1.3).
1). Kim chỉ thị: chỉ thị giá trị của phép đo trên vạch chia.
2). Thang chia độ ( hình1.4): Thang chia độ bao gồm:
- (A) Là vạch chia thang đo điện trở Ω : Dùng để thể hiện giá trị điểm kim dừng khi sử dụng thang đo điện trở. Thang đo điện trở được đặt trên cùng là do phạm vi đo lớn hơn so với các đại lượng khác, để dẽ đọc hơn.
- (B) Là vạch sáng: Dùng làm giải phân cách.
- (C và D) Là vạch chia thang đo điện áp một chiều (VDC), và điện áp xoay chiều (VAC): Vạch chia 250V; 50V; 10V: Dùng để thể hiện giá trị điểm kim dừng khi sử dụng đo điện áp một chiều DC, điện áp xoay chiều AC tương ứng.
- (D) Là vạch chia thang đo điện áp xoay chiều mức thấp (dưới 10V): Trong trưêng hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong thang đo một chiều. Bởi vì thang đo điện áp xoay chiều trở thành phi tuyến sẽ được thực hiên bởi các bộ chỉnh lưu dùng (Diode Gecmani).
Hầu hết các đồng hồ độ nhạy cao có phạm vi đo AC lớn nhất là 2,5V có độ nhạy kém hơn so với mức đo 0.12V DC. Do đặc tính chỉnh lưu của Diode Ge, dòng phân cực thuận IF không tồn tại nếu điện áp thuận đặt vào 0,2V còn đối Diode Si là 0,5V.
- (E) Là vạch chia thang đo hệ số khuếch đại 1 chiều hfe.
+/ Chọn thang đo x10
+/ Hiệu chỉnh kim đồng hồ về vị trí 0V.
+/ Cắm trực tiếp các chân của transistor vào các khe đo hfe
+/ Giá trị của hfe được đọc ở trên đồng hồ. Giá trị này chính là tỷ số , là hệ số khuếch đại 1 chiều của transistor.
- (F) Là vạch chia thang đo kiểm tra dòng điện rò Iceo(leakage current):
*/ Kiểm tra transistor:
+/ Chọn dải đo x10 (15mA) đối với loại transistor có kích thước nhỏ (small size transistor), hoặc x1 (150mA) đối với transistor có kích thước lớn (big size transistor).
+/ Hiệu chỉnh kim đồng hồ về vị trí 0Ω.
Kết nối để kiểm transistor:
Đối với transistor loại NPN, cực “N” của điểm kiểm tra được kết nối với cực “C” của transistor, và cực “P” được kết nối với cực “E” của transistor. Đối với transistor loại PNP thì thực hiện ngược lại.
+/ Nếu các điểm rơi nằm trong vùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Xuân Dần
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)