Bài giảng Kỹ thuật băng bó vết thương(Cử nhân Ngô Thị Bích Phượng
Chia sẻ bởi Ngô Thị Bích Phượng |
Ngày 21/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật băng bó vết thương(Cử nhân Ngô Thị Bích Phượng thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KỸ THUẬT BĂNG BÓ
Cử nhân Ngô Thị Bích Phượng
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
Trình bày được mục đích băng.
Nêu được các nguyên tắc khi dùng băng cuộn.
Cho biết phạm vi áp dụng của 6 đường băng cơ bản.
Nêu được các nguyên tắc chung khi sử dụng băng tuỳ ứng
Nêu được những điều cần lưu ý khi sử dụng băng dính
1. MỞ ĐẦU
Việc băng bó vết thương đôi lúc trở thành thông lệ đối với các điều dưỡng viên ở các khoa thuộc hệ ngoại, cấp cứu chấn thương. Tuy nhiên, đã là một người nhân viên y tế nói chung, một điều dưỡng viên nói riêng thì việc băng bó cấp cứu ban đầu cho người bệnh luôn là trách nhiệm phải thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi chứ không phải chỉ có trong bệnh viện mà thôi. Do vậy đã là điều dưỡng thì phải thuần thục trong các động tác và biết sử dụng tất cả những phương tiện sẳn có để tiến hành băng bó cho người bệnh.
2. ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT BĂNG
2.1. Mục đích băng
Giữ yên vật dụng (bông, gạc…) che đắp trên vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn
Băng ép để hạn chế sự chảy máu .
Hạn chế cử động 1 phần, 1 vùng cơ thể .
Nâng đỡ các phần bị thương hay các bộ phận bị sa.
2.2. Chỉ định băng
Các tổn thương của phần mềm, xương, khớp .
Chảy máu các vết thương
Tiếp theo
2.3. Phân loại (các loại băng thường gặp) :
Băng cuộn : Gạc, vải, thun, thạch cao… nhiều cỡ (2cm -10cm x 2m -10m)
Băng tuỳ ứng : Khăn tam giác, Băng nhiều dải …
Băng dính : Vải, cao su, nhựa … một mặt có keo dính .
3. BĂNG CUỘN
Mười nguyên tắc sử dụng băng cuộn
(1) Chuẩn bị :
Cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thế thoải mái, thuận tiện.
Nâng đỡ vùng cần băng
Chêm lót vùng da tiếp xúc nhau.
Vùng da nơi băng phải sạch sẽ khô ráo.
Nếu có vết thương phải chăm sóc vết thương trước khi băng .
(2) Điều dưỡng viên đứng đối diện với vùng băng.
(3) Điều dưỡng viên cầm cuộn băng tay thuận, cuộn băng để ngữa, tiến hành băng theo chiều từ phía không thuận sang phía thuận của điều dưỡng viên.
(4) Bắt đầu băng bằng 2 vòng khoá (băng vòng tròn) .
(5) Băng vừa đủ chặt không gây cản trở tuần hoàn, hô hấp.
(6) Băng phải nhẹ nhàng không gây ảnh hưởng đến vùng đau .
Tiếp theo
(7) Băng vòng nọ chồng lên vòng kia 1/2 hoặc 2/3 đều nhau .
(8) Kết thúc băng với 2 vòng khoá, cố định mối băng ở vị trí không đè cấn. Tránh cố định tại các vị trí sau :
Trên chỗ tổn thương .
Trên chỗ xương trồi, hay phía trong của chi .
Chỗ người bệnh nằm thường đè lên .
Chỗ dễ bị cọ xát .
(9) Chi, khớp phải giữ theo tư thế cơ năng .
(10) Băng bàn tay, bàn chân phải để lộ móng nhằm kiểm soát sự lưu thông tuần hoàn .
3.1. Cách cuốn băng :
Có thể thực hiện cuộn băng bằng máy hoặc bằng tay, chỉ cần băng được cuộn chặt, đều và các mép băng không trồi sụt hay gấp lại. Sau đây là cách cuộn băng bằng tay :
(1) Đầu tiên gập đầu băng lại làm một cái lõi.
(2) Tiến hành cuộn băng tuỳ thuộc vào kích cở của cuộn băng, cụ thể:
Băng nhỏ (so với bàn tay người cuộn) :
Dùng ngón tay cái trái và ngón tay trỏ trái giữ hai đầu cuộn băng.
Dùng ngón cái phải và ngón trỏ phải (hoặc ngón trỏ và ngón giữa) giữ thân cuộn băng. Đồng thời đưa dần thân băng vào cuộn
Băng lớn (so với bàn tay người cuộn):
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 tay giữ 2 đầu cuộn băng.
Các ngón tay còn lại giữ thân của cuộn băng .
Hai tay đưa dần thân băng vào cuộn .
3.2. Cách tháo băng:
Các vòng băng được tháo dần, đưa từ tay này sang tay kia đến hết .
3.3. Cách cố định băng khi kết thúc:
Có thể thực hiện một trong các cách sau:
Ghim kim băng, cài móc sắt,
Dán băng dính,
Buộc nút
3.4. Áp dụng các đường băng cơ bản :
6 đường băng cơ bản
ĐƯỜNG BĂNG: Băng vòng tròn;Băng rắn quấn;Băng xoáy ốc;Băng số 8;Băng chử nhân;Băng hồi quy.
Áp dụng chung:Băng các vùng đềuvà ngắn;Băng các vùng đều và dài;Băng các vùng không đều và dài;Các vùng chõm và tròn đều;
Vị trí trên cơ thể Vòng khoá- Cổ, trán- Vùng tay- Chân- Ngón tay- Cánh tay- Đùi - Ngón tay-Thân…-Khớp: gối, khuỷu, vai .- Cẳng tay- Cẳngchân- Ngón tay- Đầu
4. BĂNG TUỲ ỨNG :
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và vị trí cần băng bó, che chở, nâng đở mà chọn loại băng thích hợp. Thông thường hay sử dụng loại băng tam giác hoặc băng có dải băng.
4.1. Giới thiệu một vài loại thường sử dụng :
4.1.1. Khăn tam giác :
Đơn giản dể sử dụng, phù hợp với các trường hợp sơ, cấp cứu ở bên ngoài.
Trong chấn thương thường dùng treo đở cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
Có thể sử dụng khăn dạng hình tam giác hoặc gấp lại thành dải khăn.
4.1.2. Băng có dải băng :
Băng T một dải: Dùng cho nữ giới với mục đích giữ bông gạc ở tầng sinh môn, bộ phận sinh dục…
Băng T hai dải: Dùng cho nam giới với mục đích giữ bông gạc ở tầng sinh môn, bộ phận sinh dục…
Băng 4 dải : Dùng để băng vùng cằm, đầu gối, khuỷ tay.
Băng nhiều dải : băng ngực, bụng
Tiếp theo
4.2. Nguyên tắc chung :
Thường sử dụng vải bông mềm để may .
Trong trường hợp may cho một đối tượng cụ thể phải chú ý đến kích cở.
Khi cố định nên dùng kiểu buộc nút dẹt cho chắc chắn .
Băng vừa đủ chặt không gây cản trở tuần hoàn, hô hấp.
Băng phải nhẹ nhàng không gây ảnh hưởng đến vùng đau.
5. BĂNG DÍNH :
Các trường hợp sử dụng băng dính (Băng keo):
Thường sử dụng băng dính để cố định bông, gạc che phủ các vết thương sạch, không chảy máu .
Cố định các trường hợp gãy kín xương sườn (cố định kiểu lợp ngói)
Cố định các ống thông, đường tiêm truyền … lên da .
6. KẾT LUẬN :
Như vậy trong thực hành nghề nghiệp, người điều dưỡng phải biết linh động vận dụng những kiến thức và khả năng chuyên môn của mình, thì mới thực hiện được những đường băng an toàn, đẹp, chắc chắn và đạt hiệu quả.
KỸ THUẬT BĂNG BẰNG BĂNG CUỘN
Gíao viên hướng dẫn thực hành.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu tương ứng:
1. Nguyên tắc nào sau đây đúng khi tiến hành sử dụng băng cuộn
Luôn luôn cầm giữa cuộn băng trong tất cả các trường hợp
Khi băng ở bàn tay thì băng luôn cả phần móng tay để đảm bảo kín.
Lăn cuộn băng theo chiều phía không thuận đến thuận của người điều dưỡng
Lăn cuộn băng theo chiều từ phía không thuận đến thuận của người bệnh
Tiếp theo
2. Đường băng xoắn ốc được sử dụng trên các vị trí nào sau đây của cơ thể người:
Vùng cánh tay
Vùng khớp khuỷu
Vùng cẳng chân
Vùng đầu
3. Đường băng chữ nhân được sử dụng trên các vị trí nào sau đây của cơ thể người:
Vùng cánh tay
Vùng khớp khuỷu
Vùng cẳng chân
Vùng đầu
4. Không được kết thúc băng ở những vị trí sau:
Trên chổ xương trồi.
Mặt trước trong của chi
Phía dưới chổ tổn thương
Chỗ không bị tì đè.
Tiếp theo
5. Băng 2 dài áp dụng tốt nhất trong trường hợp:
Cần cố định bông gạc che chở vết thương ở bộ phận sinh dục nữ.
Cần cố định bông gạc che chở vết thương ở bộ phận sinh dục nam.
Thấm hút nước tiểu ở NB nam tiêu tiểu không tự chủ
Băng bộ phận sinh dục nam hoặc nữ
6. Nguyên tắc nào sau đây đúng khi sử dụng băng dính :
Khi cố định băng dính nên cố định theo chiều dọc của cơ thể
Mặt băng dính chỉ tiếp xúc trên vùng da lành lặn.
Có thể cố định trên vùng có tóc
Không cần gấp mí đầu băng khi dán
7. Đặc điểm của khăn tam giác :
Tiếp theo
Đơn giản dễ sử dụng, phù hợp với các trường hợp sơ, cấp cứu ở bên ngoài
Trong chấn thương thường dùng treo, đỡ cánh tay, cẳng tay, bàn tay
Có thể sử dụng khăn dạng hình tam giác hoặc gấp lại thành dải khăn
Bao gồm cả ba đặc điểm trên
8.Để cố định tạm thời gãy xương đòn người ta áp dụng kiểu băng:
A.Số 8
B. Rắn quấn
C.Vòng tròn
D.Chữ nhân (Hết)
Cử nhân Ngô Thị Bích Phượng
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
Trình bày được mục đích băng.
Nêu được các nguyên tắc khi dùng băng cuộn.
Cho biết phạm vi áp dụng của 6 đường băng cơ bản.
Nêu được các nguyên tắc chung khi sử dụng băng tuỳ ứng
Nêu được những điều cần lưu ý khi sử dụng băng dính
1. MỞ ĐẦU
Việc băng bó vết thương đôi lúc trở thành thông lệ đối với các điều dưỡng viên ở các khoa thuộc hệ ngoại, cấp cứu chấn thương. Tuy nhiên, đã là một người nhân viên y tế nói chung, một điều dưỡng viên nói riêng thì việc băng bó cấp cứu ban đầu cho người bệnh luôn là trách nhiệm phải thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi chứ không phải chỉ có trong bệnh viện mà thôi. Do vậy đã là điều dưỡng thì phải thuần thục trong các động tác và biết sử dụng tất cả những phương tiện sẳn có để tiến hành băng bó cho người bệnh.
2. ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT BĂNG
2.1. Mục đích băng
Giữ yên vật dụng (bông, gạc…) che đắp trên vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn
Băng ép để hạn chế sự chảy máu .
Hạn chế cử động 1 phần, 1 vùng cơ thể .
Nâng đỡ các phần bị thương hay các bộ phận bị sa.
2.2. Chỉ định băng
Các tổn thương của phần mềm, xương, khớp .
Chảy máu các vết thương
Tiếp theo
2.3. Phân loại (các loại băng thường gặp) :
Băng cuộn : Gạc, vải, thun, thạch cao… nhiều cỡ (2cm -10cm x 2m -10m)
Băng tuỳ ứng : Khăn tam giác, Băng nhiều dải …
Băng dính : Vải, cao su, nhựa … một mặt có keo dính .
3. BĂNG CUỘN
Mười nguyên tắc sử dụng băng cuộn
(1) Chuẩn bị :
Cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thế thoải mái, thuận tiện.
Nâng đỡ vùng cần băng
Chêm lót vùng da tiếp xúc nhau.
Vùng da nơi băng phải sạch sẽ khô ráo.
Nếu có vết thương phải chăm sóc vết thương trước khi băng .
(2) Điều dưỡng viên đứng đối diện với vùng băng.
(3) Điều dưỡng viên cầm cuộn băng tay thuận, cuộn băng để ngữa, tiến hành băng theo chiều từ phía không thuận sang phía thuận của điều dưỡng viên.
(4) Bắt đầu băng bằng 2 vòng khoá (băng vòng tròn) .
(5) Băng vừa đủ chặt không gây cản trở tuần hoàn, hô hấp.
(6) Băng phải nhẹ nhàng không gây ảnh hưởng đến vùng đau .
Tiếp theo
(7) Băng vòng nọ chồng lên vòng kia 1/2 hoặc 2/3 đều nhau .
(8) Kết thúc băng với 2 vòng khoá, cố định mối băng ở vị trí không đè cấn. Tránh cố định tại các vị trí sau :
Trên chỗ tổn thương .
Trên chỗ xương trồi, hay phía trong của chi .
Chỗ người bệnh nằm thường đè lên .
Chỗ dễ bị cọ xát .
(9) Chi, khớp phải giữ theo tư thế cơ năng .
(10) Băng bàn tay, bàn chân phải để lộ móng nhằm kiểm soát sự lưu thông tuần hoàn .
3.1. Cách cuốn băng :
Có thể thực hiện cuộn băng bằng máy hoặc bằng tay, chỉ cần băng được cuộn chặt, đều và các mép băng không trồi sụt hay gấp lại. Sau đây là cách cuộn băng bằng tay :
(1) Đầu tiên gập đầu băng lại làm một cái lõi.
(2) Tiến hành cuộn băng tuỳ thuộc vào kích cở của cuộn băng, cụ thể:
Băng nhỏ (so với bàn tay người cuộn) :
Dùng ngón tay cái trái và ngón tay trỏ trái giữ hai đầu cuộn băng.
Dùng ngón cái phải và ngón trỏ phải (hoặc ngón trỏ và ngón giữa) giữ thân cuộn băng. Đồng thời đưa dần thân băng vào cuộn
Băng lớn (so với bàn tay người cuộn):
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 tay giữ 2 đầu cuộn băng.
Các ngón tay còn lại giữ thân của cuộn băng .
Hai tay đưa dần thân băng vào cuộn .
3.2. Cách tháo băng:
Các vòng băng được tháo dần, đưa từ tay này sang tay kia đến hết .
3.3. Cách cố định băng khi kết thúc:
Có thể thực hiện một trong các cách sau:
Ghim kim băng, cài móc sắt,
Dán băng dính,
Buộc nút
3.4. Áp dụng các đường băng cơ bản :
6 đường băng cơ bản
ĐƯỜNG BĂNG: Băng vòng tròn;Băng rắn quấn;Băng xoáy ốc;Băng số 8;Băng chử nhân;Băng hồi quy.
Áp dụng chung:Băng các vùng đềuvà ngắn;Băng các vùng đều và dài;Băng các vùng không đều và dài;Các vùng chõm và tròn đều;
Vị trí trên cơ thể Vòng khoá- Cổ, trán- Vùng tay- Chân- Ngón tay- Cánh tay- Đùi - Ngón tay-Thân…-Khớp: gối, khuỷu, vai .- Cẳng tay- Cẳngchân- Ngón tay- Đầu
4. BĂNG TUỲ ỨNG :
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và vị trí cần băng bó, che chở, nâng đở mà chọn loại băng thích hợp. Thông thường hay sử dụng loại băng tam giác hoặc băng có dải băng.
4.1. Giới thiệu một vài loại thường sử dụng :
4.1.1. Khăn tam giác :
Đơn giản dể sử dụng, phù hợp với các trường hợp sơ, cấp cứu ở bên ngoài.
Trong chấn thương thường dùng treo đở cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
Có thể sử dụng khăn dạng hình tam giác hoặc gấp lại thành dải khăn.
4.1.2. Băng có dải băng :
Băng T một dải: Dùng cho nữ giới với mục đích giữ bông gạc ở tầng sinh môn, bộ phận sinh dục…
Băng T hai dải: Dùng cho nam giới với mục đích giữ bông gạc ở tầng sinh môn, bộ phận sinh dục…
Băng 4 dải : Dùng để băng vùng cằm, đầu gối, khuỷ tay.
Băng nhiều dải : băng ngực, bụng
Tiếp theo
4.2. Nguyên tắc chung :
Thường sử dụng vải bông mềm để may .
Trong trường hợp may cho một đối tượng cụ thể phải chú ý đến kích cở.
Khi cố định nên dùng kiểu buộc nút dẹt cho chắc chắn .
Băng vừa đủ chặt không gây cản trở tuần hoàn, hô hấp.
Băng phải nhẹ nhàng không gây ảnh hưởng đến vùng đau.
5. BĂNG DÍNH :
Các trường hợp sử dụng băng dính (Băng keo):
Thường sử dụng băng dính để cố định bông, gạc che phủ các vết thương sạch, không chảy máu .
Cố định các trường hợp gãy kín xương sườn (cố định kiểu lợp ngói)
Cố định các ống thông, đường tiêm truyền … lên da .
6. KẾT LUẬN :
Như vậy trong thực hành nghề nghiệp, người điều dưỡng phải biết linh động vận dụng những kiến thức và khả năng chuyên môn của mình, thì mới thực hiện được những đường băng an toàn, đẹp, chắc chắn và đạt hiệu quả.
KỸ THUẬT BĂNG BẰNG BĂNG CUỘN
Gíao viên hướng dẫn thực hành.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu tương ứng:
1. Nguyên tắc nào sau đây đúng khi tiến hành sử dụng băng cuộn
Luôn luôn cầm giữa cuộn băng trong tất cả các trường hợp
Khi băng ở bàn tay thì băng luôn cả phần móng tay để đảm bảo kín.
Lăn cuộn băng theo chiều phía không thuận đến thuận của người điều dưỡng
Lăn cuộn băng theo chiều từ phía không thuận đến thuận của người bệnh
Tiếp theo
2. Đường băng xoắn ốc được sử dụng trên các vị trí nào sau đây của cơ thể người:
Vùng cánh tay
Vùng khớp khuỷu
Vùng cẳng chân
Vùng đầu
3. Đường băng chữ nhân được sử dụng trên các vị trí nào sau đây của cơ thể người:
Vùng cánh tay
Vùng khớp khuỷu
Vùng cẳng chân
Vùng đầu
4. Không được kết thúc băng ở những vị trí sau:
Trên chổ xương trồi.
Mặt trước trong của chi
Phía dưới chổ tổn thương
Chỗ không bị tì đè.
Tiếp theo
5. Băng 2 dài áp dụng tốt nhất trong trường hợp:
Cần cố định bông gạc che chở vết thương ở bộ phận sinh dục nữ.
Cần cố định bông gạc che chở vết thương ở bộ phận sinh dục nam.
Thấm hút nước tiểu ở NB nam tiêu tiểu không tự chủ
Băng bộ phận sinh dục nam hoặc nữ
6. Nguyên tắc nào sau đây đúng khi sử dụng băng dính :
Khi cố định băng dính nên cố định theo chiều dọc của cơ thể
Mặt băng dính chỉ tiếp xúc trên vùng da lành lặn.
Có thể cố định trên vùng có tóc
Không cần gấp mí đầu băng khi dán
7. Đặc điểm của khăn tam giác :
Tiếp theo
Đơn giản dễ sử dụng, phù hợp với các trường hợp sơ, cấp cứu ở bên ngoài
Trong chấn thương thường dùng treo, đỡ cánh tay, cẳng tay, bàn tay
Có thể sử dụng khăn dạng hình tam giác hoặc gấp lại thành dải khăn
Bao gồm cả ba đặc điểm trên
8.Để cố định tạm thời gãy xương đòn người ta áp dụng kiểu băng:
A.Số 8
B. Rắn quấn
C.Vòng tròn
D.Chữ nhân (Hết)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Bích Phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)