BÀI GIẢNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Triệu | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: BÀI GIẢNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

phòng gd & đt kim son

T?P HU?N
CễNG T�C KH?O TH� V� KI?M D?NH CH?T LU?NG GI�O D?C


Trong đợt tập huấn này sẽ trình bày những vấn đề sau:
I. MỤC ĐÍCH CỦA TẬP HUẤN
II. YÊU CẦU
II. NỘI DUNG CỦA TẬP HUẤN
gồm có 2 phần
Phần 1. Tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD
Phần 2. Những vấn đề cần thực hiện trong công tác Khảo thí

Phần 1. Tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD
I. MỤC ĐÍCH
1. Thực hiện theo Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD ĐT ngày 5/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở về nhiệm vụ KT&KĐCL năm học 2008-2009.
2. Làm cho mọi người hiểu đúng, sâu hơn về công tác KĐCLGD từ đó để có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD.

3. Tạo các ĐK hỗ trợ về nguồn lực, cơ sở vật chất, tài chính….để tiến hành thực hiện công tác KĐCLGD các nhà trường.

4. Chuẩn bị cho việc triển khai chủ đề năm học 2009-2010 là Năm học đánh giá chất lượng giáo dục.
II. YÊU CẦU
1. Tiếp thu đầy đủ nội dung của đợt tập huấn.
2. Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc Kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Làm cho mọi người hiểu một cách sâu sắc vềKĐCLGD.
4. Các cơ sở giáo dục cần có sự đầu tư thích hợp về con người, thời gian, cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho việc KĐCLGD.

5. Các nhà trường cần có kế hoạch hướng đến việc đăng ký đạt tiêu chuẩn về KĐCLGD.
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về KĐCLGD
a) Khái niệm: "Kiểm định chất lượng giáo dục trường" là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định đối với từng trường ở từng trình độ đào tạo.
b) Công cụ thực hiện:
Bộ tiêu chuẩn KĐCL

- Mỗi loại hình nhà trường có một bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục riêng



- Trong bộ tiêu chuẩn, có nhiều tiêu chuẩn bao gồm hết tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường đó.

- Trong mỗi tiêu chuẩn có từng yêu cầu ở một khía cạnh nào đó của tiêu chuẩn, được gọi là tiêu chí
- Kèm theo Bộ tiêu chuẩn là Hướng dẫn thực hiện.
- Hiện tại đã có Bộ tiêu chuẩn KĐCLGD và Hướng dẫn thực hiện của các trường ĐH, CĐ, TCCN
- Bộ tiêu chuẩn để KĐCLGD một nhà trường nó bao quát toàn bộ các hoạt của nhà trường, nên việc đạt tiêu chuẩn KĐCLGD có khi còn khó hơn đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, do đó các nhà trường cần có sự chuẩn bị trước một cách đầy đủ, chu đáo và có kế hoạch thực hiện dần từng bước.

c) Vì sao các nhà trường cần phải thực hiện việc KĐCLGD

- KĐCLGD là việc làm cần thiết để khẳng định một nhà trường có đạt yêu cầu về chất lượng giáo dục hay không.
- KĐCLGD trường là nhằm "nâng cao chất lượng giáo dục trường"
d) Qui trình thực hiện KĐCLGD

- Trường Đăng ký KĐCLGD với Bộ GD&ĐT
- Trường viết Báo cáo tự đánh giá
- Bộ Thành lập Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài
- Bộ thành lập Hội đồng quốc gia về KĐCL để xem xét
- Bộ trưởng quyết định, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn KĐCL
Chỉ có Bộ GD&ĐT mới có chức năng KĐCLGD
Trách nhiệm của các Sở là quản lý chất lượng giáo dục
phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục
phòng có 2 nhiệm vụ chính là:
Làm các công tác về thi (hay còn gọi là công tác khảo thí ) và Kiểm tra các điều kiện cần có theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục (hay còn gọi là công tác đảm bảo chất lượng)

2. Kế hoạch nhằm tăng cường công tác đánh giá và KĐCLGD
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên thông qua việc cung cấp thông tin, tuyên truyền, tổ chức tập huấn

- Các phòng GD&ĐT có trách nhiệm tổ chức phổ biến lại nội dung đã được tiếp thu trong đợt tập huấn cho lãnh đạo của các nhà trường thuộc đơn vị mình.
- Lãnh đạo các nhà trường của các cấp tổ chức phổ biến lại nội dung đã được tiếp thu cho cán bộ, giáo viên thuộc đơn vị mình.

b) Ở các phòng GD&ĐT cần thiết phải có một bộ phận phụ trách lĩnh vực khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục tại đơn vị, cụ thể là:
bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách (nơi có ít cán bộ, có thể giao kiêm nhiệm)
"Bộ phận phụ trách Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục".
c) Các phòng GD&ĐT tiến hành triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cụ thể là:

- Các phòng GD&ĐT tiến hành triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cụ thể là:

- Có kế hoạch chỉ đạo định hướng cho các nhà trường (trước hết làm thí điểm trên một số trường tiểu học) chuẩn bị trước cho việc đi đến đăng ký đạt tiêu chuẩn KĐCLGD.

d) Các trường THPT thực hiện quản lý chất lượng theo bộ tiêu chí hướng đến việc chuẩn bị cho đăng ký đạt tiêu chuẩn KĐCLGD.
đ) Ba trường: THPT Cửa Lò, THPT Hoàng Mai, THPT DTNT Con Cuông cần thực hiện đúng kế hoạch thí điểm về quản lý chất lượng trường THPT theo bộ tiêu chí, các trường này sẽ là một trong những trường tham gia đăng ký đạt tiêu chuẩn KĐCLGD đầu tiên
đ) Các phòng GD&ĐT, các trường THPT, TT GDTX trước mắt cần tiến hành đánh giá, phân loại HS và có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho HS, nhất là với HS yếu kém và HS lớp cuối cấp để nâng cao chất lượng dạy học.
g) KĐCLGD là vấn đề mới, do đó rất cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cơ sở giáo dục và sự ủng hộ của mọi người mà trước hết là những cán bộ quản lý, giáo viên về chủ trương cũng như cách làm và các điều kiện hỗ trợ khác, cần phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc rằng:
- Mục đích của mọi đầu tư cho giáo dục là để nâng cao chất lượng giáo dục, KĐCLGD là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, đầu tư cho KĐCLGD chính là để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy các nhà trường; các cấp, ngành cần có sự đầu tư thích đáng cho công tác KĐCLGD.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!
Phần 2. Những vấn đề cần thực hiện trong công tác Khảo thí

I. VỀ QUAN ĐIỂM VÀ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO
Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc, triệt để Chỉ thị số 33 và cuộc vận động "Hai không", ở tất cả các khâu của các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo đánh giá chính xác, công bằng, khách quan và đúng thực chất kết quả học tập của học sinh.
1. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp xã hội, nhất là trong cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh
2. Cần phải có kế hoạch tiếp tục triển khai, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động "Hai không"
3. Tăng cường kiểm tra việc đánh giá, cho điểm và xếp loại học sinh theo đúng quy chế
4. Thực hiện đánh giá, phân loại học sinh từ đầu năm học để có giải pháp bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém và học sinh lớp cuối cấp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
5. Kiên quyết không để không sinh chưa đủ điều kiện được lên lớp, chưa đủ trình độ lớp 12 được dự thi tốt nghiệp. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm
6. Quản lý chặt chẽ, chấn chỉnh và làm tốt hơn khâu hồ sơ của nhà trường và của từng học sinh.

7. Tổ chức tốt việc triển khai học tập các quy chế.


II. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Thực hiện đúng nội dung, chương trình giảng dạy


- Dạy đủ các môn học theo qui định
- Dạy đủ số tiết theo phân phối chương trình
2. Quản lý chặt chẽ việc thi, kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại
- Thi, kiểm tra đúng thời gian theo phân phối chương trình
- Kết quả phải được cập nhật kịp thời vào sổ chính
- Nên có đề thi, kiểm tra chung cho các học sinh trong cùng một khối
- Thường xuyên kiểm tra việc đánh giá cho điểm của giáo viên
3. Về Sổ điểm

- Phải có đầy đủ điểm hoặc đánh giá xếp loại của các môn theo qui định
- Trong các môn số lần điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ phải đủ ở mức độ tối thiểu
- Khi tính điểm trung bình môn phải tính hệ số của các điểm thành phần.
- Khi tính điểm trung bình của các môn học phải tính hệ số của môn học
- Khi xếp loại học lực cần chú ý phải có đồng thời ba điều kiện:

+ Điểm trung bình các môn học, điểm tối thiểu hoặc xếp loại thấp nhất của các môn và điểm của ít nhất một trong hai môn Văn hoặc Toán (đối với học sinh không chuyên)
+ Điểm trung bình các môn học, điểm tối thiểu hoặc xếp loại thấp nhất của các môn và điểm các môn chuyên (đối với học sinh chuyên).

- Đối với các học sinh thuộc diện thi lại thì sau khi thi lại phải tính lại điểm trung bình của các môn và xếp loại lại về học lực, ghi vào sổ điểm.

- Tuyệt đối tránh tẩy, xoá, cắt dán sổ; hạn chế việc chữa điểm, nếu chữa điểm thì phải chữa đúng qui định.
4. Về học bạ

- Học bạ phải có ảnh, đóng dấu giáp lai
- Phải có đầy đủ điểm hoặc xếp loại (học kỳ 1,2, cả năm) và chữ ký (ghi rõ họ tên) của các giáo viên dạy các môn được qui định.
- Các thông tin trong học bạ phải ghi đúng vị trí, theo yêu cầu của từng nội dung.

- Với các hs thi lại thì phải có điểm thi lại, điểm TB các môn sau khi thi lại, xếp loại lại HL và kết luận lên lớp hay ở lại. Các hs phải rèn luyện HK trong hè thì phải có xếp loại lại HKvà kết luận lên lớp hay ở lại.
- Phải chú ý thực hiện đúng việc xếp loại học lực trong học bạ, nhất là điều kiện được lên lớp đối với các học sinh thuộc diện thi lại.
- Phải đối chiếu điểm được ghi trong sổ điểm với trong học bạ của từng học sinh.
5. Tổ chức nghiên cứu, học tập đầy đủ và thực hiện đúng các quy chế

- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh


- Quy chế thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi HSG…


-Qui trình coi thi, chấm thi


6. Hồ sơ của hs phải đầy đủ, nhất là đối với hs lớp cuối cấp. Các thông tin trong các loại hồ sơ của thí sinh phải thống nhất, rõ ràng và chính xác.
7. Cử người tham gia công tác thi đúng tiêu chuẩn theo quy chế, gửi danh sách về Sở kịp thời. Nạp dữ liệu thi về Sở chính xác và đúng thời gian qui định.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Triệu
Dung lượng: 29,94KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)