Bài giảng khác mẫu giáo 5- 6 tuổi

Chia sẻ bởi trần khánh hồng | Ngày 03/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: bài giảng khác mẫu giáo 5- 6 tuổi thuộc Phát triển ngôn ngữ

Nội dung tài liệu:

D? �N PH�T TRI?N GI�O D?C M?M NON T?NH GIA LAI
B�O C�O S�NG KI?N KINH NGHI?M
Trần Khánh Hồng
MỤC LỤC
I. Đề tài báo cáo
II. Nội dung đề tài
Lý do
Công tác chuẩn bị
Quá trình thực hiện
Kết quả
III. Khó khăn & Giải pháp
IV. Kết luận
Tên sáng kiến : Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ LQVT, và hoạt động chơi nhằm nâng cao khả năng biết xem ngày trên lốc lịch, xem giờ chẵn trên đồng hồ và nói đúng kết quả lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 2 trường mầm non Sao Mai
Số lượng HS tham gia 39
Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016
Số bài thực hiện: 4 bài
Người thực hiện:Trần Khánh Hồng
Địa điểm thực hiện: Điểm chính
Tổng kinh phí: 2.492.000đ
Nội dung
Lý do: Quá trình cho trẻ LQVT,giờ học "Dạy trẻ biết xem ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ" mặc dù tôi đã thực hiện các bước theo trình tự của bài học. Song kết quả đạt trên trẻ chưa cao, nhiều học sinh chưa biết xem lịch và đặc biệt là xem giờ nói kết quả giờ chẵn trên đồng hồ gần như cả lớp chưa thể nói được kết quả đúng theo yêu cầu của cô.
Nguyên nhân là: Thiếu đồ dùng dạy học cho trẻ học xem ngày trên lốc lịch và xem giờ chẵn trên đồng hồ.
Nội dung giáo dục này chưa được giáo viên chú trọng . Khó thiết kế thành giờ học chính khóa.

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP
1.Mục tiêu:
Nhằm nâng cao khả năng xem ngày trên lốc lịch, xem giờ chẵn, nói đúng kết quả giờ trên đồng hồ bằng đồ dùng trực quan thông qua giờ học và các hoạt động chơi.
2.Giải pháp:
-Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học toán và các hoạt đông chơi tăng số trẻ biết xem ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ và nói đúng kết quả.

Công tác chuẩn bị thực hiện
1.Thiết kế 2 giờ học, hai giờ chơi
+ Giờ học xem lịch
+Giờ học xem đồng hồ.
+ Thiết kế trò chơi Đố ai tìm đùng
+ Thiết kế trò chơi: Giờ nào việc ấy.
Cô làm đồ dùng đồ chơi
3. Thiết kế Phiếu quan sát / bài kiểm tra:
Tiêu chí đánh giá:
*Đạt
-Trẻ biết xem ngày trên lốc lich, giờ chẵn trên đồng hồ, nói đúng kết quả: Đạt
*Chưa đạt:
Chưa biết xem ngày trên lốc lịch giờ chẵn trên đồng hồ và nói chưa đúng kết quả. Chưa đạt.
Quá trình thực hiện
Khi tổ chức giờ học: dạy trẻ xem ngày trên lốc lịch, nói đúng kết quả.
Tôi cho trẻ ngồi theo đội hình chữ u, hình thức ngồi này, cô giáo có thể quan sát và hướng dẫn đến tất cả trẻ.
Nhờ 2-3 trẻ giúp cô phát đồ dùng cho bạn.
Cô giới thiệu với trẻ về lịch lốc, dạy trẻ cách lật lịch.
Cô giới thiệu các ngày trong lịch, cho trẻ gọi tên các ngày ( ngày 1- ngày 10) những ngày tiếp theo cô dạy trẻ gọi tên ngày mười một (11) ngày mười hai (12)….. lần lượt cô giới thiệu và dạy trẻ cách đọc tên ngày. Khi trẻ đã được gọi tên hết các ngày trong tháng. Tôi sẽ gọi tên và yêu cầu trẻ lật lịch đúng ngày mà cô gọi tên. Và cô giơ ngày trên lốc lịch, yêu cầu trẻ gọi tên: cô lật ngày 27, trẻ phải gọi tên ngày “ ngày hai mươi bảy”…..
Phần chơi trò chơi, tôi cũng chia trẻ thành hai đội và khi trẻ chơi tìm ngày trên lịch tường và gắn hoa vào số cô yêu cầu, khi trò chơi kết thúc, cho trẻ gọi lại ngày mà trẻ vừa gắn hoa.

Cô giới thiệu với trẻ về lịch lốc, dạy trẻ cách lật lịch.
Cô giới thiệu các ngày trong lịch, cho trẻ gọi tên các ngày ( ngày 1- ngày 10) những ngày tiếp theo cô dạy trẻ gọi tên ngày mười một (11) ngày mười hai (12)….. lần lượt cô giới thiệu và dạy trẻ cách đọc tên ngày. Cho gọi cac ngày theo các hình thức: lớp, tổ, nhóm và cá nhân.Khi trẻ đã được gọi tên và lật lịch hết các ngày trong tháng.
Luyện tập cá nhân: cô sẽ gọi tên ngày và yêu cầu trẻ lật lịch đúng ngày mà cô gọi tên.( cho trẻ kiểm tra lẫn nhau kết quả cô yêu cầu.
Và cô giơ số ngày trên lốc lịch, yêu cầu trẻ gọi tên:ví dụ: cô lật ngày 27, trẻ phải gọi tên ngày “ ngày hai mươi bảy”…..
Luyệt tập.
Chơi trò chơi : đố ai tìm đúng
Cô gắn các tờ lịch tường lên bảng, yêu cầu các độ tìm ngày theo yêu cầu của cô có trên tờ lịch và gắn hoa vào ngày đó. Ví dụ: tìm ngày 26 thì trên tờ lịch tường ngày 26 sẽ được lập lại nhiều lần để trẻ tìm và gắn. Sau thời gian 4-5 phút, đội nào có nhiều bông hoa đúng theo ngày cô yêu cầu là đội đó thắng.
Giờ học: Xem giờ chẵn trên đồng hồ và nói đúng kết quả









Nhờ 2-3 trẻ giúp cô phát đồ dùng cho bạn.
Cô giới thiệu cho trẻ về đồng hồ: có số và kim. Cho trẻ gọi tên kim ngắn, kim ngắn chỉ giờ, kim dài, kim dài chỉ phút.
Hỏi trẻ về các số có trên mặt đồng hồ.
Cô dạy trẻ kỉ năng xem giờ chỉnh giờ: kim dài ở số 12, kim ngắn chỉ số mấy là mấy giờ, ví dụ kim ngắn chỉ số 3 là 3 giờ, trẻ gọi “ ba giờ”….
Khi trẻ đã được hướng dẫn xem giờ và chỉnh giờ theo cô, tôi yêu cầu trẻ chỉnh giờ theo yêu cầu của cô.
Giờ chơi
Cô và trẻ kiểm trẻ kết quả chơi
Kết quả:
Những thuận lợi khó khăn:
Được sự đầu tư về tài chính của BĐHDA tỉnh
Được sự quan tâm và chỉ đạo chặc chẽ của BGH
Được chị em đồng nghiệp hỗ trợ.
Khó hăn:
vật liệu làm đồ dùng.
Thời gian nhận tiền từ dự án và thời gian nghiệm thu quá gấp.
4. Kết luận:
sáng kiến : Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ LQVT, và hoạt động chơi nhằm nâng cao khả năng biết xem ngày trên lốc lịch, xem giờ chẵn trên đồng hồ và nói đúng kết quả lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 2 trường mầm non Sao Mai.
Sáng kiến này mang lại hiệu quả cao đối với học sinh của lớp mình. Nhiều trẻ đã biết lật lịch và nói đúng ngày trên lốc lịch cũng như lật đúng ngày trên tờ lịch mà cô yêu cầu.Đối với xem giờ chẵn trên đồng hồ và nói đúng kết quả, nhiều học sinh đã biết xem giờ so với trước khi thực hiện sáng kiến.
Chúc hội thảo
thành công tốt đẹp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần khánh hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)