Bài giang khac

Chia sẻ bởi diep hoang dung | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: bài giang khac thuộc Giáo dục quốc phòng

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC
1.1. Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước
- Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn.

- Cải cách hành chính, theo đó, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt
động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

- Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển.

1.2. Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước
Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội.
2.XU HƯỚNG CẢI CÁCH HƯỚNG HÀNH CHÍNH HÀNH CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Xu hướng cải cách hành chính ở các nước phát triển
Nhiều quốc gia coi cải cách hành chính là một yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thông
qua cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà
nước; tăng khả năng phát triển kinh tế -xã hội.

Giải pháp chủ yếu ở các nước phát triển khi tiến
hành các hoạt động cải cách hành chính như sau:
- Tăng cường tư nhân hoá
- Hướng tới kiểm soát kết quả
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương
- Phi quy chế hoá
- Cấu trúc tổ chức của bộ máy hành chính
- Cải cách chế độ công vụ, công chức
- Cải cách tài chính công
- Hiện đại hoá nền hành chính
2.2. Vận dụng các kinh nghiệm cải cách hành chính nhà nước của các nước phát triển vào cải cách hành chính ở Việt Nam
Cải cách hành chính nhà nước liên quan tới nhiều yếu tố mang tính nội tại của từng quốc gia trong mỗi giai đoạn, do đó không có một nền hành chính khuôn mẫu cho tất cả các nước.
Việc ứng dụng mô hình này vào các nước đang phát triển vào Việt Nam nói riêng vẫn còn là vấn đề phải tranh luận
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, cải cách hành chính là một quá trình thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện các bộ phận của nền hành chính để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hành chính công trong quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân, góp phần thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết phải cải cách hành chính ở Việt Nam

Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay diễn ra trong khuôn khổ của cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta hiện nay là:

- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính
- Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
- Sự phát triển của khoa học-công nghệ
- Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với Nhà nước ngày càng cao

3.2. Quá trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
- Giai đoạn 1986-1995
- Giai đoạn 1995-2001
- Giai đoạn 2001-2010
- Giai đoạn từ 2011 đến nay
- Mục tiêu của cải cách hành chính ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020
+ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triểnđất nước.

+ Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
+ Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.

+ Bảo đảm thực hiện trên thực tếquyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
+Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụnhân dân và sự phát triển của đất nước.

3.3. Chương trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam (2011 - 2020) tập trung vào 6 nội dung
-Cải cách thể chế hành chính nhà nước
-Cải cách thủ tục hành chính
-Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
-Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
-Cải cách tài chính công
-Hiện đại hóa hành chính

KẾ HOẠCH
Cải cách hành chính huyện Châu Phú giai đoạn 2016 - 2020
Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 05/02/2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Châu Phú lần XI nhiệm kỳ 2015-2020.
1. Mục tiêu chung

Trọng tâm cải cách hành chính của huyện giai đoạn 2016 - 2020: Cán bộ, công chức, viên chức là khâu then chốt; thủ tục hành chính là khâu đột phá; xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động; nâng cao chất lượng dịch vụ công, không gây phiền hà, tốn kém cho tổ chức, cá nhân; bộ máy cơ quan hành chính nhà nước được sắp xếp gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo phẩm chất và năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ;
thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, dân chủ ở cơ sở trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính từ huyện đến xã; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; lấy người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo thành công của cải cách hành chính theo phương châm “Trách nhiệm - Một cửa - Thân thiện”.
2. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện, phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức huyện có số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt chuẩn trình độ và năng lực thi hành công vụ theo vị trí chức danh. 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp triển khai cơ cấu công chức, viên chức theo đúng đề án vị trí việc làm được phê duyệt; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn theo chức danh.
- 100% các thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận, giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. Mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính đạt trên 80%.
- Kiện toàn bộ máy cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, cấp xã theo quy định của Chính phủ, của tỉnh, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù của đơn vị, địa phương; hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện tới cơ sở được thông suốt, trong sạch, tinh gọn, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.
- Tăng cường tính minh bạch, hiệu quả quản lý trong việc phân bổ, sử dụng ngân sách; tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Từng bước xây dựng trụ sở các cơ quan khang trang hơn, đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi văn bản; 80% các văn bản, tài liệu chính thức được trao đổi trên môi trường mạng và có ứng dụng chữ ký số;
100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; 100% Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND các xã, thị trấn sử dụng phần mềm một cửa điện tử và 50% trở lên sử dụng trang thiết bị hiện đại, đồng bộ được kết nối liên thông, sử dụng phần mềm tác nghiệp, xử lý công việc thống nhất, tạo môi trường giao dịch thân thiện thuận tiện cho tổ chức và cá nhân.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính; xác định công tác cải cách hành chính thực sự là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và là khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2. Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, gắn kết quả triển khai, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với việc đánh giá trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và đánh giá thi đua, xếp loại hàng năm của cán bộ, công chức, viên chức. Kiểm tra thường xuyên hàng năm việc thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn nhằm nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi nhiệm vụ.
3. Chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và tạo được điểm nhấn trong từng giai đoạn và thời điểm. Hàng năm, tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, đề ra giải pháp cụ thể để nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của huyện và UBND các xã, thị trấn.
3. Chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và tạo được điểm nhấn trong từng giai đoạn và thời điểm. Hàng năm, tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, đề ra giải pháp cụ thể để nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của huyện và UBND các xã, thị trấn.
4. Xác định thủ tục hành chính tiếp tục là khâu đột phá, vì vậy mọi thủ tục hành chính phải được từng cơ quan, đơn vị niêm yết, công khai, minh bạch. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, từng bước nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp hướng đến hiện đại, kết hợp với mô hình nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua mạng (internet), qua dịch vụ bưu chính; nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện, cấp xã theo Đề án của tỉnh.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc vào hoạt động quản lý của cơ quan hành chính các cấp hướng đến xây dựng nền hành chính điện tử, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
6. Thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) của tỉnh An Giang; tiếp tục việc đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm đối với cấp xã.
7. Đẩy mạnh công khai tài chính; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ.
8. Đẩy mạnh tuyên truyền, kết hợp với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, công tác dân vận chính quyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức, giản dị, gần gũi, gắn bó với nhân dân.
Những khó khăn
-Công tác tuyên truyền về CCHC cò mang tính hình thức, CBCC chưa nắm rỏ các nội dung CCHC
-Các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt việc công khai các thủ tục hành chính, người dân ít quan tâm đến
-Công tác tự kiểm tra, rà soát thủ tục hành chính…
Phương hướng
-Tiếp tục chỉ đạo điều hành đến các cơ quan, đơn vị cấp huyện và cấp xã thực hiện tốt Chương trình hành động số 147/ Ctr-UBND tỉnh ngày 22/4/2015 vền nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công ( chỉ số PAPI) tỉnh An giang đến năm 2020
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHC trên địa bàn huyện Châu phú theo kế hoạch
phối hợp tốt việc đề cử cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ trên địa bàn huyện Châu phú giai đoạn 2016- 2020 theo Quyết định 1356/QĐ-UBND ngày 12/6/2016 của Chủ tịch UBND huyện Châu phú
Tiếp tục đẩy mạnh công tác CC thủ tục HC trong mọi lĩnh vực, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cấp huyện, xã; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền theo tinh thần Chỉ thị số 04/2013/CT-UBND ngày 10/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT – XH, QP-AN
Tiếp tục phối hợp với Ban thường trực UBMTTQVN huyện thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 28/10/ 2016 giữa UBND huyện với Ủy ban MTTQ VN huyện về giám sát tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết công việc cho các tổ chứu, cá nhân và phối hợp điều tra khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp…
Kết luận
Cải cách hành chính nhà nước là một vấn đề lớn, có khả năng động chạm tới lợi ích của nhiều người, nhất là cán bộ công chức lãnh đạo. Do đó, việc thay đổi nhận thức và mong muốn của những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cải cách hành chính nhà nước là rất khó.
Nhiều cán bộ công chức không thực sự mong muốn tiến hành hoạt động cải cách do lợi ích của sự thay đổi thì khó nhận biết trong khi đó những quyền lợi bị xâm hại dễ dàng nhận thấy. Công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện tốt nên chưa tạo ra chuyển biến cần thiết về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của những người làm cải cách hành chính.

Cải cách hành chính là khâu đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhưng công tác chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua chưa ngang tầm, chưa kiên quyết và thiếu đồng bộ. Công tác chỉ đạo, điều hành chưa được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên. Một số chủ trương đúng đã được các Hội nghị của Đảng khẳng định, có quyết định và giải pháp cụ thể của Chính phủ nhưng chưa được chỉ đạo sát sao thực hiện nên kết quả thấp so với yêu cầu đặt ra, điển hìnhnhư phân cấp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tách các tổ chức sự nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính.

Kết luận
Chưa tạo ra được sự đồng bộ, gắn kết giữa cải cách hành chính với công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng, với các cuộc cải cách về kinh tế, lập pháp, tư pháp.
Việc đầu tư về nhân lực, trí lực, nguồn lực cho cải cách hành chính còn chưa thỏa đáng. Kinh phí để triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ cải cách hành chính chưa được hướng dẫn thống nhất, còn lúng túng trong bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính ở cả Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

So với mục tiêu, yêu cầu đang đặt ra của tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vào kinh tế khu vực và toàn cầu thì chúng ta còn phải cải cách mạnh mẽ nhiều hơn nữa nền hành chính nhà nước mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với trình độ phát triển chung của khu vực và thế giới, để tạo đà phấn đấu trước năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

XIN CÁM ƠN VÀ
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: diep hoang dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)