Bài Giảng Đường lối cách mạng Việt Nam

Chia sẻ bởi Trần Văn Thắng | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài Giảng Đường lối cách mạng Việt Nam thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chương trình đổi mới việc giảng dạy và học tập các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học và Cao đẳng, trong bối cảnh đổi mới Giáo dục Đại học, ngày 18 tháng 09 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT về Chương trình các môn học Lý luận chính trị, chương trình này được áp dụng từ học kỳ II năm học 2008-2009. Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của sinh viên trường Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, tôi đã biên soạn tập bài giảng này. Tập bài giảng môn “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam” được biên soạn theo chương trình khung và Giáo trình của môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tài liệu này còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để học tập của sinh viên. Do thời gian có hạn cho nên Tập bài giảng không thể tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên.
Hải Phòng, năm 2014









CHƯƠNG MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
a. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930 trên cơ sở hợp nhất các tổ chức cộng sản với vai trò ta lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngay sau khi ra đời dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cách mạng nước ta đã giành những thắng lợi to lớn: Cách mạng tháng 8/1945 đất nước giành được độc lập; Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ vững chắc nền độc lập, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả; Thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đưa nước ta từng bước Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, thịnh vượng của nhân dân thế giới.
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo của mình, để có những thắng lợi nêu trên đòi hỏi Đảng ta phải có đường lối cách mạng đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước. Vậy Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là gì?
Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị ...của Đảng.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy tùy từng thời điểm lịch sử cụ thể mà Đảng ta có chủ trương đường lối cách mạng khác nhau như: Thời kỳ 1936 - 1939 Đảng có đường lối vận động dân chủ; thời kỳ 1939 - 1945 là đường lối khởi nghĩa giành chính quyền; thời kỳ 1945 - 1954 là đường lối Bảo vệ chính quyền cách mạng kháng chiến chống Thực dân Pháp; thời kỳ 1954 - 1975 là đường lối cách mạng XHCN ở Miền Bắc và cách mạng DTDCND ở Miền Nam; từ 1986 đến nay là Đường lối đổi mới đất nước...Nhưng tất cả đầu luôn đảm bảo một Đường lối cách mạng chung xuyên suốt đó là Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Để có được đường lối cách mạng đúng đắn và có giá trị thực tiễn đòi hỏi trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối. Đường lối cách mạng đúng sẽ là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng, đồng thời quyết định uy tín, vị trí và vai trò lãnh đạo của một Đảng cầm quyền đối với quốc gia dân tộc. Vì vậy để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng xứng đáng là một Đảng cầm quyền, trước hết cần phải xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn. Đường lối đúng đắn của Đảng nghĩa là phải được xây dựng trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm lí luận khoa học của CNMLN, tri thức nhân loại, xu thế và đặc điểm của quốc tế, đồng thời phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng nước ta và phải phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc. Gắn liền với điều đó cần phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều, chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn...
b. Đối tượng nghiên cứu môn học
Đối tượng của môn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)