Bài giảng đường lối cách mạng

Chia sẻ bởi Quách Ngan | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: bài giảng đường lối cách mạng thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Chương I:
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
(1920 – 1930)
I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng CSVN
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Đầu thế kỷ XX, thế giới có những chuyển biến quan trọng:
- Chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu và Bắc Mỹ nhanh chóng phát triển, chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền
- Sự xâm chiếm, khai thác và nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc. Do đó, chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, nhất là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI - CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC RA ĐỜI
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận cách mạng dẫn đường => chủ nghĩa Mác –Lênin ra đời.
- Chủ nghĩa Mác –Lênin chỉ rõ, muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản
+ Nhiệm vụ : tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân

+ Mục đích: - Giành lấy chính quyền
- Xây dựng xã hội mới.
= > Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến lược, sách lược của Đảng đều phải luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân.
- Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào thực tiễn nước ta từ đó sáng tạo ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN.
c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản.
- Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11 -1917) thắng lợi đã làm biến đổi căn bản tình hình thế giới, mở đầu một thời đại mới “thời đại chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá rộng rãi, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản (Đảng Cộng sản Pháp (1920),...Với các nước thuộc địa CM Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: CM Thámg Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ.
c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản. (tiếp)
Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập vào tháng 3-1919 có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản (1920) đã chỉ ra phương hướng đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức.
Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới và với cách mạng Việt Nam, Người nhấn mạnh: “An Nam muốn làm cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

Năm 1858 -> 1884
Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
- Về chính trị:
Chính sách “trực trị”: Cai trị trực tiếp bằng hệ thống chính quyền do người Pháp nắm, đồng thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chỗ dựa, mọi quyền hành đều trong tay người Pháp.
Dùng chính sách “chia để trị”: Pháp thực hiện chia rẽ giữa ba kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ (theo chế độ cai trị khác nhau). Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác; giữa miền xuôi- miền núi; giữa các tôn giáo...
Đàn áp các phong trào yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
- Về kinh tế:
Thi hành chính sách kinh tế thực dân phản động, bóc lột nặng nề.
Thực hiện chính sách độc quyền, đặc biệt trong các ngành kinh tế cho lợi nhuận cao: độc quyền xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông, muối, rượu, thuốc phiện…
Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá cho tư bản chính quốc và biến nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào “chính quốc”.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
- Về văn hoá:
Thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch về văn hoá, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị:
Khuyến khích văn hoá độc hại, xuyên tạc lịch sử và giá trị văn hóa Việt Nam, gây tâm lý tự ti, vong bản.
Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hoá tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam.
Dùng rượu cồn, thuốc phiện… ru ngủ các tầng lớp nhân dân, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục.
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra sự phân hoá sâu sắc:
Tính chất xã hội thay đổi: từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Kết cấu xã hội thay đổi: các giai cấp trong xã hội cũ bị phân hoá sâu sắc, bên cạnh đó xuất hiện những giai cấp mới.
=> Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện năm giai cấp với những đặc điểm và thái độ chính trị khác nhau.
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

+ Giai cấp địa chủ Việt Nam
Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với TD Pháp áp bức, bóc lột nhân dân
Chia làm hai bộ phận:
* Một bộ phận lộ mặt phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, không có ý thức dân tộc.
Đây là đối tượng của cách mạng, cần phải đánh đổ.
* Bộ phận có lòng yêu nước, tham gia đấu tranh chống Pháp, nên có thể lôi kéo họ đi theo cách mạng.
Đây là lực lượng cách mạng có điều kiện, đấu tranh trong chừng mực nhất định.
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

+ Giai cấp nông dân
Là giai cấp đông đảo nhất, chiếm tới hơn 90% dân số.
Bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị tư bản thực dân chiếm đoạt và bị bần cùng hoá, phân hoá sâu sắc, nên mang mối thù sâu nặng với đế quốc và phong kiến. Họ vừa có yêu cầu về độc lập dân tộc, vừa có yêu cầu về ruộng đất, nhưng yêu cầu độc lập dân tộc là bức thiết nhất
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

+ Giai cấp công nhân
Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tập trung chủ yếu ở các thành phố và vùng mỏ: Sài Gòn, Nam Định, Hà Nội.....
Đa số công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân nên có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với g/c nông dân, trình độ văn hoá kỹ thuật còn thấp nhưng đã có đầy đủ những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế như: đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết quốc tế…
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

+ Giai cấp tư sản
Ra đời từ các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Có tiềm lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu. Có mâu thuẫn về quyền lợi với thực dân và phong kiến. Căm ghét đế quốc, có tinh thần dân tộc khá cao.
Thái độ chính trị hai mặt: một mặt, có tinh thần cách mạng, chống đế quốc, phong kiến, tán thành độc lập dân tộc; mặt khác, có tư tưởng cải lương
=> Không đủ điều kiện lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc đi đến thành công..
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

+ Tầng lớp tiểu tư sản
Được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa, gồm nhiều bộ phận khác nhau: công chức, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công…. Họ bị thực dân Pháp chèn ép, địa vị kinh tế bấp bênh, dễ rơi vào con đường thất nghiệp và phá sản.
Có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Pháp và phong kiến, có tinh thần yêu nước và đấu tranh cách mạng.
Họ có sự nhạy bén về chính trị, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, hăng hái tham gia cách mạng. Khi được thức tỉnh, họ trở thành lực lượng cách mạng quan trọng. Đây là lực lượng đồng minh quan trọng của cách mạng.
=> Tóm lại, trong xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn đan xen, nhưng nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản:
Mâu thuẫn dân tộc: Là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Đây là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu và sâu sắc nhất.
Mâu thuẫn giai cấp: Là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
Tính chất của xã hội Việt Nam: xã hội thuộc địa nửa phong kiến
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Quy định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là:
- Đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
- Xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa lại ruộng đất cho dân cày.
Trong đó, chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu, vì nó giải quyết mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc.
Nông dân Việt Nam kéo cày thay trâu
Nông dân Việt Nam kéo cày thay trâu
b. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
- Các phong trào theo ý thức hệ phong kiến:
Phong trào "Cần vương"
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Các phong trào có xu hướng dân chủ tư sản d?u th? k? XX phõn hoỏ th�nh hai xu hu?ng:
+ Gi�nh d?c l?p dõn t?c b?ng "b?o d?ng"- d?i di?n l� Phan B?i Chõu
+ Gi�nh d?c l?p dõn t?c b?ng " b?t b?o d?ng"- d?i di?n l� Phan Chõu Trinh
Các nghĩa sĩ cần vương
Lãnh tụ phong trào Duy Tân
Lãnh tụ khởi nghĩa Yên Thế
Lãnh tụ Việt Nam quang phục hôi
Ngoài ra trong thời kỳ này còn có nhiều phong trào đấu tranh khác như:
Phong trµo §«ng kinh nghÜa thôc (1907)
Phong trào “tẩy chay khánh trú” (1919)
Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở Sài Gòn (1923)........
Từ trong các phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời:

Đảng lập hiến (1923)
Đảng Thanh niên (3-1926)
Đảng Thanh niên cao vọng (1926)....
Đặc biệt là hai tổ chức đảng: Tân việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng

Lãnh tụ Việt Nam quốc dân đảng
b. Các phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến và tư sản:

Nhận xét: Các phong trào đấu tranh yêu nước chống thực dân phong kiến diễn ra liên tục, sôi nổi, rộng khắp nhưng đều bị đàn áp và thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do họ đã không đưa ra một đường lối chính trị rõ ràng, chưa có tổ chức chặt chẽ và hoạt động rời rạc; họ đã không tập hợp được quần chúng.
Tuy vậy, các phong trào đó đã thể hiện tinh thần yêu nước nông nàn của dân tộc ta; cổ vũ mạnh mẽ nhân dân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:

Nguyễn ái Quốc chuẩn bị cỏc di?u ki?n chớnh tr?, tu tu?ng, t? ch?c cho vi?c thành lập Đảng:

- Đồng chí Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước:


Về thân thế của Người
Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người lên đường đi sang phương Tây "để xem họ làm như thế nào, học tập họ, rồi trở về giúp đồng bào cởi bỏ xiềng xích nô lệ".

Con tàu buôn Latusơ Trevil
Trong 10 năm, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, lao động, học tập và tự đúc kết cho mình nhiều vấn đề quan trọng.
T7/ 1920 NAQ d?c b?n So th?o l?n th? nh?t nh?ng lu?n cuong v? v?n d? dõn t?c v� v?n d? thu?c d?a c?a Lờnin - Người tỡm ra con du?ng gi?i phúng cho dõn t?c Vi?t Nam v� khẳng định "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường c.m. vô sản".
Hội nghị Tua 12/1920
- Đồng chí Nguyễn ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng:

Những hoạt động của Người từ 1920 - 1930:
Những năm ở Pháp 1920 - 1923:
- Hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp
- Tham gia sáng lập "Hội Liên hiệp thuộc địa"
- Xuất bản báo "Người cùng khổ"
Báo Le Paria
Những năm ở Liên Xô 1923 - 1924:
- Dự Đại hội Quốc tế Nông dân
Những năm ở Liên Xô 1923 - 1924:
- Hoạt động ở Quốc tế Cộng sản
Trở về Quảng châu, thành lập "Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí", đào tạo cán bộ ...
Trong thời gian này, Người đã chuẩn bị các điều kiện cho việc chuẩn bị thành lập Đảng:
Chuẩn bị về tư tưởng: giáo dục lý luận c.m.
Chuẩn bị về chính trị: Từng bước xác định con "Đường cách mệnh" Việt Nam
Chuẩn bị về tổ chức:
- Xây dựng một tổ chức thích hợp, quá độ để tiến tới thành lập Đảng
- Đào tạo một đội ngũ cán bộ tiền bối có nhận thức lý luận, có đạo đức cách mạng, có kinh nghiệm về hoạt động cách mạng ...
. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:

Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên:
- Hội được Nguyễn ái Quốc thành lập 6 - 1925
- Cơ sở tổ chức phát triển, số lượng hội viên tăng
- Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và tổ chức để không ngừng bảo vệ và phát triển lý luận cách mạng, bảo vệ và phát triển tổ chức của Hội.
- Hoạt động "Vô sản hoá", giáo dục và tổ chức phong trào quần chúng cách mạng
- S? ra d?i cỏc tổ chức cộng sản ở Việt Nam:

- Đòi hỏi của phong trào
- Chi bộ cộng sản đầu tiên (3 - 1929)
- Đại hội ĐBTQ của Hội VNCMTN
- Đại hội thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
* Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời:
Đại hội tiến hành vào ngày 17/6/1929 tại nhà số 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội). Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ Đảng, quyết định xuất bản báo "Búa liềm", cử BCH TW lâm thời
sự ra đời c¸c tæ chøc céng s¶n ë ViÖt Nam:

An Nam Cộng sản Đảng ra đời:
- Trước nhu cầu C.m. và đặc biệt sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng, các hội viên ở T.Q. và Nam kỳ vạch kế hoạch tổ chức Đảng cộng sản.
- Ngày 25/7/1929 các đồng chí hoạt động tại Trung quốc gửi thư cho Đông Dương Cộng sản Đảng thông báo về quyết định thành lập Đảng
- Nhiều chi bộ của An Nam cộng sản Đảng hình thành và phát triển

Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời:
- Từ Hội Phục Việt đến Hưng Nam, Việt Nam Cách mạng Đảng, rồi Tân Việt
- Quá trình giao thiệp với Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí (1926 - 1928). Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã ảnh hưởng sâu sắc đến những thành viên tiên tiến của Tân Việt ... Nhiều thành viên tiến tiến đã ngả sang Hội VNCMTN.
- ảnh hưởng ĐDCSĐ và ANCSĐ và việc ra đời của Đông Dương Cộng sản liên đoàn
Sự ra đời c¸c tæ chøc céng s¶n ë ViÖt Nam:

Nhận xét:
Trong một thời gian ngắn, 3 tổ chức cộng sản ra đời. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào dân tộc ở Việt Nam. Sự ra đời liên tiếp và hoạt động tích cực của ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng.
Tuy nhiên, sự tồn tại của ba đảng hoạt động biệt lập dẫn đến nguy cơ có sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.
II. Hội nghị thành lập D?ng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1. Hội nghị thành lập Đảng:
Thời gian tiến hành hội nghị: 3 - 7/2/1930
Địa điểm: Cửu Long, Hương Cảng (T.Q.)
Nội dung hội nghị:
- Thống nhất các tổ chức cộng sản, th�nh l?p Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thông qua một số văn kiện quan trọng
- Thống nhất kế hoạch về tổ chức, cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
Chủ trì Hội nghị: Nguyễn ái Quốc
Nguyễn Đức Cảnh
(Đ.B. Đông Dương Cộng sản Đảng)
Trịnh Đình Cửu
(Đ.B. Đông Dương Cộng sản Đảng)
Châu Văn Liêm
(Đ.B. An Nam Cộng sản Đảng)
Nguyễn Thiệu
(Đ.B. An Nam Cộng sản Đảng)
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Phuong hu?ng chi?n lu?c của cách mạng Việt Nam là: "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Nhiệm vụ:
V? chớnh tr?- Chống đế quốc
V? kinh t?:
V? van hoỏ:
. Lực lượng cách mạng: ...
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng
3. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
Hội nghị hợp nhất đã thống nhất các tổ chức cộng sản, d?n đến sự thống nhất tư tưởng và hành động của phong trào cách mạng của cả nước ...
Đảng Công sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước; đã chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Quy luật về sự ra đời của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, trong đó yếu tố phong trào yêu nước là yếu tố đặc thù của sự ra đời của Đảng ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quách Ngan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)