Bài giảng dự thi GV dạy giỏi

Chia sẻ bởi Trần Trọng Lam | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng dự thi GV dạy giỏi thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….................. 2
2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG SỐ THẬP PHÂN....................................................6
II. THỰC TRẠNG....................................................................................................8
1. Thuận lợi...............................................................................................................8
2. Khó khăn...............................................................................................................8
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP......................................................................................10
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM............................................................................30
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................................................32
PHẦN III: KẾT LUẬN










Phần i: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong các môn học ở bặc Tiểu học, môn Toán chiếm vị trí hết sức quan trọng. Việc hình thành kỹ năng tính toán cho học sinh thông qua các dạng toán, giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức toán học, đồng thời cũng rèn luyện về phẩm chất, nhân cách cho học sinh như: tính cẩn thận, cính xác, chất phác, lý luận chặt chẽ, lô gíc...
Môn toán cung cấp cho học sinh chuỗi kiến thức cơ bản, tròn vẹn về số tự nhiên, phân số, số thập phân, các dạng toán cơ bản, các bài toán có lời văn, tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình...
Môn Toán có tính chất quan trọng và cần thiết như thế, nhưng trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh học yếu môn Toán chiếm số lượng rất nhiều. Là học sinh lớp 5 mà kỹ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia còn lúng túng chưa thành thạo. Đây là điều mà bản thân trăn trở và tự đặ ra định hướng cho mình là phải tìm ra giải pháp nào thiết thực để giúp các em học tốt môn Toán nói riêng cũng như các môn học khác nói chung. Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định, việc rèn kỹ năng, kỹ thuật thực hiện bốn phép tính cơ bản và một số dạng toán trong chương trình môn Toán lớp mình dạy là việc làm cấp bách và thiết thực nhất. Đây là lý do mà bản thân tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm dạy học “Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học các phép toán trên số thập phân ở lớp 5”, bản thân mong muốn xin được trao đổi với đàn anh đi trước và anh chị em đồng nghiệp nhằm tìm ra biện pháp khả thi để giúp học sinh học toán tốt hơn.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm dạy học “ Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học các phép toán trên số thập phân ở lớp 5”, nhằm giúp học sinh lớp 5 trong trường, cải thiện được ý thức tự giác, cẩn thận trong quá trình thực hiện các phép tính trên số thập phân.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện địa bàn vùng sâu, vùng xa khó khăn, phần đa là học sinh dân tộc ít người, hơn nữa thời gian eo hẹp và năng lực của bản thân còn nhiêu hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chương Số thập phân trong chương trình môn Toán lớp 5 tại đơn vị trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp tìm hiểu nghiên cứu tài liệu:
- Các tài liệu tham khảo phục vụ đề tài.
+ Thực hành phương pháp dạy học Toán Tiểu học - Nhà xuất bản Đà Nẵng (Phó GS - TS Đào Tam - Chủ biên).
+ SGK - SGV Toán lớp 5 (Đỗ Đình Hoan - Chủ biên).
+ Nâng cao Toán 5 - Nhà xuất bản Thanh Hóa (Tác giả: Lê Mậu Thảo; Lê Mậu Thống)
* Điều tra:
+ Dự giờ.
+ Đàm thoại.
+ Điều tra khảo sát.
+ Kiểm tra thực nghiệm.















PHẦN II: NỘI DUNG
A. đặt vấn đề
1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động. Đó cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, ngoài ra toán học nó còn giúp phát triển tư duy cho học sinh. Đặc biệt năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng tư duy suy luận hợp lý và diễn đạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trọng Lam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)