Bài giảng địa phương sử 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Huyền | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài giảng địa phương sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 17/3/2014
Ngày dạy:19/3/2014



LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
NGHÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC YÊN BÁI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được những hoạt động tiêu biểu nền kinh tế của Yên Bái trong thời kì phong kiến.
- Những nét văn hóa xã hội mang màu sắc tỉnh miền núi.
2. Tư tưởng:
- Học sinh thấy tự hào về những thành tựu kinh tế văn hoá của địa phương, biết nâng niu trân trọng và giữ gìn phát huy truyền thống đó
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích nhận biết những nét đặc trưng miền núi
II. CHUẨN BỊ:
- Tài liệu sử địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Quang Trung đã làm gì để phục hồi, xây dựng đất nước?
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò .
Nội dung .

Hoạt động 1 cá nhân/ nhóm.
? Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống, cơ bản nó gồm những bộ phận nào?

? Nghề trồng lúa nước được phát triển như thế nào?
? Nghề trồng lúa nước ở Yên Bái có đặc điểm gì?


? Nghề làm nương rẫy là nghề của cư dân sống ở đâu?

? Nghề làm nương rẫy gây ra hậu quả gì?

- Đốt rừng làm nương rẫy tàn phá rừng, ảnh hưởng đến môi trường



? Em biết gì về nghề chăn nuôi ở Yên Bái?


? Nghề chăn nuôi có điểm gì hạn chế?


? Nghề khai thác gỗ phát triển từ khi nào?
GV nói rõ về việc khai thác thuộc địa của Pháp.



? Em có nhận xét gì về kinh tế nông lâm nghiệp của Yên bái?




HĐ 2: cá nhân
? Yên bái có những nghề thủ công truyền thống nào?

GV nói rõ về nghề may thêu.
Sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế nói chung, thủ công nghiệp không có điều kiện phát triển thành sản xuất hàng hóa, không có sự phân công lao động xã hội.
? Ở quê em có nghề thủ công nào?
GV yêu cầu HS liên hệ

? Tình hình thương nghiệp ở Yên Bái như thế nào?
? Cư dân Yên Bái buôn bán những mặt hàng nào?






? Ở Yên Bái nghề khai thác mỏ có từ bao giờ, phát triển ra sao?
GV nêu một số mỏ được khai thác ở Yên Bái.

I. Các ngành nghề truyền thống.
1 . Nông lâm nghiệp.

a. Nghề trồng lúa nước.
- Phát triển ở các thung lũng, ven sông, ven ngòi, suối lớn

- Cấy 1 vụ, công cụ sản xuất lạc hậu, năng xuất thấp.

b. Nghề làm nương rẫy.
- Là nghề chủ yếu của cư dân vùng cao.

- Phương thức lạc hậu, phương tiện thô sơ, năng xuất thấp.


C. Nghề chăn nuôi.
- Là nghề phụ nhưng có vai trò quan trọng.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá.

d. Khai thác gỗ.
- Phát triển từ đầu thế kỉ XX.
- Thu nhập của người dân tăng.

-> Phát triển chậm, công cụ sản xuất lạc hậu, năng xuất thấp, mang tính chất tự cấp, tự túc.

2. Thủ công nghiệp, thương nghiệp, khai thác mỏ.
a. Thủ công nghiệp.
- Nghề dệt vải, khăn, may thêu quần áo phát triển, trình độ khá tinh xảo.

- Nghề rèn dao, cuốc, chế tạo súng kíp, súng hỏa mai kha phát triển.



b. Thương nghiệp.
- Đầu thế kỉ XX phát triển mạnh.
- Các trung tâm buôn bán: TX Yên Bái, Vân Hội, Mường Lò, Thác Bà.


c. Khai thác mỏ.
- Mỏ phấn, mỏ than, bạc, đá xây dựng, cao lanh, Graphit.



4. Củng cố :
- Hệ thống lại bài, gọi học sinh trả lời câu hỏi trong tài liệu.
? Kể tên các ngành nghề kinh tế ở Yên Bái? Nhận xét về các ngành kinh tế đó?
? Ở địa phương em có nghề thủ công nào?
5. Dặn dò :
- Sưu tầm liệu về địa phương để đọc thêm.
- Ôn tập kiến thức giờ sau làm bài tập lịch sử. Ôn tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)