Bài giảng Đánh giá tác động Môi trường
Chia sẻ bởi Đing Trọng Quang |
Ngày 10/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Đánh giá tác động Môi trường thuộc Sinh học 10
Nội dung tài liệu:
Đánh giá tác động môi trường
Trịnh Quang Huy
Bộ môn Công nghệ Môi trường
Khái niệm chung
Định nghĩa về Môi trường theo Luật BVMT Việt Nam 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1 Luật BVMT-2003).
Các thành phần của môi trường: Có thể chia ra làm 3 thành phần MT chính
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu chi phối bởi con người.
Môi trường xã hội là đồng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người.
Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người
Sơ đồ về mối quan hệ giữa
Một số thuật ngữ cần chú ý
Hệ sinh thái: là một hệ thống các quần thể sinh vật, sống chung, và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó (Điều 2-9; Luật BVMT).
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật...) và hệ sinh thái tự nhiên.
Chỉ tiêu môi trường hoặc chỉ thị môi trường (factors, Indicators) là những đại lượng biểu hiện các đặc trưng của môi trường đó tại một trạng thái xác định.
Thông số môi trường (Parameters): Là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở trạng thái nghiên cứu (kể cả đất và đất đai).
Tiêu chuẩn MT (Standards): Giá trị được ban hành bởi quốc gia, tổ chức trong vấn đề môi trưường
Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi các thành phẩn môi trưường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
Giá trị nền (Alternative Value): Giá trị vốn có trong môi trưường
Chỉ số môi trường (Indices, Indexes): là giá trị được tính toán trong một điều kiện môi trường nào đó (khí, nước, đất) theo một số thông số môi trường có ở môi trường đó. Giá trị các thông số môi trường này thu được nhờ các phép đo liên tiếp trong một khoảng thời gian dài hoặc một số phép đo đủ lớn.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng các thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
Chất gây ô nhiễm là chất ở vật thể rắn, lỏng, khí được thải từ xản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để làm nguyên liệu sản xuất.
Chất thải là vật liệu ở thể rắn, lỏng, khí được thải từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
Sức tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thu các chất gây ô nhiễm.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động nhằm cung cấp thông tin phụ vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Quan hệ giữa phát triển và môi trường
Phát triển kinh tế - xã hội, thường gọi tắt là “phát triển”, là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá. Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân con người hoặc cộng đồng các con người.
Trong thực tế luôn luôn song song tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường.
- Hệ thống kinh tế xã hội cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông-phân phối, tiêu dùng và tuỹ luỹ, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, hàng hoá, phế thải, lưu thông giữa các phần tử cấu thành hệ thống.
- Hệ thống môi trường với các thành phần môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành “môi trường nhân tạo”. Có thể xem như là kết quả tích luỹ một hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn môi trường.
Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong môi trường thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở lại hệ kinh tế.
Một hoạt động sản xuất mà chất thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn hại đến môi trường.
Lãng phí tài nguyên không tái tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức là cho nó không thể phục hồi lại được cũng là các hoạt động gây tổn hại môi trường.
ĐTM có nhiệm vụ phát hiện, đánh giá mức độ nghiêm trọng và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc đình chỉ.
Lôgic trong tìm hiểu tác động môi trường
Mô hình Áp lực – Trạng thái - Đáp ứng (PSR) của UNEP
Mở đầu từ mô tả trạng thái, State, bước này gọi tắt là S,
Tiến sang phân tích trạng thái được mô tả với xem xét áp lực đã gây nên trạng thái đó, Pressure, bước này gọi tắt là PS,
Tiến thêm một bước xem xét các đáp ứng của con người để gây ảnh hưởng tới tình trạng S, đó là các đáp ứng Response, bước này gọi tắt là PSR,
Mô hình Động lực – Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng (DPSIR)
D - Driving forces, có thể gọi là lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực. D là các sự phát triển chung trong dân chúng nh: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải ...
Bổ sung xem xét các tác động, Impacts, của các vấn đề tồn tại, bớc này gọi tắt PSIR,
Xem xét các đáp ứng Response của con ngời trớc tình trạng môi trờng đã mô tả, dẫn tới mô hình DPSIR.
Động lực (Driving forces), có thể gọi là lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực. Động lực là các sự phát triển chung trong dân chúng như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải ...
Áp lực (Pressure): của tự nhiên và con người lên trạng thái môi trường chính là các vận động, hoạt động sản xuất phát triển, vì vậy, nó làm thay đổi trạng thái cũ.
Trạng thái (State): Trạng thái hoặc tình trạng môi trường của một khu vực hoặc quốc gia chính là trạng thái chủ yếu của môi trường trên hai phương diện: tình trạng vật lý - sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội.
Tác động (Impact): Là các hoạt động của con người gõy ra các biến đổi về môi trường ở cả hai phương diện lợi và hại.
Đáp ứng (Response): Đáp ứng với áp lực đó chính là từ những thay đổi trong môi trường (như hiệu ứng nhà kính - do khí thải CH4 tăng; tỷ lệ người chết tăng khi phát sinh dịch bệnh, nhiễm độc môi trường) và đáp ứng chủ động của con người (như: xử lý thải, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng nước và năng lượng tiết kiệm, thay đổi thể chế và luật, đáp ứng cá thể trong cộng đồng...)
Lịch sử ra đời
KH
QL
Luật MT (1994)
Xem xét sự thay đổi của việc ban hành các Thông tư, Nghị định liên quan đến DTM
1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động môi trường là một hoạt động được đặt ra để xác định và dự báo những tác động đối với môi trường sinh - địa - lý, đối với sức khoẻ cuộc sống hạnh phúc của con người, tạo nên bởi các dự luật, các chính sách, chương trình, đề án và thủ tục làm việc đồng thời để diễn giải và thông tin về các tác động (Munn.R.E. 1979).
Đánh giá tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của các đề án, chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà các phương án hành động khác nhau có thể đem lại (Clark, Brian D,1980).
Đánh giá tác động môi trường là nghiên cứu các hậu quả tơi môi trường của một hành động được đề nghị. Tuỳ theo tác động và quy mô của hành động, nội dung đánh giá tác động môi trường có thể bao gồm các nghiên cứu về khí hậu, hệ thực vật, động vật, xói mòn đất, sức khoẻ của con người, vấn đề di dân, công ăn việc làm; có nghĩa là tất cả các tác động về vật lý, sinh học, xã hội học và tác động khác. Ahmad.yusuf. 1985.
Xem xét những định nghĩa đã được đề xuất, căn cứ sự phát triển về lý luận và thực tiễn của đánh giá tác động môi trường trong thời gian qua, có thể khái quát khái niệm về đánh giá tác động môi trường như sau:
Đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (ở giai đoạn xây dựng dư án) là việc xác định, phân tích và dự báo những tác động có lợi và có hại trước mắt và lâu dài mà hoạt động đó có thể gây ra đối với môi trường và con người tại nơi có liên quan tới hoạt động phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Do có những nét đặc thù ở Việt Nam, nên Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đưa ra định nghĩa riêng về ĐTM như sau:
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học-kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. (Ch1, điều 2, điểm 11)
Định nghĩa ĐTM theo Luật BVMT sửa đổi, 2006:
ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó. (Ch 1, điều 3, điểm 20)
Định nghĩa ĐTM chiến lược theo luật BVMT sửa đổi, 2006:
ĐTM CL là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt
nhằm đảm bảo phát triển bền vững. (Ch 1, điều 3, điểm 19)
MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐTM có mục đích cụ thể là góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định phê duyệt một dự án phát triển (trường hợp của Việt Nam là cả cơ sở đang hoạt động). Trước lúc có khái niệm cụ thể về ĐTM, việc quyết định một dự án phát triển thường dựa chủ yếu vào phân tích tính hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật. Nhân tố về môi trường bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức do không có công cụ phân tích thích hợp.
Thủ tục ĐTM cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM) trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật (một cách chặt chẽ có thể gọi là hồ sơ kinh tế - kỹ thuật - môi trường) sẽ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án có đủ điều kiện để đưa ra một quyết định toàn diện và đúng đắn hơn về dự án phát triển đó.
1. ĐGTĐMT nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp phần loại trừ cách "đóng cửa" ra quyết định, như vẫn thường làm trước đây, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
2. ĐGTĐMT tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường để ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
3. Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐGTĐMT tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
4. ĐGTĐMT tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đónh góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc hoà giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chưa tác động)
5. Với ĐGTĐMT, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
6. Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐGTĐMT và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của công chúng.
7. Thông qua ĐGTĐMT, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc giám sát, lập báo cáo hàng năm hoặc phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
8. Trong ĐGTĐMT phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
9. ĐGTĐMT được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn và trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
10. Trong nhiều trường hợp, ĐGTĐMT chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy - nghĩa là chấp nhận phát triển, tăng trưởng kinh tế.
Ý NGHĨA CỦA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thực hiện một dự án phát triển, nhưng nó chỉ là một nhân tố bên cạnh những nhân tố khác của sự quyết định như: nhân tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội...
ĐTM không có ý nghĩa phủ quyết đối với quyết định chung. Người có trách nhiệm quyết định cũng như người xây dựng Báo cáo ĐTM không nên đối lập vấn đề bảo vệ môi trường với vấn đề phát triển. Phương pháp làm việc hợp lý nhất là hoà nhập ĐTM với việc đánh giá kinh tế - kỹ thuật - xã hội trong tất cả các bước của dự án phát triển
ĐGTĐMT khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐGTĐMT sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn.
ĐGTĐMT có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi phí không cần thiết và đôi khi tránh được những hoạt động lầm, phải khắc phục trong tương lai.
ĐGTĐMT giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
VỊ TRÍ CỦA CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
Thông thường hiện nay, các nước trên Thế giới tiến hành hoạt động phát triển kinh tế – xã hội theo một tiến trình từ đầu đến cuối. Dự án đã đi vào vận hành trong thực tế thường được gọi là Cơ sở hoạt động.
Đa số các nước áp dụng các công cụ để quản lý và bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển nói chung như sau:
Công cụ Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) áp dụng đối với dự án về chính sách/chiến lược, chương trình, quy hoạch/kế hoạch;
Công cụ ĐTM áp dụng đối với các dự án đầu tư; và
Công cụ Kiểm toán môi trường (KTMT) đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động.
DTM
ĐMC
KTMT
Ở Việt Nam, ĐTM được coi như là một công cụ“vạn năng” áp dụng cho tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển:
DNH GI TC D?NG MễI TRU?NG (DTM)
ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐTM
Nhóm A: Là những dự án nhất thiết phải tiến hành ĐGTĐMT đầy đủ, nghĩa là phải lập, duyệt báo cáo ĐGTĐMT và kiểm soát sau khi dự án đã đi vào hoạt động. Thuộc về nhóm này là những dự án có thể gây tác động lớn, làm thay đổi các thành phần môi trường, cả môi trường xã hội, vật lý và sinh học.
Nhóm B: Không cần tiến hành ĐGTĐMT đầy đủ nhưng phải kiểm tra các tác động môi trường. Thường thì những dự án thuộc nhóm này là dự án có quy mô nhỏ hơn các dự án thuộc nhóm A.
Nhóm C: Là nhóm các dự án không phải tiến hành ĐGTĐMT. Thường thì những dự án này không gây tác hại đáng kể hoặc những tác động có thể khắc phục được.
PHÂN LOẠI DỰ ÁN HIỆN NAY
Dự án
Lập báo cáo môi trường chiến lược
Lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM)
Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
Đề án bảo vệ môi trường
DỰ ÁN LẬP BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tại khoản 4 điều 22 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Các dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt”
Do đó, các dự án đầu tư vào KCN thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tuân thủ quy định nêu trên trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 (điều 6, nghị đinh 80), Nghị định 21/ND ngày 28/2/2008, Thông tư 08/TT – BTNMT 8/9/2006 và TT 05/TT – BTNMT ngày 05/12/2008
Phụ lục gồm 102 loại dự án. Căn cứ để phân loại dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá môi trường là: loại hình dự án và quy mô.
Sau đây là bảng trích dẫn một số loại dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các cơ quan liên quan tới lộ trình thực hiện ĐTM
Thủ tướng chính phủ
Ủy ban ND tỉnh
Ủy ban nhân dân Huyện
Bộ TNMT
Sở TNMT
Phòng TNMT
Cơ quan tư vấn
Cộng đồng
Lộ trình của ĐTM
Đối tượng thực hiện báo cáo ĐTM
Trách nhiệm:
- Thực hiện báo cáo
- Thực thi các yêu cầu của hội đồng
- Chịu chi phí thực hiện báo cáo
- Chịu chi phí thực hiện các biện pháp BVMT
Đối tượng thẩm định báo cáo ĐTM
Bộ TNMT
Bộ, cơ quan ngang bộ,
Cơ quan thuộc Chính Phủ
UBND cấp tỉnh
Dự án do Quốc hội, Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
dự án liên ngành,Liên tỉnh
Dự án thuộc thẩm quyền
phê duyệt của mình, trừ dự án
Liên ngành, liên tỉnh
Dự án thuộc thẩm quyền
quyết định của mình và HĐND
cùng cấp
DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Danh mục dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định 80/2006/NĐ-CP (điều 7, nghị định 80).
Một số loại hình dự án có liên quan như: Dự án nhà máy nhiệt điện công suất từ 300 MW đến dưới 500 MW cách khu đô thị, dân cư tập trung dưới 02 km, Dự án nhà máy nhiệt điện khác công suất 500 MW trở lên; Dự án nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa phụ gia, phân hóa học công suất từ 20.000 tấn sp/năm trở lên; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch và vui chơi giải trí có diện tích từ 200 ha trở lên; Dự án luyện gang thép có công suất thiết kế từ 300.000 tấn sp/năm trở lên…
Thời gian thẩm định: tối đa 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA UBND TỈNH
Hiện nay, đối với tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, UBND tỉnh đã ra quyết định số 2892/QĐ-UBND ngày 27/09/2006 về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Trong đó giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM.
Hội đồng thẩm định theo quyết định của UBND tỉnh gồm có 20 người là đại diện của các Sở, Ban, Ngành và UBND tỉnh, UBND cấp huyện.
Tuỳ theo dự án, Giám đốc Sở TNMT sẽ ra quyết định thành lập hội đồng riêng cho mỗi dự án và hội đồng phải tối thiểu có 07 thành viên.
Thời gian thẩm định:tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực thi quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
Có văn bản báo cáo cho UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án về quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo ĐTM.
Báo cáo kế hoạch xây lắp kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của công trình xử lý môi trường cho cơ quan phê duyệt (Sở TNMT) để theo dõi, kiểm tra.
Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường
Báo cáo việc đã thực hiện nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của quyết định phê duyệt.
Gửi văn bản đề nghị xác nhận việc đã thực hiện nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của quyết định phê duyệt
Các mẫu biểu báo cáo và văn bản được hướng dẫn cụ thể tại thông tư 08/2006/TT-BTNMT
DỰ ÁN THUỘC DIỆN PHẢI ĐĂNG KÝ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các dự án không thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hay báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường (điều 24, Luật bảo vệ môi trường 2005).
UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho UBND cấp xã (điều 26, Luật BVMT).
Thời gian đăng ký không quá 5 ngày làm việc.
Các đối tượng nói trên chỉ được triển khai hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. (Vậy, việc đăng ký có thể thực hiện sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng phải trước khi đi vào hoạt động).
BẢNG SO SÁNH
2. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI NÀO????
Chu trình của dự án
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
“Đánh giá" bao gồm cả công việc thu thập, chỉnh lý số liệu, tài liệu sau đó tiến hành phân tích để xác định các tác động.
Đánh giá ở đây bao hàm nghĩa xem xét, cân nhắc mức độ tác động. Kết quả của việc đánh giá giúp cho việc quyết định lựa chọn được dự án thích hợp.
Đánh giá mức độ tác động có thể dựa vào một số tiêu chuẩn. Mức tác động, mức tổn thất do tác động còn có thể đánh giá qua đơn vị tiền tệ trong các bước đánh giá chi phí - lợi ích mở rộng. Tác động tốt, có lợi được coi là lợi nhuận, tác động có hại được coi là chi phí.
“Tác động” là hiệu ứng, là ảnh hưởng của một vật, một quá trình này lên vật hoặc quá trình khác. Tác động có thể là tác động theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Các tác động có thể được phân loại dựa theo tính chất, phạm vi, mức độ cũng như đối tượng chịu tác động. Như vậy, muốn đánh giá tác động phải đề cập được các vấn đề như:
Tác động đó là gì ? Thuộc loại nào?
Phạm vi tác động.
Thời gian tác động.
Mức độ tác động.
Khả năng tích luỹ tác động.
“Môi trường” bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng và biến đổi bản chất vốn có khi dự án đi vào hoạt động:
Môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí, tài nguyên, tính đa dạng sinh học, nguồn gen…
Môi trường xã hội: nơi cư trú, dân số, lao động, thu nhập, các giá trị văn hóa…
Mô phỏng cây thư mục tác động môi trường
Cụ thể của các đối tượng chịu tác động có thể xét một số loại chính sau :
1. Ô nhiễm và môi trường sinh thái: Tác động lên không khí, nước, tiếng ồn và mức độ rung, mức phóng xạ, hệ động thực vật, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, mức nhiễm bẩn danh thắng, cảnh quan tự nhiên và nhân tạo, di tích lịch sử văn hoá, phát triển và quản lý giao thông, xói mòn và suy thoái đất, tiêu thoát nước, không gian thoáng, phát sinh và quản lý chất thải và khí hậu.
2. Tài nguyên thiên nhiên: Tác động lên đất nông nghiệp, tài nguyên rừng, cung cấp nước (kể cả nước ngầm), tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển, tài nguyên năng lượng, vật liệu xây dựng, đất ngập nước, rừng ngập mặn, san hô, rừng mưa, vùng hoang vu và rừng cây bụi.
3. Môi trường xã hội: Tác động lên các mô hình tái định cư, việc làm, sử dụng đất, nhà ở, đời sống xã hội, phúc lợi, phương tiện giải trí, trang bị và dịch vụ công cộng, vấn đề an toàn, cộng đồng bản địa, nhóm thiểu số, thế hệ trẻ, nạn thất nghiệp, người cao tuổi, tàn tật, phụ nữ và các khía cạnh khác của cộng đồng chịu tác động.
4. Kinh tế: Tác động đến cơ hội có việc làm; khả năng tiếp cận các phương tiện, dịch vụ và việc làm; hạ tầng cơ sở đô thị; khả năng lựa chọn và giá thành hàng hoá, dịch vụ hợp lý, mặt bằng giá địa phương, chi phí hạ tầng cơ sở và khoản đóng góp; thu nhập thực tế, giá đất và hiệu ứng lũy tiến có thể.
Chu trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Mô phỏng quy trình thực hiện ĐTM
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG ĐTM
BA MỨC ĐỘ ĐTM THEO LUẬT VIỆT NAM
Theo Luật BVMT 2006 của Việt Nam quá trình ĐTM của một dự án có thể thực hiện theo các mức độ:
Lập đề án BVMT:
Lập ĐTM chi tiết, ĐTM bổ sung xét theo chỉ tiêu ngưỡng (theo thông tư và nghị định hiện hành)
Lập bản cam kết BVMT: dự án không thuộc loại trên.
Khụng cần thiết phải lập bỏo cỏo ĐTM
Thực hiện theo trình tự ĐTM
Lập cam kết BVMT
Cho phép thực hiện
Trình tự rà soát loại dự án với các mức độ yêu cầu ĐTM
TiẾN HÀNH ĐTM
Lược duyệt (does the project require EIA?)
Xác định phạm vi (what issues and impacts should the EIA address?)
Đánh giá hiện trạng (establish the environmental baseline)
Các phương án thay thế (consider the different approaches)
Các phương án giảm thiểu tác động (what can be done to alleviate negative impacts?)
Xây dựng báo cáo(document the EIA findings)
Tham vấn (consult general public and NGOs)
Monitoring (monitor impacts of project)
Dự báo tác động (forecast the environmental impacts)
Đánh giá tác động (interpreting the impacts)
TRèNH T? DTM C?A M?T D? N
LƯỢC DUYỆT (SCREENING)
Xem xét những mức độ thực hiện ĐTM như thế nào?
Xem xét có cần thiết ĐTM?
Nhiều loại dự án không nằm trong nhóm phải thực hiện ĐTM
Lược duyệt là công việc tìm kiếm nhằm xác định các dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi tới môi trường
Cơ quan thực hiện lược duyệt:
Chính phủ
Chủ dự án
Cấp có thẩm quyền ra quyết định
Trình tự thực hiện lược duyệt
Cơ sở để thực hiện lược duyệt:
Danh mục yêu cầu: liệt kê các loại dự án phải đánh giá tác động, các dự án không cần các bước tiếp theo hoặc chỉ thực hiện các thủ tục đơn giản.
Ngưỡng: Quy mô, kích thước, sản lượng có thể được lập đối với các loại dự án phát triển. Các dự án vượt ngưỡng sẽ là đối tượng của đánh giá tác động môi trường.
Mức nhạy cảm của nơi đặt dự án các dự án này cần phải thực hiện đánh giá tác động.
Thông qua kiểm tra chất lượng môi trường ban đầu (hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án). Kiểm tra chất lượng môi trường sẽ quyết định dự án có cần phải thực hiện ĐTM không.
Các chỉ tiêu được được đúc kết từ các dự án đã đi vào hoạt động
Dựa vào danh mục và chỉ tiêu ngưỡng
Dựa vào mức độ nhạy cảm của MT và chất lượng MT
DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐTM
Danh mục
Ngưỡng
Nhu cầu thông tin cần đề thực hiện lược duyệt
Thông tin về dự án: Loại dự án; Địa điểm thực hiện; Quy mô (ha); Công suất (tấn); Công nghệ; Lao động (người).
Thông tin về địa điểm thực hiện dự án: Điều kiện tự nhiên (trữ lượng và chất lượng); Điều kiện xã hội (Dân số, lao động, thu nhập…); Mức độ quan tâm của cộng đồng
Thông tin
Dạng tài liệu
Báo cáo đầu tư, số liệu, sơ đồ thiết kế, bản đồ quy hoạch
Số liệu hiện trạng môi trường, bản đồ thuộc tính…
Phương pháp lược duyệt
Danh mục câu hỏi (check lists)
Dự án liên quan đáng kể đến sử dụng lãnh thổ hoặc biến đổi khu vực? Có không .
Dự án có phát thải các chất vào không khí thông qua việc đốt nhiên liệu, chế biến sản phẩm, hoạt động xây dựng và các nguồn thải khác? Có , không .
Dự án cần có lượng nước cấp lớn hoặc thải lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp lớn hay không, Có , không .
Dự án có cần nơi đổ rác hoặc chất thải công nghiệp? Có , không .
Dự án có phát sinh tiếng ồn, ánh sáng chói, nhiệt, bức xạ không? Có , không .
Dự án có thường xuyên sử dụng hoá chất cho việc trừ sâu, trừ cỏ? Có , không .
Dự án có sử dụng nhiều lao động không? Có , không .
Dự án có làm thay đổi tình trạng sức khoẻ cộng đồng không? Có , không .
Vị trí dự án có thuộc/ gần vùng bảo vệ, dành riêng không? Có , không .
Kết quả lược duyệt cho phép quyết định:
Phải làm cam kết BVMT (thực hiện điều 24 – 27, mục 3, chương III, luật BVMT sửa đổi)
Trường hợp cần làm báo cáo ĐTM chi tiết thì chủ dự án phải vạch đề cương báo cáo ĐTM chi tiết trình cơ quan quản lý MT liên quan duyệt.
- Đề cương là cơ sở để sau này xét duyệt báo cáo ĐTM.
Thông tin về dự án
TT về địa bàn thực hiện
Khu vực quy hoạch xây dựng nghĩa trang có 4 nhà dân ở chân đồi, cần được đền bù di chuyển.
Nhà dân: 4 nhà cấp 4 đất thổ cư 1000m2
Đất vườn đồi: 17.9ha
Ao nuôi cá: 2500m2
Cây cối, hoa quả, hoa màu
Công trình phụ (bếp, wc, giếng, chuồng lợn, trâu, bò, cống thoát nước, .....)
Mộ: 10 cái
Khu vực thực hiện dự án
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐÁNH GIÁ (Scoping)
Scoping nhằm xác định những vấn đề chính cần được xem xét tác động và xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng tới các thành phần môn trường cần được xem xét
Ai là người thực hiện scoping ?
Cấp Bộ (Khoáng sản, nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp, môi trường….)
Chính quyền khu vực dự án
Người dân khu vực dự án
Scoping được thực hiện thông qua sự thảo luận giữa chủ dự án, cơ quan quản lý, các tổ chức và cộng đồng
Các tổ chức đóng vai trò quan trọng
Theo các lĩnh vực có liên quan tới dự án
Chuyên gia ĐTM
Scoping – Áp dụng đối với dự án phải thực hiện ĐTM
Scoping là quy trình được thiết kế nhằm hỗ trợ cho công tác thực hiện ĐTM, nhằm tập trung vào các tác động quan trọng nhất, không tập trung vào các tác động không đáng kể. Bên cạnh đó phải kiểm tra các biện pháp giảm thiểu về tính hiệu quả và khả thi.
Mục tiêu của Scoping
Giảm thiểu được chi phí
Tập trung vào những mục tiêu chính
Tạo sự liên kết với cộng đồng và người ra quyết định
Khuyến khích chủ dự án cân nhắc những biện pháp thay thế, các biện pháp giảm thiểu các tác động tới môi trường
Cơ quan chịu trách nhiệm xác định mức độ tác động là chủ dự án, cơ quan chức năng hoặc tổ chức độc lập
Các bước tiến hành
Bước 1: Xác định khả năng tác động – xác định các tác động chính xảy ra khi thực thi dự án tới môi trường.
Liệt kê tất cả các hoạt động của dự án.
Liệt kê tất cả các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động.
Chỉ ra các tác động chính liên quan tới hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động
Bước 2: Xem xét các phương án thay thế
Trong quá trình hình thành và trình tự dự án luôn có các phương án thay thế được đem ra cân nhắc. Bước này đề cập tới việc xem xét phương án thay thế có tác động như thế nào tới môi trường. Từ đó giúp cho việc quy hoạch chọn lựa dự án thích hợp hơn.
Các đối tượng cần được liệt kê đó là:
Bước 3: Tư vấn, tham khảo ý kiến
Việc xác định mức độ, phạm vi tác động liên quan tới việc thảo luận với các cơ quan bên ngoài, kể cả cơ quan nhà nước, nhóm người quan tâm, cộng đồng địa phương, chủ đất,.. nhằm xác định tác động, vấn đề, mối quan hệ, phương án thay thế cần phải đề cập trong ĐGTĐMT.
Bước 4: Quyết định các tác động đáng kể
Mục tiêu chính của bước này là nghiên cứu chi tiết hơn những tác động có tầm quan trọng nhất đối với việc ra quyết định và những tác động đáng kể nhất dựa trên mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởng.
Một số nhân tố cơ bản được đề cập trong quyết định các tác động đáng kể
Thảo luận
Liệt kê các hoạt động chính của dự án?
Liệt kê các các thành phần môn trường vần quan tâm?
Quyết định các hoạt động chính và tác động môi trường cần quan tâm?
Phân tích và đánh giá tác động
Là phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết các tác động môi trường mà dự án gây ra. Đây sẽ là một trong những bước chính, quan trọng nhất của quá trình ĐGTĐMT đòi hỏi sự góp sức của nhiều nhà khoa học, công nghệ.
Tại bước Scoping đã chỉ ra được các hoạt động chính cần xem xét và pham vi ảnh hưởng của các hoạt động này.
Các hoạt động chính cần xem xét được gọi là nguồn gây tác động.
Phân tích và đánh giá tác động yêu cần chỉ rõ loại tác động, dạng tác động do chất thải liên quan tới các nguồn gây tác động ảnh hưởng tới các thành phần môi trường vùng dự án.
Phân tích và đánh giá tác động được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các nguồn gây tác động
Bước 2: Phân tích và đánh giá tác động tới các thành phần môi trường vùng thực hiện dự án.
1. Xác định các nguồn gây tác động
Người ta thường chia quá trình hoạt động dự án làm 2 giai đoạn là giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. Mỗi giai đoạn có những hoạt động khác nhau và gây ra những tác động khác nhau.
Mô phỏng các nguồn tác động tới môi trường của dự án xây dựng nhà máy Giấy
Ví dụ
Nghiên cứu hiện trạng môi trường nền phải lường trước được tình trạng môi trường trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường
Nghiên cứu hiện trạng môi trường nền phải đảm bảo đối với từng đối tượng môi trường chịu tác động, do vậy, trong xem xét tác động nên được cân nhắc kỹ.
Đòi hỏi thiết lập cơ sở dữ liệu mới về môi trường trong trường hợp không có các thông tin thức cấp, hoặc quá cũ/lạc hậu hoặc không cần cho công tác đánh giá.
2. Đánh giá hiện trạng môi trường nền
Nhóm các thông số môi trường cần quan
tâm trong ĐTM
Ví dụ về các thông số môi trường cần xem xét đối với dự án xây dựng
đường giao thông
Các thông số sinh học liên quan tới dự án
xây dựng đường
Liên quan tới đời sống thủy sinh
Động vật thủy sinh
Phú dưỡng
Thủy sinh vật
Đa dạng loài
Loài nhạy cảm
Liên qua tới đới sống cạn
Rừng, thảm thực vật
Động hoang dã
Đa dạng loài
Các loài nhạy cảm
Các thông số lý – hóa học liên quan tới dự án xây dựng đường
Đất đai
Rửa trôi và lắng đọng
Ảnh hưởng tù đọng
Tính ổn định của bờ, kè
Khả năng tiêu thoát
Đặc tính thổ nhưỡng
Nước mặt
Chế độ nước khu vực
Lầy lội
Ô nhiễm nước
Nước ngầm
Chế độ nước khu vực
Khả n
Trịnh Quang Huy
Bộ môn Công nghệ Môi trường
Khái niệm chung
Định nghĩa về Môi trường theo Luật BVMT Việt Nam 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1 Luật BVMT-2003).
Các thành phần của môi trường: Có thể chia ra làm 3 thành phần MT chính
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu chi phối bởi con người.
Môi trường xã hội là đồng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người.
Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người
Sơ đồ về mối quan hệ giữa
Một số thuật ngữ cần chú ý
Hệ sinh thái: là một hệ thống các quần thể sinh vật, sống chung, và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó (Điều 2-9; Luật BVMT).
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật...) và hệ sinh thái tự nhiên.
Chỉ tiêu môi trường hoặc chỉ thị môi trường (factors, Indicators) là những đại lượng biểu hiện các đặc trưng của môi trường đó tại một trạng thái xác định.
Thông số môi trường (Parameters): Là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở trạng thái nghiên cứu (kể cả đất và đất đai).
Tiêu chuẩn MT (Standards): Giá trị được ban hành bởi quốc gia, tổ chức trong vấn đề môi trưường
Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi các thành phẩn môi trưường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
Giá trị nền (Alternative Value): Giá trị vốn có trong môi trưường
Chỉ số môi trường (Indices, Indexes): là giá trị được tính toán trong một điều kiện môi trường nào đó (khí, nước, đất) theo một số thông số môi trường có ở môi trường đó. Giá trị các thông số môi trường này thu được nhờ các phép đo liên tiếp trong một khoảng thời gian dài hoặc một số phép đo đủ lớn.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng các thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
Chất gây ô nhiễm là chất ở vật thể rắn, lỏng, khí được thải từ xản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để làm nguyên liệu sản xuất.
Chất thải là vật liệu ở thể rắn, lỏng, khí được thải từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
Sức tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thu các chất gây ô nhiễm.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động nhằm cung cấp thông tin phụ vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Quan hệ giữa phát triển và môi trường
Phát triển kinh tế - xã hội, thường gọi tắt là “phát triển”, là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá. Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân con người hoặc cộng đồng các con người.
Trong thực tế luôn luôn song song tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường.
- Hệ thống kinh tế xã hội cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông-phân phối, tiêu dùng và tuỹ luỹ, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, hàng hoá, phế thải, lưu thông giữa các phần tử cấu thành hệ thống.
- Hệ thống môi trường với các thành phần môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành “môi trường nhân tạo”. Có thể xem như là kết quả tích luỹ một hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn môi trường.
Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong môi trường thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở lại hệ kinh tế.
Một hoạt động sản xuất mà chất thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn hại đến môi trường.
Lãng phí tài nguyên không tái tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức là cho nó không thể phục hồi lại được cũng là các hoạt động gây tổn hại môi trường.
ĐTM có nhiệm vụ phát hiện, đánh giá mức độ nghiêm trọng và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc đình chỉ.
Lôgic trong tìm hiểu tác động môi trường
Mô hình Áp lực – Trạng thái - Đáp ứng (PSR) của UNEP
Mở đầu từ mô tả trạng thái, State, bước này gọi tắt là S,
Tiến sang phân tích trạng thái được mô tả với xem xét áp lực đã gây nên trạng thái đó, Pressure, bước này gọi tắt là PS,
Tiến thêm một bước xem xét các đáp ứng của con người để gây ảnh hưởng tới tình trạng S, đó là các đáp ứng Response, bước này gọi tắt là PSR,
Mô hình Động lực – Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng (DPSIR)
D - Driving forces, có thể gọi là lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực. D là các sự phát triển chung trong dân chúng nh: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải ...
Bổ sung xem xét các tác động, Impacts, của các vấn đề tồn tại, bớc này gọi tắt PSIR,
Xem xét các đáp ứng Response của con ngời trớc tình trạng môi trờng đã mô tả, dẫn tới mô hình DPSIR.
Động lực (Driving forces), có thể gọi là lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực. Động lực là các sự phát triển chung trong dân chúng như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải ...
Áp lực (Pressure): của tự nhiên và con người lên trạng thái môi trường chính là các vận động, hoạt động sản xuất phát triển, vì vậy, nó làm thay đổi trạng thái cũ.
Trạng thái (State): Trạng thái hoặc tình trạng môi trường của một khu vực hoặc quốc gia chính là trạng thái chủ yếu của môi trường trên hai phương diện: tình trạng vật lý - sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội.
Tác động (Impact): Là các hoạt động của con người gõy ra các biến đổi về môi trường ở cả hai phương diện lợi và hại.
Đáp ứng (Response): Đáp ứng với áp lực đó chính là từ những thay đổi trong môi trường (như hiệu ứng nhà kính - do khí thải CH4 tăng; tỷ lệ người chết tăng khi phát sinh dịch bệnh, nhiễm độc môi trường) và đáp ứng chủ động của con người (như: xử lý thải, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng nước và năng lượng tiết kiệm, thay đổi thể chế và luật, đáp ứng cá thể trong cộng đồng...)
Lịch sử ra đời
KH
QL
Luật MT (1994)
Xem xét sự thay đổi của việc ban hành các Thông tư, Nghị định liên quan đến DTM
1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động môi trường là một hoạt động được đặt ra để xác định và dự báo những tác động đối với môi trường sinh - địa - lý, đối với sức khoẻ cuộc sống hạnh phúc của con người, tạo nên bởi các dự luật, các chính sách, chương trình, đề án và thủ tục làm việc đồng thời để diễn giải và thông tin về các tác động (Munn.R.E. 1979).
Đánh giá tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của các đề án, chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà các phương án hành động khác nhau có thể đem lại (Clark, Brian D,1980).
Đánh giá tác động môi trường là nghiên cứu các hậu quả tơi môi trường của một hành động được đề nghị. Tuỳ theo tác động và quy mô của hành động, nội dung đánh giá tác động môi trường có thể bao gồm các nghiên cứu về khí hậu, hệ thực vật, động vật, xói mòn đất, sức khoẻ của con người, vấn đề di dân, công ăn việc làm; có nghĩa là tất cả các tác động về vật lý, sinh học, xã hội học và tác động khác. Ahmad.yusuf. 1985.
Xem xét những định nghĩa đã được đề xuất, căn cứ sự phát triển về lý luận và thực tiễn của đánh giá tác động môi trường trong thời gian qua, có thể khái quát khái niệm về đánh giá tác động môi trường như sau:
Đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (ở giai đoạn xây dựng dư án) là việc xác định, phân tích và dự báo những tác động có lợi và có hại trước mắt và lâu dài mà hoạt động đó có thể gây ra đối với môi trường và con người tại nơi có liên quan tới hoạt động phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Do có những nét đặc thù ở Việt Nam, nên Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đưa ra định nghĩa riêng về ĐTM như sau:
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học-kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. (Ch1, điều 2, điểm 11)
Định nghĩa ĐTM theo Luật BVMT sửa đổi, 2006:
ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó. (Ch 1, điều 3, điểm 20)
Định nghĩa ĐTM chiến lược theo luật BVMT sửa đổi, 2006:
ĐTM CL là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt
nhằm đảm bảo phát triển bền vững. (Ch 1, điều 3, điểm 19)
MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐTM có mục đích cụ thể là góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định phê duyệt một dự án phát triển (trường hợp của Việt Nam là cả cơ sở đang hoạt động). Trước lúc có khái niệm cụ thể về ĐTM, việc quyết định một dự án phát triển thường dựa chủ yếu vào phân tích tính hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật. Nhân tố về môi trường bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức do không có công cụ phân tích thích hợp.
Thủ tục ĐTM cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM) trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật (một cách chặt chẽ có thể gọi là hồ sơ kinh tế - kỹ thuật - môi trường) sẽ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án có đủ điều kiện để đưa ra một quyết định toàn diện và đúng đắn hơn về dự án phát triển đó.
1. ĐGTĐMT nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp phần loại trừ cách "đóng cửa" ra quyết định, như vẫn thường làm trước đây, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
2. ĐGTĐMT tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường để ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
3. Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐGTĐMT tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
4. ĐGTĐMT tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đónh góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc hoà giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chưa tác động)
5. Với ĐGTĐMT, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
6. Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐGTĐMT và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của công chúng.
7. Thông qua ĐGTĐMT, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc giám sát, lập báo cáo hàng năm hoặc phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
8. Trong ĐGTĐMT phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
9. ĐGTĐMT được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn và trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
10. Trong nhiều trường hợp, ĐGTĐMT chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy - nghĩa là chấp nhận phát triển, tăng trưởng kinh tế.
Ý NGHĨA CỦA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thực hiện một dự án phát triển, nhưng nó chỉ là một nhân tố bên cạnh những nhân tố khác của sự quyết định như: nhân tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội...
ĐTM không có ý nghĩa phủ quyết đối với quyết định chung. Người có trách nhiệm quyết định cũng như người xây dựng Báo cáo ĐTM không nên đối lập vấn đề bảo vệ môi trường với vấn đề phát triển. Phương pháp làm việc hợp lý nhất là hoà nhập ĐTM với việc đánh giá kinh tế - kỹ thuật - xã hội trong tất cả các bước của dự án phát triển
ĐGTĐMT khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐGTĐMT sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn.
ĐGTĐMT có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi phí không cần thiết và đôi khi tránh được những hoạt động lầm, phải khắc phục trong tương lai.
ĐGTĐMT giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
VỊ TRÍ CỦA CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
Thông thường hiện nay, các nước trên Thế giới tiến hành hoạt động phát triển kinh tế – xã hội theo một tiến trình từ đầu đến cuối. Dự án đã đi vào vận hành trong thực tế thường được gọi là Cơ sở hoạt động.
Đa số các nước áp dụng các công cụ để quản lý và bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển nói chung như sau:
Công cụ Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) áp dụng đối với dự án về chính sách/chiến lược, chương trình, quy hoạch/kế hoạch;
Công cụ ĐTM áp dụng đối với các dự án đầu tư; và
Công cụ Kiểm toán môi trường (KTMT) đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động.
DTM
ĐMC
KTMT
Ở Việt Nam, ĐTM được coi như là một công cụ“vạn năng” áp dụng cho tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển:
DNH GI TC D?NG MễI TRU?NG (DTM)
ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐTM
Nhóm A: Là những dự án nhất thiết phải tiến hành ĐGTĐMT đầy đủ, nghĩa là phải lập, duyệt báo cáo ĐGTĐMT và kiểm soát sau khi dự án đã đi vào hoạt động. Thuộc về nhóm này là những dự án có thể gây tác động lớn, làm thay đổi các thành phần môi trường, cả môi trường xã hội, vật lý và sinh học.
Nhóm B: Không cần tiến hành ĐGTĐMT đầy đủ nhưng phải kiểm tra các tác động môi trường. Thường thì những dự án thuộc nhóm này là dự án có quy mô nhỏ hơn các dự án thuộc nhóm A.
Nhóm C: Là nhóm các dự án không phải tiến hành ĐGTĐMT. Thường thì những dự án này không gây tác hại đáng kể hoặc những tác động có thể khắc phục được.
PHÂN LOẠI DỰ ÁN HIỆN NAY
Dự án
Lập báo cáo môi trường chiến lược
Lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM)
Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
Đề án bảo vệ môi trường
DỰ ÁN LẬP BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tại khoản 4 điều 22 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Các dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt”
Do đó, các dự án đầu tư vào KCN thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tuân thủ quy định nêu trên trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 (điều 6, nghị đinh 80), Nghị định 21/ND ngày 28/2/2008, Thông tư 08/TT – BTNMT 8/9/2006 và TT 05/TT – BTNMT ngày 05/12/2008
Phụ lục gồm 102 loại dự án. Căn cứ để phân loại dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá môi trường là: loại hình dự án và quy mô.
Sau đây là bảng trích dẫn một số loại dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các cơ quan liên quan tới lộ trình thực hiện ĐTM
Thủ tướng chính phủ
Ủy ban ND tỉnh
Ủy ban nhân dân Huyện
Bộ TNMT
Sở TNMT
Phòng TNMT
Cơ quan tư vấn
Cộng đồng
Lộ trình của ĐTM
Đối tượng thực hiện báo cáo ĐTM
Trách nhiệm:
- Thực hiện báo cáo
- Thực thi các yêu cầu của hội đồng
- Chịu chi phí thực hiện báo cáo
- Chịu chi phí thực hiện các biện pháp BVMT
Đối tượng thẩm định báo cáo ĐTM
Bộ TNMT
Bộ, cơ quan ngang bộ,
Cơ quan thuộc Chính Phủ
UBND cấp tỉnh
Dự án do Quốc hội, Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
dự án liên ngành,Liên tỉnh
Dự án thuộc thẩm quyền
phê duyệt của mình, trừ dự án
Liên ngành, liên tỉnh
Dự án thuộc thẩm quyền
quyết định của mình và HĐND
cùng cấp
DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Danh mục dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định 80/2006/NĐ-CP (điều 7, nghị định 80).
Một số loại hình dự án có liên quan như: Dự án nhà máy nhiệt điện công suất từ 300 MW đến dưới 500 MW cách khu đô thị, dân cư tập trung dưới 02 km, Dự án nhà máy nhiệt điện khác công suất 500 MW trở lên; Dự án nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa phụ gia, phân hóa học công suất từ 20.000 tấn sp/năm trở lên; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch và vui chơi giải trí có diện tích từ 200 ha trở lên; Dự án luyện gang thép có công suất thiết kế từ 300.000 tấn sp/năm trở lên…
Thời gian thẩm định: tối đa 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA UBND TỈNH
Hiện nay, đối với tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, UBND tỉnh đã ra quyết định số 2892/QĐ-UBND ngày 27/09/2006 về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Trong đó giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM.
Hội đồng thẩm định theo quyết định của UBND tỉnh gồm có 20 người là đại diện của các Sở, Ban, Ngành và UBND tỉnh, UBND cấp huyện.
Tuỳ theo dự án, Giám đốc Sở TNMT sẽ ra quyết định thành lập hội đồng riêng cho mỗi dự án và hội đồng phải tối thiểu có 07 thành viên.
Thời gian thẩm định:tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực thi quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
Có văn bản báo cáo cho UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án về quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo ĐTM.
Báo cáo kế hoạch xây lắp kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của công trình xử lý môi trường cho cơ quan phê duyệt (Sở TNMT) để theo dõi, kiểm tra.
Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường
Báo cáo việc đã thực hiện nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của quyết định phê duyệt.
Gửi văn bản đề nghị xác nhận việc đã thực hiện nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của quyết định phê duyệt
Các mẫu biểu báo cáo và văn bản được hướng dẫn cụ thể tại thông tư 08/2006/TT-BTNMT
DỰ ÁN THUỘC DIỆN PHẢI ĐĂNG KÝ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các dự án không thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hay báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường (điều 24, Luật bảo vệ môi trường 2005).
UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho UBND cấp xã (điều 26, Luật BVMT).
Thời gian đăng ký không quá 5 ngày làm việc.
Các đối tượng nói trên chỉ được triển khai hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. (Vậy, việc đăng ký có thể thực hiện sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng phải trước khi đi vào hoạt động).
BẢNG SO SÁNH
2. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHI NÀO????
Chu trình của dự án
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
“Đánh giá" bao gồm cả công việc thu thập, chỉnh lý số liệu, tài liệu sau đó tiến hành phân tích để xác định các tác động.
Đánh giá ở đây bao hàm nghĩa xem xét, cân nhắc mức độ tác động. Kết quả của việc đánh giá giúp cho việc quyết định lựa chọn được dự án thích hợp.
Đánh giá mức độ tác động có thể dựa vào một số tiêu chuẩn. Mức tác động, mức tổn thất do tác động còn có thể đánh giá qua đơn vị tiền tệ trong các bước đánh giá chi phí - lợi ích mở rộng. Tác động tốt, có lợi được coi là lợi nhuận, tác động có hại được coi là chi phí.
“Tác động” là hiệu ứng, là ảnh hưởng của một vật, một quá trình này lên vật hoặc quá trình khác. Tác động có thể là tác động theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Các tác động có thể được phân loại dựa theo tính chất, phạm vi, mức độ cũng như đối tượng chịu tác động. Như vậy, muốn đánh giá tác động phải đề cập được các vấn đề như:
Tác động đó là gì ? Thuộc loại nào?
Phạm vi tác động.
Thời gian tác động.
Mức độ tác động.
Khả năng tích luỹ tác động.
“Môi trường” bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng và biến đổi bản chất vốn có khi dự án đi vào hoạt động:
Môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí, tài nguyên, tính đa dạng sinh học, nguồn gen…
Môi trường xã hội: nơi cư trú, dân số, lao động, thu nhập, các giá trị văn hóa…
Mô phỏng cây thư mục tác động môi trường
Cụ thể của các đối tượng chịu tác động có thể xét một số loại chính sau :
1. Ô nhiễm và môi trường sinh thái: Tác động lên không khí, nước, tiếng ồn và mức độ rung, mức phóng xạ, hệ động thực vật, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, mức nhiễm bẩn danh thắng, cảnh quan tự nhiên và nhân tạo, di tích lịch sử văn hoá, phát triển và quản lý giao thông, xói mòn và suy thoái đất, tiêu thoát nước, không gian thoáng, phát sinh và quản lý chất thải và khí hậu.
2. Tài nguyên thiên nhiên: Tác động lên đất nông nghiệp, tài nguyên rừng, cung cấp nước (kể cả nước ngầm), tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển, tài nguyên năng lượng, vật liệu xây dựng, đất ngập nước, rừng ngập mặn, san hô, rừng mưa, vùng hoang vu và rừng cây bụi.
3. Môi trường xã hội: Tác động lên các mô hình tái định cư, việc làm, sử dụng đất, nhà ở, đời sống xã hội, phúc lợi, phương tiện giải trí, trang bị và dịch vụ công cộng, vấn đề an toàn, cộng đồng bản địa, nhóm thiểu số, thế hệ trẻ, nạn thất nghiệp, người cao tuổi, tàn tật, phụ nữ và các khía cạnh khác của cộng đồng chịu tác động.
4. Kinh tế: Tác động đến cơ hội có việc làm; khả năng tiếp cận các phương tiện, dịch vụ và việc làm; hạ tầng cơ sở đô thị; khả năng lựa chọn và giá thành hàng hoá, dịch vụ hợp lý, mặt bằng giá địa phương, chi phí hạ tầng cơ sở và khoản đóng góp; thu nhập thực tế, giá đất và hiệu ứng lũy tiến có thể.
Chu trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Mô phỏng quy trình thực hiện ĐTM
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG ĐTM
BA MỨC ĐỘ ĐTM THEO LUẬT VIỆT NAM
Theo Luật BVMT 2006 của Việt Nam quá trình ĐTM của một dự án có thể thực hiện theo các mức độ:
Lập đề án BVMT:
Lập ĐTM chi tiết, ĐTM bổ sung xét theo chỉ tiêu ngưỡng (theo thông tư và nghị định hiện hành)
Lập bản cam kết BVMT: dự án không thuộc loại trên.
Khụng cần thiết phải lập bỏo cỏo ĐTM
Thực hiện theo trình tự ĐTM
Lập cam kết BVMT
Cho phép thực hiện
Trình tự rà soát loại dự án với các mức độ yêu cầu ĐTM
TiẾN HÀNH ĐTM
Lược duyệt (does the project require EIA?)
Xác định phạm vi (what issues and impacts should the EIA address?)
Đánh giá hiện trạng (establish the environmental baseline)
Các phương án thay thế (consider the different approaches)
Các phương án giảm thiểu tác động (what can be done to alleviate negative impacts?)
Xây dựng báo cáo(document the EIA findings)
Tham vấn (consult general public and NGOs)
Monitoring (monitor impacts of project)
Dự báo tác động (forecast the environmental impacts)
Đánh giá tác động (interpreting the impacts)
TRèNH T? DTM C?A M?T D? N
LƯỢC DUYỆT (SCREENING)
Xem xét những mức độ thực hiện ĐTM như thế nào?
Xem xét có cần thiết ĐTM?
Nhiều loại dự án không nằm trong nhóm phải thực hiện ĐTM
Lược duyệt là công việc tìm kiếm nhằm xác định các dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi tới môi trường
Cơ quan thực hiện lược duyệt:
Chính phủ
Chủ dự án
Cấp có thẩm quyền ra quyết định
Trình tự thực hiện lược duyệt
Cơ sở để thực hiện lược duyệt:
Danh mục yêu cầu: liệt kê các loại dự án phải đánh giá tác động, các dự án không cần các bước tiếp theo hoặc chỉ thực hiện các thủ tục đơn giản.
Ngưỡng: Quy mô, kích thước, sản lượng có thể được lập đối với các loại dự án phát triển. Các dự án vượt ngưỡng sẽ là đối tượng của đánh giá tác động môi trường.
Mức nhạy cảm của nơi đặt dự án các dự án này cần phải thực hiện đánh giá tác động.
Thông qua kiểm tra chất lượng môi trường ban đầu (hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án). Kiểm tra chất lượng môi trường sẽ quyết định dự án có cần phải thực hiện ĐTM không.
Các chỉ tiêu được được đúc kết từ các dự án đã đi vào hoạt động
Dựa vào danh mục và chỉ tiêu ngưỡng
Dựa vào mức độ nhạy cảm của MT và chất lượng MT
DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐTM
Danh mục
Ngưỡng
Nhu cầu thông tin cần đề thực hiện lược duyệt
Thông tin về dự án: Loại dự án; Địa điểm thực hiện; Quy mô (ha); Công suất (tấn); Công nghệ; Lao động (người).
Thông tin về địa điểm thực hiện dự án: Điều kiện tự nhiên (trữ lượng và chất lượng); Điều kiện xã hội (Dân số, lao động, thu nhập…); Mức độ quan tâm của cộng đồng
Thông tin
Dạng tài liệu
Báo cáo đầu tư, số liệu, sơ đồ thiết kế, bản đồ quy hoạch
Số liệu hiện trạng môi trường, bản đồ thuộc tính…
Phương pháp lược duyệt
Danh mục câu hỏi (check lists)
Dự án liên quan đáng kể đến sử dụng lãnh thổ hoặc biến đổi khu vực? Có không .
Dự án có phát thải các chất vào không khí thông qua việc đốt nhiên liệu, chế biến sản phẩm, hoạt động xây dựng và các nguồn thải khác? Có , không .
Dự án cần có lượng nước cấp lớn hoặc thải lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp lớn hay không, Có , không .
Dự án có cần nơi đổ rác hoặc chất thải công nghiệp? Có , không .
Dự án có phát sinh tiếng ồn, ánh sáng chói, nhiệt, bức xạ không? Có , không .
Dự án có thường xuyên sử dụng hoá chất cho việc trừ sâu, trừ cỏ? Có , không .
Dự án có sử dụng nhiều lao động không? Có , không .
Dự án có làm thay đổi tình trạng sức khoẻ cộng đồng không? Có , không .
Vị trí dự án có thuộc/ gần vùng bảo vệ, dành riêng không? Có , không .
Kết quả lược duyệt cho phép quyết định:
Phải làm cam kết BVMT (thực hiện điều 24 – 27, mục 3, chương III, luật BVMT sửa đổi)
Trường hợp cần làm báo cáo ĐTM chi tiết thì chủ dự án phải vạch đề cương báo cáo ĐTM chi tiết trình cơ quan quản lý MT liên quan duyệt.
- Đề cương là cơ sở để sau này xét duyệt báo cáo ĐTM.
Thông tin về dự án
TT về địa bàn thực hiện
Khu vực quy hoạch xây dựng nghĩa trang có 4 nhà dân ở chân đồi, cần được đền bù di chuyển.
Nhà dân: 4 nhà cấp 4 đất thổ cư 1000m2
Đất vườn đồi: 17.9ha
Ao nuôi cá: 2500m2
Cây cối, hoa quả, hoa màu
Công trình phụ (bếp, wc, giếng, chuồng lợn, trâu, bò, cống thoát nước, .....)
Mộ: 10 cái
Khu vực thực hiện dự án
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐÁNH GIÁ (Scoping)
Scoping nhằm xác định những vấn đề chính cần được xem xét tác động và xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng tới các thành phần môn trường cần được xem xét
Ai là người thực hiện scoping ?
Cấp Bộ (Khoáng sản, nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp, môi trường….)
Chính quyền khu vực dự án
Người dân khu vực dự án
Scoping được thực hiện thông qua sự thảo luận giữa chủ dự án, cơ quan quản lý, các tổ chức và cộng đồng
Các tổ chức đóng vai trò quan trọng
Theo các lĩnh vực có liên quan tới dự án
Chuyên gia ĐTM
Scoping – Áp dụng đối với dự án phải thực hiện ĐTM
Scoping là quy trình được thiết kế nhằm hỗ trợ cho công tác thực hiện ĐTM, nhằm tập trung vào các tác động quan trọng nhất, không tập trung vào các tác động không đáng kể. Bên cạnh đó phải kiểm tra các biện pháp giảm thiểu về tính hiệu quả và khả thi.
Mục tiêu của Scoping
Giảm thiểu được chi phí
Tập trung vào những mục tiêu chính
Tạo sự liên kết với cộng đồng và người ra quyết định
Khuyến khích chủ dự án cân nhắc những biện pháp thay thế, các biện pháp giảm thiểu các tác động tới môi trường
Cơ quan chịu trách nhiệm xác định mức độ tác động là chủ dự án, cơ quan chức năng hoặc tổ chức độc lập
Các bước tiến hành
Bước 1: Xác định khả năng tác động – xác định các tác động chính xảy ra khi thực thi dự án tới môi trường.
Liệt kê tất cả các hoạt động của dự án.
Liệt kê tất cả các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động.
Chỉ ra các tác động chính liên quan tới hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động
Bước 2: Xem xét các phương án thay thế
Trong quá trình hình thành và trình tự dự án luôn có các phương án thay thế được đem ra cân nhắc. Bước này đề cập tới việc xem xét phương án thay thế có tác động như thế nào tới môi trường. Từ đó giúp cho việc quy hoạch chọn lựa dự án thích hợp hơn.
Các đối tượng cần được liệt kê đó là:
Bước 3: Tư vấn, tham khảo ý kiến
Việc xác định mức độ, phạm vi tác động liên quan tới việc thảo luận với các cơ quan bên ngoài, kể cả cơ quan nhà nước, nhóm người quan tâm, cộng đồng địa phương, chủ đất,.. nhằm xác định tác động, vấn đề, mối quan hệ, phương án thay thế cần phải đề cập trong ĐGTĐMT.
Bước 4: Quyết định các tác động đáng kể
Mục tiêu chính của bước này là nghiên cứu chi tiết hơn những tác động có tầm quan trọng nhất đối với việc ra quyết định và những tác động đáng kể nhất dựa trên mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởng.
Một số nhân tố cơ bản được đề cập trong quyết định các tác động đáng kể
Thảo luận
Liệt kê các hoạt động chính của dự án?
Liệt kê các các thành phần môn trường vần quan tâm?
Quyết định các hoạt động chính và tác động môi trường cần quan tâm?
Phân tích và đánh giá tác động
Là phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết các tác động môi trường mà dự án gây ra. Đây sẽ là một trong những bước chính, quan trọng nhất của quá trình ĐGTĐMT đòi hỏi sự góp sức của nhiều nhà khoa học, công nghệ.
Tại bước Scoping đã chỉ ra được các hoạt động chính cần xem xét và pham vi ảnh hưởng của các hoạt động này.
Các hoạt động chính cần xem xét được gọi là nguồn gây tác động.
Phân tích và đánh giá tác động yêu cần chỉ rõ loại tác động, dạng tác động do chất thải liên quan tới các nguồn gây tác động ảnh hưởng tới các thành phần môi trường vùng dự án.
Phân tích và đánh giá tác động được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các nguồn gây tác động
Bước 2: Phân tích và đánh giá tác động tới các thành phần môi trường vùng thực hiện dự án.
1. Xác định các nguồn gây tác động
Người ta thường chia quá trình hoạt động dự án làm 2 giai đoạn là giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. Mỗi giai đoạn có những hoạt động khác nhau và gây ra những tác động khác nhau.
Mô phỏng các nguồn tác động tới môi trường của dự án xây dựng nhà máy Giấy
Ví dụ
Nghiên cứu hiện trạng môi trường nền phải lường trước được tình trạng môi trường trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường
Nghiên cứu hiện trạng môi trường nền phải đảm bảo đối với từng đối tượng môi trường chịu tác động, do vậy, trong xem xét tác động nên được cân nhắc kỹ.
Đòi hỏi thiết lập cơ sở dữ liệu mới về môi trường trong trường hợp không có các thông tin thức cấp, hoặc quá cũ/lạc hậu hoặc không cần cho công tác đánh giá.
2. Đánh giá hiện trạng môi trường nền
Nhóm các thông số môi trường cần quan
tâm trong ĐTM
Ví dụ về các thông số môi trường cần xem xét đối với dự án xây dựng
đường giao thông
Các thông số sinh học liên quan tới dự án
xây dựng đường
Liên quan tới đời sống thủy sinh
Động vật thủy sinh
Phú dưỡng
Thủy sinh vật
Đa dạng loài
Loài nhạy cảm
Liên qua tới đới sống cạn
Rừng, thảm thực vật
Động hoang dã
Đa dạng loài
Các loài nhạy cảm
Các thông số lý – hóa học liên quan tới dự án xây dựng đường
Đất đai
Rửa trôi và lắng đọng
Ảnh hưởng tù đọng
Tính ổn định của bờ, kè
Khả năng tiêu thoát
Đặc tính thổ nhưỡng
Nước mặt
Chế độ nước khu vực
Lầy lội
Ô nhiễm nước
Nước ngầm
Chế độ nước khu vực
Khả n
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đing Trọng Quang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)