Bài giảng Chương liên kết hóa 10!
Chia sẻ bởi Mai Phuoc Loc |
Ngày 27/04/2019 |
70
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng Chương liên kết hóa 10! thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
HÓA 10! CHƯƠNG 3: BÀI 12 LIÊN KẾT ION - TINH THỂ ION. ( MỘT GÓC NHÌN VĂN HỌC) 1. Ion, cation, anion. Hồi học lớp 8 các em chỉ được biết sơ lược về hóa trị của các nguyên tố. H hóa trị 1, O hóa trị 2. Hóa trị đặc trưng cho khả năng liên kết của nguyên tử trong hợp chất. Mọi thứ dường như có vẻ còn khá mơ hồ. Hóa trị âm, dương chưa hề nghe tới. Thực chất nói như thế cho dễ hình dung. Cái âm dương ở đây gọi là điện tích. Mà em biết rồi đó điện tích ở đây thì sẽ có âm, có dương. Mà điện tích này có cũng có vai trò gần như hóa trị vậy. Nên ta cứ hiểu mơ hồ nó là hóa trị của nguyên tử nguyên tố. Vậy cứ nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện tích dương thì ta thống nhất gọi nó là Cation ví dụ Na+. nhóm nguyên tử mang điện tích dương như NH4+. Vậy nguyên nhân gì làm nó tích điện dương như thế. Như các em đã được học ở chương 1 và chương 2.Na có Z =11 tức : 1s2 3s2 sp6 3s1. Nó có 1 e ngoài cùng cho nên chúng có xu hướng nhường đi 1e để được cấu hình s2 p6, lúc này Na không còn ở trạng thái hạt nguyên tử trung hóa về điện nữa, điện tích dương thì luôn bằng +11 rồi, điện tích âm thì mới mất 1e(-) nên còn -10. Mà -10 + 11 tức nhiên bằng +1. Tức là Na +. Bọn học trò cứ hay thắc mắc, sao mất 1 thì lại là dương một. Nguyên nhân sự tình chính là vậy.( giống khí hiếm, ở đây là Ne) Chính cấu hình này giúp chúng tồn tại bền vững hơn. ( Khí hiếm trơ về mặt hóa học trong tự nhiên, bởi thế các nguyên tử, các hợp chất khác muốn tồn tại phải liên kết, sắp xếp với nhau theo một phương thức nào đó để đạt được cấu hình khí hiếm) Người ta gọi nôm na là thuyết hóa trị, hay qui tắc bát tử. Tức 8 điện tử lớp ngoài cùng giống khí hiếm ( s2 p6). lưu ý ta có trường hợp đặc biệt của hidro. Chúng chỉ cần thêm 1 e lớp ngoài cùng để được 2 e ngoài cùng giống hê li. Vì Heli chỉ có 2 e. Na ---> Na(+) + 1e ( ý nghĩa cái bán phương trình này là Na nhường 1 e để trở thành Na (+). lưu ý nhé, nhường thì ta viết e ở đuôi mũi tên. Quay sang đến ion âm. ion âm ta gọi nó là anion. Các hạt nhân nguyên tử ban đầu là trung hòa về điện,tức điện dương bằng điện âm. Đột nhiên nó nhận thêm 1 e (âm). Tức nhiên số âm sẽ lớn hơn số dương, tức khi này nó tích điện âm. VD Cl. Cl có Z bằng 17. Khi các em viết cấu hình ra sẽ thấy nó có 7 e ngoài cùng s2 p5. Tức bây giờ. Giữa việc chúng mất hết 7 e để trở thành ion dương với việc chỉ nhận thêm 1e để trở thành ion âm. Thì việc nhận thêm 1 e có vẻ dễ dàng hơn. Nên những nguyên tử nhóm VII A có xu thế nhận thêm 1e. Ta cũng hiểu tương đối như thế này. Những nguyên tử có từ 1 đến 3 e ngoài cùng có su thế dễ dàng mất e hơn, và thể hiện tính kim loại. Bởi lúc này lực hút điện tích dương bên trong nhân với lèo tèo 1 vài e bên ngoài khá là lỏng lẻo. Ngược lại từ 4e đến 7e ngoài lớp vỏ thì có xu hướng nhận hơn là cho. Bởi khi này mật độ e ngoài vỏ đủ lớn rồi, tạo thành lực hút với nhân đủ mạnh rồi. Vô tình sự hút kéo giữa vỏ và nhân làm bán kính co lại và chúng cũng dễ nhận thêm e. Cl + e ----> Cl(-). Ở đây em thấy Cl nhận 1 e trở thành ion âm(anion). e được viết ở đầu mũi tên. gần là đầu xa là đuôi muỗi tên. Nhận thì đưa lại gần, cho thì đưa ra xa. đấy thế này ta đã có được Na + và Cl-. Cứ 1 trừ thì thích 1 + thôi. Chúng thích nhau và hình thành liên kết tĩnh điện NaCl tức hay gọi là liên kết ion. (1) Na ---> Na(+) + 1e; Cl +1e----> Cl(-) Ta cộng (1) cho (2) lưu ý e của 2 bên phải bằng nhau: NaCl + e ---> Na+ + CL- + e ( 2e triệt tiêu nhau) => NaCl ---> Na+ + Cl-. . Đó chính là nguyên nhân hình thành liên kết ion giữa 2 ion trái dấu liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện. II: TINH THỂ ION. Tinh thể ion tức nhiên được hình thành từ ion. Mà chỉ có ion dương không cũng không được, ion âm không cũng không ổn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Phuoc Loc
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)