Bài giảng chương 2
Chia sẻ bởi Lê Hoàng Thạch |
Ngày 26/04/2019 |
82
Chia sẻ tài liệu: bài giảng chương 2 thuộc Công nghệ thông tin
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 2
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C++
2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C
Là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, nhưng cũng có khả năng thực hiện những thao tác điều khiển hệ thống như Assembler nên được gọi là ngôn ngữ cấp trung gian (Middle level language). Với đặc tính tổng quát và linh hoạt, C chứng tỏ là một ngôn ngữ lập trình đa dụng, tiện lợi và hiệu quả trong lĩnh vực lập trình hệ thống lẫn lập trình ứng dụng.
2.1.1. Xuất xứ của ngôn ngữ C
Ngôn ngữ C do Dennis Ritchie viết xong vào năm 1972 tại phòng thí nghiệm Bell Telephone (thuộc công ty AT & T của Mỹ). C có nguồn gốc từ ngôn ngữ BCPL do Martin Richards đưa ra năm 1967 và ngôn ngữ B do Ken Thompson phát triển từ ngôn ngữ BCPL năm 1970 khi viết hệ điều hành Unix. Đến năm 1985, ngôn ngữ C được Viện tiêu chuẩn hoá của Mỹ (American National Standard Institute) chuẩn hoá lại gọi là ANSI C.
2.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ C
C có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Tính cô động (compact): C chỉ có 32 từ khóa chuẩn và 40 toán tử chuẩn mà hầu hết được biểu diễn bởi các dãy ký tự ngắn gọn.
- Tính cấu trúc (structured): C có một bộ lệnh lặp, điều khiển, chuyển điều khiển phù hợp với lập trình có cấu trúc.
- Tính tương thích (compactable):C có bộ lệnh tiền xử lý và các thư viện chuẩn giúp cho chương trình viết bằng ngôn ngữ C có thể tương thích khi chuyển từ máy tính này sang máy tính kiểu hoàn toàn khác.
- Tính linh động (flexible):Là ngôn ngữ rất linh động về ngữ pháp, C chấp nhận nhiều cách thể hiện mà không có ở những ngôn ngữ lập trình khác, giúp cho kích thước mã lệnh có thể thu gọn lại để chương trình thực thi nhanh hơn.
2.1.3. Biên dịch
C được biên dịch bằng nhiều bước và cho phép biên dịch nhiều tập tin chương trình riêng rẽ thành những tập tin đối tượng (object) và nối các đối tượng lại với nhau (link) thành một chương trình thực thi thống nhất.
2.2. Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ C
Ngôn ngữ C được xây dựng từ một bộ ký tự, các ký tự đó được kết hợp lại thành các từ, các từ tạo thành các câu, tất cả đều tuân theo một cú pháp rất chặt chẽ.
2.2.1. Bộ ký tự
Bộ chữ hoa A,B,C, … ,Z
Bộ chữ thường a,b,c, … ,z
Bộ chữ số thập phân 0,1,2, … ,9
Các ký hiệu toán học: +, - , * , / , % , = , !=, >, <
Các ký hiệu khác , ; : _ ! # [ ] { } () ? & $ ^ ‘ “
2.2.2. Tên và cách đặt tên
Khi lập trình thường phải đặt tên (định danh) cho các biến, hằng, kiểu, tên hàm (chương trình con), … Tên đặt trong C được bắt đầu bằng một chữ cái, sau đó là các chữ số hay dấu gạch nối và không được có dấu khoảng trống. C có phân biệt chữ hoa chữ thường trong một tên đặt. Khi viết chương trình ta nên đặt tên sao cho nói lên được ý nghĩa của đối tượng mà tên biểu thị, điều này giúp ta viết chương trình được dễ dàng và người khác đọc chương trình cũng thoải mái, dễ hiểu, dễ kiểm chứng.
2.2.3. Từ khóa (keyword)
Là các từ riêng của C, có ngữ nghĩa đã được xác định, người lập trình không được dùng nó vào các việc khác như việc đặt tên mới trùng với tên các từ khoá.
2.2.4. Chú thích trong chương trình
Khi viết chương trình nên đưa vào các câu chú thích để làm cho chương trình rõ ràng, dễ hiểu. Điều này cũng giúp cho việc sửa đổi nâng cấp chương trình sau này được dễ dàng. Có hai cách chú thích:
- Cách 1: đặt dấu // trước dòng muốn chú thích
- Cách 2: bao đoạn cần chú thích giữa hai dấu /* */
Lời chú thích có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong chương trình, nếu chương trình dài phức tạp thì nên đưa chú thích vào trước mỗi đoạn lệnh để giải thích.
2.2.5. Dấu kết thúc lệnh
Mỗi câu lệnh trong phần thân chương trình phải được kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;)
2.3. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ C
Là tập hợp các giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận được và một số các phép toán được sử dụng trên đó. Tuỳ
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C++
2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C
Là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, nhưng cũng có khả năng thực hiện những thao tác điều khiển hệ thống như Assembler nên được gọi là ngôn ngữ cấp trung gian (Middle level language). Với đặc tính tổng quát và linh hoạt, C chứng tỏ là một ngôn ngữ lập trình đa dụng, tiện lợi và hiệu quả trong lĩnh vực lập trình hệ thống lẫn lập trình ứng dụng.
2.1.1. Xuất xứ của ngôn ngữ C
Ngôn ngữ C do Dennis Ritchie viết xong vào năm 1972 tại phòng thí nghiệm Bell Telephone (thuộc công ty AT & T của Mỹ). C có nguồn gốc từ ngôn ngữ BCPL do Martin Richards đưa ra năm 1967 và ngôn ngữ B do Ken Thompson phát triển từ ngôn ngữ BCPL năm 1970 khi viết hệ điều hành Unix. Đến năm 1985, ngôn ngữ C được Viện tiêu chuẩn hoá của Mỹ (American National Standard Institute) chuẩn hoá lại gọi là ANSI C.
2.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ C
C có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Tính cô động (compact): C chỉ có 32 từ khóa chuẩn và 40 toán tử chuẩn mà hầu hết được biểu diễn bởi các dãy ký tự ngắn gọn.
- Tính cấu trúc (structured): C có một bộ lệnh lặp, điều khiển, chuyển điều khiển phù hợp với lập trình có cấu trúc.
- Tính tương thích (compactable):C có bộ lệnh tiền xử lý và các thư viện chuẩn giúp cho chương trình viết bằng ngôn ngữ C có thể tương thích khi chuyển từ máy tính này sang máy tính kiểu hoàn toàn khác.
- Tính linh động (flexible):Là ngôn ngữ rất linh động về ngữ pháp, C chấp nhận nhiều cách thể hiện mà không có ở những ngôn ngữ lập trình khác, giúp cho kích thước mã lệnh có thể thu gọn lại để chương trình thực thi nhanh hơn.
2.1.3. Biên dịch
C được biên dịch bằng nhiều bước và cho phép biên dịch nhiều tập tin chương trình riêng rẽ thành những tập tin đối tượng (object) và nối các đối tượng lại với nhau (link) thành một chương trình thực thi thống nhất.
2.2. Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ C
Ngôn ngữ C được xây dựng từ một bộ ký tự, các ký tự đó được kết hợp lại thành các từ, các từ tạo thành các câu, tất cả đều tuân theo một cú pháp rất chặt chẽ.
2.2.1. Bộ ký tự
Bộ chữ hoa A,B,C, … ,Z
Bộ chữ thường a,b,c, … ,z
Bộ chữ số thập phân 0,1,2, … ,9
Các ký hiệu toán học: +, - , * , / , % , = , !=, >, <
Các ký hiệu khác , ; : _ ! # [ ] { } () ? & $ ^ ‘ “
2.2.2. Tên và cách đặt tên
Khi lập trình thường phải đặt tên (định danh) cho các biến, hằng, kiểu, tên hàm (chương trình con), … Tên đặt trong C được bắt đầu bằng một chữ cái, sau đó là các chữ số hay dấu gạch nối và không được có dấu khoảng trống. C có phân biệt chữ hoa chữ thường trong một tên đặt. Khi viết chương trình ta nên đặt tên sao cho nói lên được ý nghĩa của đối tượng mà tên biểu thị, điều này giúp ta viết chương trình được dễ dàng và người khác đọc chương trình cũng thoải mái, dễ hiểu, dễ kiểm chứng.
2.2.3. Từ khóa (keyword)
Là các từ riêng của C, có ngữ nghĩa đã được xác định, người lập trình không được dùng nó vào các việc khác như việc đặt tên mới trùng với tên các từ khoá.
2.2.4. Chú thích trong chương trình
Khi viết chương trình nên đưa vào các câu chú thích để làm cho chương trình rõ ràng, dễ hiểu. Điều này cũng giúp cho việc sửa đổi nâng cấp chương trình sau này được dễ dàng. Có hai cách chú thích:
- Cách 1: đặt dấu // trước dòng muốn chú thích
- Cách 2: bao đoạn cần chú thích giữa hai dấu /* */
Lời chú thích có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong chương trình, nếu chương trình dài phức tạp thì nên đưa chú thích vào trước mỗi đoạn lệnh để giải thích.
2.2.5. Dấu kết thúc lệnh
Mỗi câu lệnh trong phần thân chương trình phải được kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;)
2.3. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ C
Là tập hợp các giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận được và một số các phép toán được sử dụng trên đó. Tuỳ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hoàng Thạch
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)