Bài giảng cho lớp cao học chuyên ngành
Chia sẻ bởi Lê Nam |
Ngày 26/04/2019 |
126
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng cho lớp cao học chuyên ngành thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
NGUYỄN ÁI QUỐC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀO VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA ĐẢNG
Giảng viên phụ trách: Tiến sĩ Lê Văn Manh
1. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường CMVS
1.1. Qúa trình Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người cộng sản
a. Cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
* Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng thực hành chính sách chuyên chế về chính trị, làm cho dân ta không có một chút tự do, dân chủ nào. Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị".
Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ.
Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản.
Nhân dân ta bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép.
Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc.
* Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêu nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng đã vấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này bị dập tắt, thìphong trào khác tiếp theo, không hề ngưng nghỉ, thật đúng với lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ xử tử: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây".
Ngày 5-7-1885, phái kháng chiến còn sót lại trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu đánh đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Trung Kỳ. Bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Quảng Trị. Ngày 13-7-1885, nhà vua xuống chiếu "Cần Vương". Phong trào "Cần Vương" nhanh chóng lan ra nhiều địa phương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ. Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Phong trào "Cần Vương" còn kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại (1896). Trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống Pháp không ngừng bùng nổ ở khắp các miền của đất nước. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bền bỉ của nông dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Thực dân Pháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn tiến công Yên
Giảng viên phụ trách: Tiến sĩ Lê Văn Manh
1. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường CMVS
1.1. Qúa trình Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người cộng sản
a. Cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
* Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng thực hành chính sách chuyên chế về chính trị, làm cho dân ta không có một chút tự do, dân chủ nào. Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị".
Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ.
Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản.
Nhân dân ta bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép.
Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc.
* Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêu nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng đã vấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này bị dập tắt, thìphong trào khác tiếp theo, không hề ngưng nghỉ, thật đúng với lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ xử tử: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây".
Ngày 5-7-1885, phái kháng chiến còn sót lại trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu đánh đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Trung Kỳ. Bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Quảng Trị. Ngày 13-7-1885, nhà vua xuống chiếu "Cần Vương". Phong trào "Cần Vương" nhanh chóng lan ra nhiều địa phương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ. Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Phong trào "Cần Vương" còn kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại (1896). Trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống Pháp không ngừng bùng nổ ở khắp các miền của đất nước. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bền bỉ của nông dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Thực dân Pháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn tiến công Yên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)