Bài giảng bồi dưỡng HSG Tiếng Việt 4 tiết 3
Chia sẻ bởi Hà Huy Tráng |
Ngày 11/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng bồi dưỡng HSG Tiếng Việt 4 tiết 3 thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
Tiết 3
Bài 1. Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ:
Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Từ đơn: tôi, chỉ, có, một, là, cho, nước, ta, ai, cũng, có, cơm, ăn, áo, mặc, ai, cũng, được.
Từ phức: ham muốn, tột bậc, làm sao, độc lập, tự do, đồng bào, học hành.
Bài 2. a) Phân biệt nghĩa của hai từ sau:
đoàn kết, câu kết
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
đoàn kết: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.
câu kết: kết thành phe nhóm để làm việc xấu.
Lớp chúng em đoàn kết với nhau.
Đồng bào ta phải đoàn kết với nhau.
Các thế lực phản động câu kết với nhau để chống phá nước ta.
Bài 3. Đọc đoạn thơ trích trong bài Cháu dắt tay bà qua đường dưới đây, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run
Bà ơi cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường…
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương….
(Mai Hương)
Chuyện xảy ra vào một trưa nắng. Bà cụ già mắt mờ chân chậm phải qua đường mà xe cộ qua lại rất nhiều. Làm sao bà qua đường được? Bạn đã bộc lộ sự cảm thông và thương cảm, chia sẻ nỗi khổ của bà cụ:
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run
Rồi bạn tự nguyện dắt cụ qua đường. Hành động đó cho thấy bạn có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đõ người gặp khó khăn, đặc biệt là người già cả. Việc làm của bạn nêu bài học về tình thương đối với con người.
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương….
Bài 4. Một người thân trong gia đình em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,….) đã từng làm một việc tốt và cảm động làm em nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Hướng dẫn:
Việc làm đó có thể cho em hoặc người khác nhưng là việc có ích, việc tốt, làm em nhớ mãi.
Mua quà tặng ai đó đang gặp khó khăn, cho người ăn xin một nắm gạo, giúp đỡ ai đó một việc khi họ đang gặp khó khăn….
Hôm nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức chị làm ra. Hai chị em bàn nhau sẽ mua vở, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa,…ai cũng phấn khởi.
Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí.
Thế là, hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:
- Ồ, chiếc áo, làm sao các con có được?
Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:
- Các con của ba ngoan và có hiếu quá!
Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh chiếc áo hiếu thảo và gương mặt thân thương của ba má còn hiện lên tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.
(Theo Lê Lan Phương)
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
Tiết 3
Bài 1. Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ:
Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Từ đơn: tôi, chỉ, có, một, là, cho, nước, ta, ai, cũng, có, cơm, ăn, áo, mặc, ai, cũng, được.
Từ phức: ham muốn, tột bậc, làm sao, độc lập, tự do, đồng bào, học hành.
Bài 2. a) Phân biệt nghĩa của hai từ sau:
đoàn kết, câu kết
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
đoàn kết: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.
câu kết: kết thành phe nhóm để làm việc xấu.
Lớp chúng em đoàn kết với nhau.
Đồng bào ta phải đoàn kết với nhau.
Các thế lực phản động câu kết với nhau để chống phá nước ta.
Bài 3. Đọc đoạn thơ trích trong bài Cháu dắt tay bà qua đường dưới đây, em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run
Bà ơi cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường…
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương….
(Mai Hương)
Chuyện xảy ra vào một trưa nắng. Bà cụ già mắt mờ chân chậm phải qua đường mà xe cộ qua lại rất nhiều. Làm sao bà qua đường được? Bạn đã bộc lộ sự cảm thông và thương cảm, chia sẻ nỗi khổ của bà cụ:
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run
Rồi bạn tự nguyện dắt cụ qua đường. Hành động đó cho thấy bạn có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đõ người gặp khó khăn, đặc biệt là người già cả. Việc làm của bạn nêu bài học về tình thương đối với con người.
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương….
Bài 4. Một người thân trong gia đình em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,….) đã từng làm một việc tốt và cảm động làm em nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Hướng dẫn:
Việc làm đó có thể cho em hoặc người khác nhưng là việc có ích, việc tốt, làm em nhớ mãi.
Mua quà tặng ai đó đang gặp khó khăn, cho người ăn xin một nắm gạo, giúp đỡ ai đó một việc khi họ đang gặp khó khăn….
Hôm nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức chị làm ra. Hai chị em bàn nhau sẽ mua vở, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa,…ai cũng phấn khởi.
Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí.
Thế là, hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:
- Ồ, chiếc áo, làm sao các con có được?
Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:
- Các con của ba ngoan và có hiếu quá!
Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh chiếc áo hiếu thảo và gương mặt thân thương của ba má còn hiện lên tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.
(Theo Lê Lan Phương)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Huy Tráng
Dung lượng: 213,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)